Genshin Impact là đối thủ lớn của ngành game Nhật Bản
Genshin Impact kiếm được doanh thu lớn tại Nhật Bản dù “vay mượn” nhiều yếu tố văn hóa đại chúng của nước này.
Là một trong những tựa game di động phổ biến hiện nay, Genshin Impact sở hữu nhiều yếu tố của các tác phẩm giải trí Nhật Bản: robot cỡ lớn, thanh kiếm kích cỡ bằng con người, nhân vật mắt to và cô hầu gái. Tuy nhiên, tựa game này do một công ty Trung Quốc phát triển.
Phát hành từ cuối năm 2020, Genshin Impact được xem là thành công lớn đầu tiên trên quy mô quốc tế của ngành game Trung Quốc. Theo dữ liệu của Sensor Tower, trò chơi này thu về 2 tỷ USD trong năm đầu xuất hiện. Khác với nhiều game nguồn gốc Trung Quốc, phần lớn doanh thu của Genshin Impact đến từ nước ngoài.
Đối thủ mới của ngành game Nhật Bản
Theo New York Times, thành công của Genshin Impact cho thấy sự dịch chuyển của “cán cân quyền lực” trong ngành công nghiệp game toàn cầu trị giá 200 tỷ USD, do Nhật Bản và Mỹ thống trị suốt nhiều năm.
Sau khi kiếm được doanh thu lớn từ thị trường nội địa, các nhà phát triển từ Trung Quốc muốn mở rộng ra nước ngoài. Với ngành game phát triển lâu đời, Nhật Bản là điểm đến ưa thích. Từ đó, nhiều công ty Trung Quốc chiêu mộ các nhân tài Nhật để học hỏi kinh nghiệm.
Trên thực tế, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản ở một số khía cạnh. Năng lực kỹ thuật của lập trình viên Trung Quốc cải thiện sau nhiều năm làm việc cho các hãng game Nhật. Những công ty như NetEase, Tencent sở hữu tài chính dồi dào, điều mà đối thủ Nhật Bản không dễ có.
Genshin Impact cũng cho thấy tuy trình độ làm game của Trung Quốc đã cải thiện, sự sáng tạo vẫn ít ỏi. Dù có một số yếu tố Trung Quốc, Genshin Impact tái hiện hầu hết đặc điểm thường thấy trong các trò chơi nhập vai giả tưởng (Fantasy RPG), một trong những thể loại game phổ biến của Nhật Bản.
Quảng cáo của Genshin Impact tại ga Ikebukuro, Tokyo (Nhật Bản).
Video đang HOT
Đội ngũ tạo ra Genshin Impact tại miHoYo tự nhận là “otaku”, thuật ngữ trong tiếng Nhật dùng để mô tả những người yêu thích văn hóa đại chúng Nhật Bản, với những tác phẩm như manga hay anime. Tương tự ngành giải trí, lĩnh vực game tại Trung Quốc đang gặp khó trong việc sáng tạo nội dung vừa độc đáo, vừa có thể gây sức hút trên quy mô quốc tế.
Dù vậy, Genshin Impact là dấu hiệu cho thấy ngành game Nhật Bản đang chịu cạnh tranh lớn. Trước đây là Mỹ, châu Âu và giờ có thêm Trung Quốc, người Nhật đã không còn giữ vị thế thống trị ngành game trong 20 năm qua.
Yukio Futatsugi, CEO Grounding Inc., công ty phát triển game tại Fukuoka (Nhật Bản) cho biết Genshin Impact thể hiện bước tiến lớn của Trung Quốc về công nghệ, hoạt ảnh và cách chơi (gameplay). Ông thừa nhận nhiều đồng nghiệp “cảm thấy gặp rắc rối” khi tựa game xuất hiện.
Không chỉ phổ biến, Genshin Impact thành công về mặt nhân khẩu học khi nhiều người chơi là nữ. Tựa game của Trung Quốc còn thu hút cộng đồng cosplay, vẽ lại trang phục (fan art), hàng loạt bài thảo luận về cốt truyện và thế giới trong game. Đây là trò chơi được thảo luận nhiều nhất trên Twitter trong năm 2021.
