Gen Z có đang sống hoang phí?
Hiện nay có một số ý kiến trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặt ra một câu hỏi lớn đối với người trẻ ‘Liệu Gen Z (sinh năm 1997-2012) có đang sống hoang phí?’
Những ý kiến này khẳng định rằng giới trẻ ngày nay chọn lối sống “nghèo sang chảnh”, YOLO (You only live once): tiêu tiền cho mọi thứ mình thích, không cần phải tiết kiệm; đời sống vô lo vô nghĩ. Vậy những luồng ý kiến này liệu đã xác đáng chưa? Cùng tìm hiểu một chút nhé!
Ở thế hệ trước 7X, 8X không phải là không có người tiêu xài hoang phí, vẫn có những người chi tiền cho những cuộc ăn nhậu, độ xe; thậm chí vẫn có những cá nhân “ khuynh gia bại sản” nợ nần chồng chất. Nhưng tại thời điểm đó, đời sống của mọi người dân đa phần còn khổ cực và họ vẫn còn gánh nặng về việc ăn sao cho no, mặc sao cho đủ ấm. Bởi vậy việc tiết kiệm, dành dụm là vô cùng cần thiết đối với mỗi gia đình.
Còn ngày nay, khi xã hội đã phát triển ngày một hiện đại hơn thì đời sống con người không còn phải quá lo lắng về bát cơm manh áo nữa, thế hệ gen Z cũng được một cái tiếng “đủ đầy về mọi mặt” và những đồng tiền họ kiếm ra được từ việc đi làm sẽ chỉ phục vụ đủ cho một mình bản thân họ.
Nhưng đối mặt với thời đại nào cũng có những cái khó, những cái khổ. Đối với gen Z hiện tại cũng vậy. Có thể xem là đủ đầy về mặt vật chất nhưng tinh thần của lứa tuổi này hiện nay cũng đầy những áp lực đến từ điểm số, việc làm với mức lương cao, sự ganh đua so sánh với bạn bè, đồng nghiệp về mọi mặt… đó là những áp lực vô hình đè nặng lên lứa tuổi chưa thực sự chín chắn trưởng thành để ôm đồm hết được mọi thứ trong cuộc sống. Bởi vậy mà việc họ sử dụng tiền để đầu tư cho những sở thích chính đáng, ví dụ như những lớp học về rèn luyện thể chất hay bồi dưỡng tinh thần, những lớp học đào tạo năng khiếu của mỗi người… cũng hoàn toàn là bình thường, thậm chí là thiết yếu trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, không phải bỗng dưng mà các phương tiện truyền thông xuất hiện các luồng ý kiến gây tranh cãi này. Bên cạnh những áp lực mà đa phần người trẻ đang gặp phải vẫn xuất hiện một số những bạn trẻ sống buông thả, ích kỉ. Có thể ngay từ khi sinh ra các bạn đã không phải đối mặt với cảnh nghèo khổ phải tự thân vận động lo kiếm sống từng ngày, nên khi lớn lên các bạn coi việc tồn tại của bản thân là một lẽ đương nhiên, những đồng tiền kiếm ra cũng để mua quần áo, túi xách hàng hiệu một cách hoang phí và những vật dụng không thực sự cần thiết.
Video đang HOT
Vậy thì việc các bạn kiếm tiền, nên đầu tư vào đâu thì hợp lý? Đầu tiên có lẽ là để phát triển bản thân của chính các bạn: Phát triển về tư duy, làm giàu đẹp hơn những kiến thức mà bạn đã có và sẽ có; phát triển về thể chất để có sức khỏe làm những điều bạn muốn làm.
Ở mỗi thế hệ sẽ có những khó khăn và sự thoải mái nhất định mà chúng ta không thể bắt thời đại nào cũng phải giống nhau. Miễn rằng trong mỗi chúng ta luôn có sự thoải mái, lạc quan, đầu tư hoàn thiện và phát triển bản thân mình. Vậy thì việc sử dụng tiền sẽ không hề phung phí chút nào, ngược lại còn vô cùng hợp lý, vì đó là cách chúng ta vươn lên và sống đẹp hơn mỗi ngày.
Khả năng sử dụng công nghệ của Gen Z sẽ sớm 'lỗi thời' khi so sánh với Gen A
Thế hệ Millennials và Gen Z hiện đang chứng kiến những tiến bộ công nghệ mà những người ở thế hệ trước chỉ coi là khoa học viễn tưởng, từ sự ra đời của điện thoại cảm ứng như iPhone cho đến sự xuất hiện của ô tô tự lái như Tesla, v.v.
Và giờ đây, công nghệ AI tiếp tục kết nối với thế hệ tiếp theo, Gen A theo một cách thú vị...
Khả năng sử dụng công nghệ của Gen Z sẽ sớm "lỗi thời" khi so sánh với Gen A
Các nhà phân tích của Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) từng khẳng định sự phát triển của AI sẽ định hình lại không chỉ nền kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ tới, mà còn cả một thế hệ công dân tương lai. Gen A hay còn là Gen Alpha là thuật ngữ thường để chỉ những người sinh từ năm 2012 đến giữa những năm 2020. Họ lớn lên trong một thế giới mà AI đang trở thành trợ lý học tập và đồng hành cùng sự phát triển của họ.
