Gen Z cần tìm hiểu và chuẩn bị những gì trước khi đi du học?
Đi du học không chỉ để tiếp nhận kiến thức, các bạn trẻ hiện nay còn mong muốn được trải nghiệm môi trường đa văn hoá, nơi đón đầu các xu thế hiện đại của thế giới…
Du học là “cơ hội vàng” để du học sinh rèn luyện lối sống tự lập, tách mình ra khỏi sự che chở, bảo bọc của gia đình.
Sau 2 năm được bố mẹ tạo điều kiện đi du học, Ngô Sương tự tin và trưởng thành hơn NVCC
Nhiều cơ hội nhưng phải biết vượt qua những khó khăn
Với mong muốn được tiếp cận những kiến thức mới mẻ, cách làm việc hiện đại nên Ngô Thị Ngọc Sương (21 tuổi), quê ở tỉnh Trà Vinh đã chọn đi du học Canada.
Cô nàng chia sẻ có ước mơ đi du học Canada khi còn là sinh viên năm nhất ngành truyền thông đa phương tiện. Vì vậy, Sương tự tìm hiểu thông tin du học qua internet, người thân và bạn bè. Sau khi trải qua một năm học đại học, để tập trung theo đuổi ước mơ của mình, Sương quyết định bảo lưu kết quả ở trường và cố gắng học IELTS tại trung tâm để thi đỗ kỳ thi tuyển sinh du học. Hiện tại, Sương là du học sinh chuyên ngành business administration – marketing tại Trường Mohawk College, Canada.
Video đang HOT
“Bây giờ một mình sống ở đất khách thì mình cảm thấy đã tự lập, trưởng thành hơn. Bởi vì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì mình làm ra và sẽ không có bố mẹ bên cạnh để an ủi, vỗ về như lúc trước nữa”, Ngô Sương tâm sự.
Cũng giống Ngọc Sương mong muốn được tìm hiểu những điều mới mẻ, Nguyễn Thị Khánh Linh (21 tuổi, quê ở tỉnh Đắk Lắk) đã chọn đi du học tại Hàn Quốc.
Khánh Linh, cho biết: “Hàn Quốc không chỉ là một điểm du lịch mà còn là một nền văn hóa sôi động. Ngay từ khi còn học ở bậc THCS, Khánh Linh đã “chung nhịp đập” với đất nước này bởi những nhóm nhạc hàng đầu và các bộ phim tình cảm của xứ sở của món kim chi”.
Khánh Linh thừa nhận rằng mình cũng đã bị trầm cảm nhẹ sau khoảng thời gian sang Hàn Quốc sinh sống với những sự khác biệt văn hóa, rào cản ngôn ngữ, việc học tập quá nặng nề, áp lực về kinh tế và đặc biệt là sự kỳ vọng của bản thân, gia đình với “mác” du học sinh.
Khánh Linh, du học tại Hàn Quốc NVCC
Ngoài ra, Khánh Linh cho rằng du học sinh cũng không tránh khỏi cảm giác cô đơn khi xa nhà. “Mình là người hướng nội nên không có nhiều bạn bè như hồi ở Việt Nam. Những ngày lễ tết hay lúc mệt mỏi cũng không biết tâm sự với ai khiến mình càng cảm thấy cô đơn”, Khánh Linh bộc bạch.
Không gặp phải tình trạng trầm cảm như Khánh Linh nhưng Ngọc Sương cũng trăn trở, loay hoay. Ngọc Sương cho biết: “Việc sử dụng tiếng Anh hoàn toàn trong cuộc sống và học tập đôi lúc làm mình bị đảo lộn. Mặc dù đã có nhiều năm ôn luyện tiếng Anh và đạt được IELTS 6.5 nhưng tốc độ nói của người bản xứ rất nhanh, lại hay sử dụng những từ lóng và thường xuyên nói bằng giọng địa phương khiến mình khó nghe, khó hiểu và bị chơi vơi. Ngoài ra, mình cũng bị áp lực, lo lắng và mệt mỏi khi phải học tập với tần suất dày đặc hơn”.
Hằng ngày, Sương đều dậy từ 6 giờ và tự bắt xe buýt hơn 1 tiếng đồng hồ để đến trường. Khoảng thời gian đầu, do chưa quen lộ trình nên Sương đã trễ học liên tục do bắt nhầm chuyến xe buýt, đứng nhầm trạm và phải nhờ sự trợ giúp của người dân địa phương mới mình về được đến nhà. “Quả thật có những thứ phải tự mình trải nghiệm mới thấy thấm thía”, Sương nói.
Cần chuẩn bị và tập luyện các kỹ năng sống tự lập trước khi đi du học
Theo thạc sĩ Lê Đào Anh Khương, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, trước những khó khăn và áp lực mà các bạn du học sinh gặp phải khiến nhiều bạn sẽ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý.
“Khủng hoảng tâm lý là sự khó thích nghi của người học với văn hóa địa phương và quá trình học tập có phần khác biệt, từ đó dẫn đến các hoảng loạn, lo lắng. Đặc biệt, một vài tình huống khủng hoảng có tính chất vượt quá ngưỡng chịu đựng tâm lý bình thường, diễn ra đột ngột hoặc đã diễn ra trong thời gian dài mới bùng phát”, thạc sĩ Anh Khương nói.
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong quá trình du học, thạc sĩ Anh Khương chia sẻ bản thân người chuẩn bị du học cần tập luyện các kỹ năng sống tự lập như: tự điều hòa căng thẳng, cảm xúc, biết cách tự nấu ăn để tránh cảm giác nhớ hương vị quê nhà, gia tăng bạn bè đang học cùng hoặc ở cùng quốc gia để duy trì các gắn kết xã hội.