Tại Nhật Bản, nhiều game thủ xem Genshin Impact là bản sao của trò chơi phiêu lưu giả tưởng The Legend of Zelda: Breath of the Wild. Các yếu tố khác trong game được cho “vay mượn” từ phim Castle in the Sky của đạo diễn Hayao Miyazaki, cũng như trò chơi nhập vai Dragon Quest. miHoYo thậm chí bổ sung đất nước mới vào Genshin Impact có tên Inazuma, dựa trên nước Nhật Bản thời kỳ Tokugawa.
Nhật Bản chiếm 1/3 doanh thu của Genshin Impact, dù thời gian và lượt tải game trên di động thua xa các trò chơi phổ biến do hãng game Nhật sản xuất. Trong khi cho tải về miễn phí, doanh thu của Genshin Impact phần lớn đến từ cơ chế gacha (quay thưởng) quen thuộc của Nhật. Tương tự loot box, người chơi sẽ nạp tiền để quay ra nhân vật hay vật phẩm ngẫu nhiên.
Nhiều game thủ Nhật cho rằng đồ họa Genshin Impact (trái) khá giống Bread of the Wild, thuộc dòng game The Legend of Zelda nổi tiếng trong nhiều năm của Nintendo.
Dù vậy, tỷ lệ quay vật phẩm mạnh, đôi lúc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn là rất nhỏ. Điều đó khiến nhiều người chơi, cơ quan quản lý tại Nhật Bản lẫn Trung Quốc phàn nàn. Tuy nhiên, miHoYo cho rằng game này có thể chơi một cách bình thường mà không cần nạp tiền.
Daniel Ahmad, nhà phân tích của Niko Partners, công ty nghiên cứu thị trường game cho biết cách đây 4 năm, các công ty Nhật Bản thống trị ngành trò chơi điện tử trong nước thì giờ đây, khoảng 1/3 trong số 100 game di động phổ biến tại Nhật đến từ Trung Quốc.
Hưởng lợi nhờ các hãng game Trung Quốc
Trong nhiều năm, ngành game Trung Quốc hầu như tách biệt khỏi thế giới do quy định kiểm duyệt gắt gao của chính phủ. Bước ngoặt diễn ra vào năm 2018 khi chính phủ Trung Quốc tạm thời bỏ quy trình duyệt game trước khi phát hành. Nhiều hãng game từng tập trung kinh doanh trong nước đã để mắt đến những quốc gia khác, vốn có quy định phát hành game dễ dàng hơn.
Phát triển ra nước ngoài, các hãng game Trung Quốc thường vấp phải sự hoài nghi. Khi Genshin Impact mới phát hành tại Nhật Bản, nhiều tin đồn cho rằng game bị cài phần mềm gián điệp. Tại quê nhà, Genshin Impact vẫn chịu kiểm duyệt còn ở nước ngoài, người chơi bị cấm thảo luận một số chủ đề nhạy cảm.
Nhà phát triển miHoYo còn cập nhật trang phục một số nhân vật nữ kín đáo hơn. Quyết định trên được nhiều người ủng hộ, nhưng cũng là ví dụ về sức ảnh hưởng của các quy định do Trung Quốc đặt ra. Giới chức nước này đã cảnh báo các hãng game do phụ thuộc quá nhiều vào chủ đề Nhật Bản.
Futatsugi, một nhà phát triển game tại Nhật Bản thừa nhận hưởng lợi khi các công ty Trung Quốc mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Năm 2021, Futatsugi nhận một khoản đầu tư đáng kể từ NetEase dành cho công việc sáng tạo.
Genshin Impact là thành công lớn đầu tiên của ngành game Trung Quốc khi phát triển ra thị trường quốc tế.
“Không một công ty nào tại Nhật cung cấp tiền để chúng tôi tạo ra game theo ý muốn… Các công ty Trung Quốc lại nhận ra giá trị của chúng tôi một cách rõ nhất”, Futatsugi chia sẻ.
Lập trình viên này cho rằng mối đe dọa lớn nhất với ngành game Nhật Bản không phải Trung Quốc, mà là dân số Nhật đang già, thị trường dần thu hẹp, lợi nhuận cho người sáng tạo ít và quan điểm bảo thủ của các công ty trong việc đón nhận ý tưởng mới.
Các nhà phân tích cũng cảnh báo khoản đầu tư lớn của Trung Quốc có thể khiến các hãng game Nhật nhanh chóng mất đi nhân tài.
