GenZ làm gì trên chiếc smartphone 4G của mình: Kết nối không giới hạn, giải trí hết ga và còn nhiều hơn thế nữa
Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ cách mạng công nghệ bùng nổ, GenZ tận dụng tối đa công dụng của chiếc smartphone 4G để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại.
“Suốt ngày chúi mũi vào điện thoại, chẳng làm được gì cả” là câu than phiền của hầu hết các bậc phụ huynh với con mình hiện nay, đặc biệt là thế hệ GenZ. Phụ huynh thường lo lắng con quá đắm chìm trong thế giới ảo mà quên mất thực tại. Tuy nhiên, khác với các thế hệ trước, chiếc điện thoại thông minh ngày nay với GenZ không chỉ là thiết bị để liên lạc. Với smartphone trong tay, GenZ sẽ không ngừng có cơ hội khám phá, kết nối, tìm tòi cái mới, học hỏi nhiều điều cũng như phục vụ mọi nhu cầu giải trí.
Kết nối không giới hạn cùng 4G
So với 10 năm trước, từ 1 thiết bị chỉ có thể gọi điện, nhắn tin, smartphone ngày nay đã “thông minh” hơn. GenZ có thể thoải mái lướt mạng xã hội, kết nối bạn bè, cập nhật thông tin nóng sốt từng giây, nắm bắt mọi xu hướng từ trào lưu giải trí đến văn hóa, phong cách thời trang.
Sự ra đời của kết nối 3G và sau đó là 4G càng giúp cho GenZ tiến gần hơn đến kho tàng thông tin nhân loại trên Internet hằng ngày. Kết nối ngày càng nhanh chóng và ổn định giúp giới trẻ khai phóng khả năng trên nhiều lĩnh vực. Mọi thông tin cập nhật nhất đều có thể truy cập được chỉ sau vài thao tác đơn giản. GenZ có thể trở thành những người đầu tiên được xem một bộ phim, MV nào đó khi nó vừa ra mắt. Bên cạnh đó, kết nối với bạn bè người thân cũng được gia tăng. Không chỉ còn là những cuộc gọi chỉ có âm thanh mà nay là video call, để mọi khoảnh khắc chẳng thành vấn đề.
Thay vì những tin nhắn SMS thông thường, nhiều ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok giúp GenZ xích gần lại bên nhau. Những YouTube hay Netflix giúp cho những phút giây giải trí thêm sinh động. Những ứng dụng gọi video cũng được GenZ ưa thích như Zalo hay Messenger. Mạng xã hội chiếm tỉ lệ cao trong danh sách các trang web, ứng dụng mà GenZ thường ghé thăm mỗi ngày với 45%, cao hơn hẳn so với con số 31% và 32% của GenY và GenX. Qua đó cho thấy nhu cầu kết nối ngày 1 tăng cao của thế hệ trẻ ngày nay.
Với phương châm: “Khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”, Viettel là nhà mạng đầu tiên nâng tầm kết nối 4G. Với tốc độ trung bình lên đến 80Mb/s, Viettel cung cấp cho mọi GenZ kết nối 4G tốc độ cao và ổn định, qua đó giúp hỗ trợ GenZ luôn cập nhật mọi thông tin trên Internet.
4G nâng tầm giải trí
Từ khi khái niệm smartphone ra đời, cụm từ “giải trí” trên điện thoại đang thay đổi định nghĩa từng ngày. Từ những trò chơi offline như Rắn săn mồi hay xếp bài Solitaire, giải trí ngày nay trên điện thoại đã trở nên đa dạng hơn.
Video đang HOT
Không chỉ tính năng chụp hình đã trở thành một phần hiển nhiên trên mọi thiết bị smartphone, trình duyệt, các ứng dụng mạng xã hội cùng kho ứng dụng game ra đời nhằm phục vụ nhu cầu giải trí ngày một tăng cao. Đa dạng ứng dụng trình duyệt ra mắt như Chrome, Safari, Firefox, Opera… nhằm mang đến các kết nối nhanh chóng hơn, tiết kiệm dung lượng trên thiết bị điện thoại giúp GenZ tiếp cận với nguồn thông tin nhanh hơn.
Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt giữa GenZ và các thế hệ trước nằm ở việc tiếp nhận thông tin. Những trang thông tin phổ biến với các thế hệ GenY hay GenX không được giới trẻ quan tâm quá nhiều. Xu hướng đọc báo của GenZ dành nhiều hơn cho các trang tin như Kenh14.vn cũng như tiếp cận với nguồn thông tin qua mạng xã hội.
4G là chìa khóa giúp nâng tầm giải trí cùng game trên điện thoại. Không dừng lại ở những tựa game offline, GenZ tha hồ giải trí và kết nối cùng các tựa game online ở bất cứ đâu với kết nối 4G tốc độ cao. Những tình bạn đẹp cũng được xây đắp từ những màn giao lưu trên game cùng với 4G là nền tảng cho những kết nối đó. Những câu chuyện tình yêu qua game đã vượt qua khỏi giới hạn các game online trên PC và dần lấn sân vào các thiết bị điện thoại. Nhu cầu chơi game giải trí tăng cao cũng là lúc GenZ tìm kiếm sự nhanh chóng ở kết nối 4G giúp họ có những ván game mượt mà, không giật lag và luôn kết nối cùng đồng đội.
Cùng với những thay đổi trong cách tiếp cận thông tin lẫn giải trí với game, nhu cầu xem của GenZ cũng dần có những bước tiến. Không còn lệ thuộc vào TV hay radio, GenZ ngày nay trải nghiệm xem đa nền tảng ngay trên chính chiếc smartphone 4G của mình. YouTube, Netflix hay nhiều website phục vụ nhu cầu xem ra mắt giúp GenZ nhanh chóng tìm kiếm những MV, video hay các bộ phim mình yêu thích nhanh chóng. Kết nối 4G ổn định giúp giới trẻ có những phút giây thư giãn cùng phim ảnh không gián đoạn.