AI ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ MỘT NGƯỜI TRỢ LÝ, NHÀ CỐ VẤN TRONG CUỘC SỐNG CỦA GEN A
"Chúng ta đang ở buổi bình minh của cuộc cách mạng nhân khẩu học Thế hệ A", đây là một trong những điểm chính trong số 14 nghiên cứu AI gần đây của các chuyên gia tại Mỹ. "Mặc dù Gen Z là thế hệ mang những đặc điểm đột phá nhất hiện nay vì họ là thế hệ đầu tiên được sinh ra trong thế giới trực tuyến. Thế nhưng, các mô hình AI tiên tiến đang phát triển cùng với sự lớn lên từng ngày của các trẻ em trong thế hệ tiếp theo".
Timothy Papandreou, cố vấn cho tổ chức nghiên cứu và phát triển của Alphabet, giải thích tại một sự kiện gần đây rằng AI sẽ dẫn đến sự chuyển đổi từ một thế hệ lập trình viên sang một thế hệ "những người tạo lệnh hoàn hảo" khi những đứa trẻ học cách biến AI thành một trợ lý thay họ làm việc suốt cuộc đời.
Gen A không cần có kỹ năng lập trình để sử dụng các mô hình AI, thay vào đó, họ chỉ cần điều hướng hoạt động của các hệ thống này bằng cách truyền tải lệnh thông qua các văn bản mô tả đơn giản để đạt được kết quả mong muốn. .
"Trẻ em bây giờ có AI làm trợ lý ngay từ khi sinh ra. Khi họ phát triển, AI sẽ phát triển cùng với họ. AI giúp họ biết mọi thứ họ cần biết, đồng thời, AI sẽ bên cạnh họ với tư cách là những người cố vấn", Papandreou tuyên bố, đồng thời khẳng định Gen Z sẽ là "thế hệ cuối cùng không lớn lên cùng với AI".
Theo Fortune, nếu Gen Z là thế hệ đầu tiên được sinh ra với internet và mạng xã hội và họ đã lo lắng về tương lai của mình, thì bây giờ, đến lượt Gen A, họ sẽ phải vật lộn với những tác động của tiến bộ công nghệ nhanh chóng và sự phát triển của AI có thể sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần không lường trước được. Chính vì vậy, các nhà phân tích của Ngân hàng Hoa Kỳ yêu cầu các quy định nghiêm túc từ các chính phủ để ngăn chặn các tình huống xấu nhất về mọi mặt đến thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đến từ Ngân hàng Hoa Kỳ cũng cho biết sự lớn lên của thế hệ thông thạo AI đầu tiên, Gen A, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi nhanh chóng sang sử dụng công nghệ này. Peter Diamandis, người đồng sáng lập Đại học Singularity, thẳng thắn chia sẻ với ngân hàng đầu tư: "Sẽ có hai loại công ty vào cuối thập kỷ này: những công ty sử dụng hoàn toàn AI và những công ty sẽ phải dừng hoạt động kinh doanh".
CẦN XÂY DỰNG HÀNH LANG ĐỂ BẢO VỆ GEN A KHỎI NHỮNG HIỂM HỌA CÔNG NGHỆ TRONG TƯƠNG LAI
Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tác động tiềm ẩn của AI trên thị trường lao động, bao gồm những tác động rủi ro của AI đối với Gen A đến tuổi trưởng thành. Chính vì vậy, họ cho rằng cần phải có "AI Wranglers"—những người lập trình và quản lý giám sát các mô hình AI để chống lại những tác động tiêu cực của công nghệ trong tương lai "Chúng ta cần có quy định, đặc biệt là các nguyên tắc, tiêu chuẩn và rào cản đối với sự phát triển không kiểm soát của AI".
Nell Watson, Chủ tịch của Văn phòng trí tuệ nhân tạo châu Âu, đã đưa ra những mô tả về các quy định trong tương lai có thể trông như thế nào. Bà cho biết một khuôn khổ toàn cầu để điều chỉnh AI là "không thể xảy ra", nhưng các chiến lược khác nhau tại các khu vực để ngăn chặn các tình huống xấu nhất hiện đang được triển khai.
Bà giải thích: "Mỗi quốc gia đều đang thực hiện các cách tiếp cận khác nhau, từ giám sát và kiểm soát (Trung Quốc), đến hạn chế phần cứng/an ninh quốc gia (Mỹ), hay thực hiện luật riêng tư (EU)".
Tuy nhiên, Watson cũng cho rằng "Ý thức tự điều chỉnh của các công ty AI cho đến nay vẫn chưa đủ và không đồng đều". Nhưng công nghệ mới cũng không nên bị kiểm soát quá mức do sự hoảng loạn về đạo đức. Các quy định được đưa ra nên vừa đủ để đảm bảo an toàn vào ngăn chặn thảm họa, đồng thời không ảnh hưởng đến sự phát triển của những sáng kiến liên quan đến công nghệ AI...
Giải mã trào lưu Flex của Gen Z hot rần rần trên mạng xã hội Trào lưu Flex của Gen Z đang là một hiện tượng văn hóa vô cùng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay. Khoe thành tựu, tài năng và ngoại hình đã trở thành một phong cách thể hiện sự tự tin và tạo niềm vui cho các thành viên trong thế hệ trẻ tuổi. Từ Instagram đến TikTok, các nền tảng trực...