“Nếu các công ty Nhật không tự bảo vệ mình, một cách riêng lẻ lẫn hợp sức, mọi thứ sẽ tụt dốc không phanh”, Seiichi Mitsui, đại diện hãng tư vấn Game Age Research Institute nhận định.
Tencent gia nhập "đường đua", chính phủ Hàn Quốc lại cấm, game NFT bất ngờ bị tố gây chia rẽ ngành công nghiệp game
Tới cả ông lớn Tencent cũng đang thật sự tỏ rõ sự hào hứng với trào lưu game NFT ở thời điểm hiện tại.
Game NFT, GameFi, Play to Earn, Blockchain và cả Metaverse, đó chính xác là những từ khóa đang hot nhất ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều người cho rằng đó là xu hướng của tương lai, là đích đến chung cho sự phát triển của ngành game trên thế giới. Nhưng đồng thời, cũng chẳng thiếu ý kiến phản bác luận điệu này, thậm chí cho rằng game NFT đang làm chia rẽ ngành công nghiệp game trên thế giới. Ai cũng có ý đúng của mình, nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, game NFT đã và vẫn đang là một trong những chủ đề gây tranh cãi bậc nhất. Mới đây, Tencent - một ông lớn của ngành game thế giới còn tiếp tục tạo ra những bàn tán bất tận khi chính thức gia nhập vào cuộc đua này.
Cụ thể, công ty khởi nghiệp trò chơi điện tử trên điện thoại di động của Pháp được Tencent hậu thuẫn, Voodoo đã thông báo tham gia vào ngành công nghiệp trò chơi Play to Earn (P2E) non-fungible token (NFT). Theo các quan chức của công ty, Voodoo đã quyết định đầu tư hơn 200 triệu USD vào việc phát triển công nghệ blockchain vào năm tới để tiếp tục phát triển dự án P2E NFT của mình. Phát biểu trước truyền thông, giám đốc điều hành Alex Yazdi đã chia sẻ: " Blockchain đặc biệt này sẽ đột phá lĩnh vực gaming, vì người chơi đã quen với việc mua tài sản kỹ thuật số... Công nghệ này sẽ mang lại cho người chơi quyền sở hữu thực sự đối với tài sản kỹ thuật số của họ, tạo ra sự tương tác sâu hơn giữa những người chơi với việc thu thập, giao dịch, bán tiền tệ kỹ thuật số và tài sản trong trò chơi để gia tăng trải nghiệm vui vẻ và sự gắn kết".
Nhưng đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng điều này sẽ không giết chết các trò chơi truyền thống hiện tại mà chỉ góp phần xây dựng đế chế game NFT trở nên hùng mạnh hơn mà thôi.
Động thái của Tencent được cho là khá phù hợp với xu thế hiện tại. Tuy nhiên, nó đồng thời lại tiếp tục làm dấy lên những tranh cãi về sự phân hóa của ngành công nghiệp game khi mà cũng mới đây thôi, chính phủ Hàn Quốc lại vừa yêu cầu các cửa hàng ứng dụng di động lớn như Google Play, App Store chặn bất kỳ trò chơi nào yêu cầu mua hàng trong ứng dụng trước khi chơi. Đây có thể xem là một động thái nhắm thẳng tới thị trường game NFT - thứ cũng đang rất bùng nổ ở Hàn Quốc.
Để rồi, những tranh cãi về game NFT lại tiếp tục kéo dài một cách bất tận. Sự gia nhập của Tencent chưa chắc đã là tín hiệu tốt khi nên nhớ, ngay cả một ông lớn như Ubisoft cũng đã gặp phải vô số chỉ trích ngay khi tích hợp công nghệ NFT. Chưa kể, một ông lớn khác là Valve cũng đã tẩy chay các tựa game NFT. Chưa biết có phải xu hướng của tương lai hay không, nhưng chắc chắn, game NFT đang gây ra sự chia rẽ rất lớn ngay trong ngành công nghiệp game thế giới.
Nintendo "cười rụng rốn" khi được Microsoft hỏi mua lại Lại một sự kiện khác có thể gây nên khủng hoảng đa vũ trụ. Hơn 20 năm trước, khi Microsoft đang rục rịch chuẩn bị ra mắt chiếc Xbox đầu tiên, một số giám đốc lo lắng về việc cỗ máy chơi game mới sẽ ít sản phẩm cho phép Microsoft dẫn đầu thị trường. Câu hỏi tồn tại cho đến khi ai...