Nhưng, công nghệ thì luôn tiến nhanh về phía trước, với tốc độ chóng mặt đó, người kế nhiệm của kết nối 4G là 5G đã chính thức được đưa vào thử nghiệm thương mại tại Việt Nam với sự tham gia của 3 nhà mạng lớn, trong đó có Viettel. Tuy là có tốc độ nhanh vượt trội và độ trễ gần như bằng 0, nhưng 5G vẫn đang là một câu chuyện dài trước khi được phổ cập đại chúng và cho đến khi kết nối mạng siêu hiện đại này được đưa vào khai thác chính thức, 4G vẫn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cả về mặt chi phí, tốc độ lẫn độ ổn định đáng kinh ngạc của nó.
Tắt sóng 2G, điện thoại cơ bản có hết đất sống ở Việt Nam?
Phổ cập smartphone tại Việt Nam vào năm 2025 là mục tiêu được đặt ra trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số quốc gia là thúc đẩy chuyển đổi số ở những vùng miền núi, khó khăn.
Tại phiên trả lời Quốc hội ngày 9/11, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định phủ sóng 3G, 4G, 5G là điều kiện quan trọng để thực hiện được việc này.
"Bộ đang chỉ đạo là phải phủ sóng, để tất cả bà con ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa phải có sóng 3G, 4G, 5G để truy cập Internet.
Bà con ở vùng sâu vùng xa có khó khăn là không có máy điện thoại thông minh. Hiện nay đã có chương trình hợp tác giữa nhà sản xuất Việt Nam và nhà mạng Việt Nam để hỗ trợ bán điện thoại thông minh với giá 600.000-700.000 đồng để hỗ trợ bà con", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Nhiều dự án smartphone giá rẻ của Việt Nam
Trước đó, Bộ TT&TT đã chuẩn bị cho việc tắt sóng viễn thông 2G tại Việt Nam. Theo lộ trình, đến quý I/2022 Việt Nam sẽ bắt đầu tắt sóng 2G.
Để thực hiện được điều này, người dùng cần có đủ smartphone để thay thế và mục tiêu "mỗi người dân một smartphone" đã được đặt ra.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ TT&TT đã thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông, nhà sản xuất phối hợp để có smartphone giá rẻ. Cụ thể, Viettel phối hợp với VinSmart thử nghiệm chương trình chuyển đổi sang smartphone 4G của VinSmart tại 9 tỉnh, thành phố.
VNPT cũng thử nghiệm cung cấp smartphone 4G thương hiệu VNPT Technology cho khách hàng đang sử dụng máy 2G tại 5 tỉnh, thành phố.
Nhiều dự án điện thoại cơ bản, hỗ trợ 4G như Bkav C85 được công bố trong năm 2020.
Các thiết bị đầu cuối do Viettel và VNPT cung cấp có giá bán từ 500.000-600.000 đồng kèm theo các gói cước hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi.
Trong khi đó, MobiFone đã lựa chọn một số mẫu thiết bị smartphone có giá rẻ, giảm 10-15% giá tại kênh phân phối.
Bên cạnh đó, Bkav cũng công bố dòng điện thoại 4G giá rẻ, hứa hẹn có mức giá dưới 1 triệu nhờ sự hợp tác với nhà mạng.
Các chuỗi kinh doanh không lo ngại bị ảnh hưởng
Hiện tại, Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất. Theo dự thảo, các mẫu điện thoại chỉ hỗ trợ 2G, 3G sẽ không được phép sản xuất, nhập khẩu và lưu thông tại Việt Nam.
Dự thảo dự kiến được ban hành trong tháng 12/2020 và có hiệu lực tháng 7/2021.
Chia sẻ với Zing, đại diện nhiều chuỗi cửa hàng điện thoại cho biết việc cấm nhập điện thoại 2G, 3G, đồng nghĩa nhiều mẫu điện thoại cơ bản bị "khai tử" tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của họ.
"Hiện tại, những mẫu điện thoại cơ bản dùng 2G, 3G có số lượng bán ra khá lớn. Tuy nhiên, hệ thống vẫn mong muốn khách hàng chuyển từ điện thoại cơ bản lên smartphone. Vì thế, hệ thống nhận thấy việc này không ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh trong thời gian tới", đại diện TGDĐ chia sẻ.
Mẫu smartphone thương hiệu Việt giá rẻ nhất hiện nay là Vsmart Bee 3, có giá 1,39 triệu đồng.
Theo ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc hệ thống Mai Nguyên, quy định mới của chính phủ không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình kinh doanh bởi hệ thống ít bán điện thoại di động cơ bản, chỉ tập trung vào smartphone.
Khảo sát nhanh một số hệ thống bán điện thoại, giá những smartphone rẻ nhất từ khoảng 800.000 đồng. Các mẫu máy có giá dưới 1,5 triệu đều do các thương hiệu nước ngoài như iTel, Masstel hay Mobell cung cấp. Mẫu smartphone rẻ nhất của VinSmart là Vsmart Bee 3 có giá 1,39 triệu đồng.
VinSmart sẽ cung cấp 2 triệu smartphone cho nhà mạng Mỹ Trước mắt VinSmart sẽ sản xuất và cung cấp 4 mẫu smartphone 4G cho nhà mạng này, và năm sau có thể sẽ cung cấp cả smartphone 5G. Theo nguồn tin của Nikkei, tập đoàn công nghệ Việt Nam Vingroup đã ký một hợp đồng với một công ty Mỹ để sản xuất và cung cấp smartphone cho thị trường này. Đây được...