“Bên cạnh đó, người học cũng cần nắm bắt văn hóa nước sở tại để tránh những lối hành xử thiếu tôn trọng hay các luật ngầm ở từng quốc gia. Việc tinh tế tìm hiểu văn hóa là cách giúp bạn giảm đi các tổn hại trong quá trình học tập và làm việc tại nước bạn”, thạc sĩ Anh Khương chia sẻ thêm.
Cũng theo thạc sĩ Lê Đào Anh Khương, sự ổn định tài chính, ngôn ngữ quen thuộc và chương trình học gần với đam mê là 3 yếu tố giúp sinh viên hạn chế hoặc dễ dàng hơn trong việc đương đầu với sự khác biệt của quốc gia mình chọn đến du học.
“Đây là những yếu tố các bạn cần thêm vào bộ lọc của mình khi lựa chọn đất nước nào đó để dừng chân. Ngoài ra, khi đi du học, các bạn cũng nên thường xuyên trao đổi với gia đình, chia sẻ những ưu tư khó khăn hoặc nếu cần hãy tìm đến chuyên viên tham vấn tâm lý (từ xa) để có thể giảm bớt các khủng hoảng. Việc chia sẻ nỗi lo sẽ giúp bản thân giảm căng thẳng hơn và cũng có thêm các góp ý, đề xuất cho hành trình sắp tới của mình”, thạc sĩ Anh Khương chia sẻ.
Nhiều học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh quyết đi xuất khẩu lao động dù đậu đại học top đầu, nguyên nhân vì sao?
Học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh dù đậu đại học top đầu nhưng lại không chọn con đường đại học. Các em học sinh quyết định rẽ hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức nơi xứ người.
Những năm gần đây, học sinh ở những làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh có xu hướng học THPT để lấy tấm bằng tốt nghiệp. Sau đấy, các em sẽ chọn con đường ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Đáng nói, rất nhiều em học sinh sở hữu thành tích học tập tốt, thậm chí rất nhiều em là học sinh giỏi và thi đậu vào những ngôi trường đại học thuộc top đầu.
Thực ra trước đây, phụ huynh ở vùng quê này vẫn nghĩ rằng dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn ra sao thì vẫn sẽ cố gắng cho con đi học đại học. Bởi con vào được giảng đường đại học thì gia đình cũng sẽ tự hào, có hy vọng thoát nghèo. Thế những những năm nay, rất nhiều sinh viên ra trường lại không xin được việc làm hoặc phải làm những công việc không đúng với chuyên ngành, chuyên môn. Nhiều em may mắn tìm được việc làm thì mức lương nhận được cũng không đủ để trang trải cuộc sống.
Rất nhiều học sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã không còn "mặn mà" với chuyện học (Ảnh minh họa)
Từ đó, nhiều bậc phụ huynh đã dần thay đổi quan điểm. Họ chấp nhận để các con của mình từ chối học đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động dù có nhiều em vẫn sở hữu thành tích học tập rất tốt. Trả lời báo Zing, thầy Lê Hoài Nam, Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết trong năm học vừa rồi nhà trường có 2 học sinh đoạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý và có thể ôn luyện để thi học sinh giỏi quốc gia nhưng từ chối tham gia vào đội dự tuyển. Các em cho biết mình không có ý định vào đại học và cần thời gian để ôn tập tiếng Hàn, Nhật cũng như các kỹ năng để đi xuất khẩu lao động.
Học bạ của một em học sinh giỏi quyết đi xuất khẩu lao động tại Nhật (Ảnh: VietNamNet)
Chia sẻ với VienNamNet , hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cho biết các em ngày nay có định hướng rất thực tế. Các em quan niệm rằng đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm nên không chỉ có các bạn mang học lực trung bình mà nhiều em học sinh giỏi cũng chỉ học để lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi lên đường "xuất ngoại".
Bị chủ "quỵt lương", hai cha con không còn tiền phải đi bộ 50km về quê Hình ảnh hai cha con phải đi bộ 50km để về quê sau khi bị chủ "bùng lương" được lan truyền trên mạng xã hội mới đây đã khiến nhiều người xót xa. Mạng xã hội hàng ngày vẫn không thiếu thông tin, hình ảnh về những người lao động nghèo, làm việc vất vả những vẫn không đủ cơm ăn áo mặc....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Đi đủ Về đủ": Đoạn clip 110 chiến sĩ Việt Nam bước xuống máy bay khiến hàng triệu người xúc động

Singapore gửi 10 con gián đến Myanmar để cứu nạn động đất: Nghe thì vô lý, nhưng đó là đỉnh cao công nghệ Đông Nam Á

Khoảnh khắc nam sinh ngồi ghế xoay kỳ lạ gây bão mạng: Tưởng đùa, ai ngờ là bài test để chạm giấc mơ bầu trời!

Gia đình 3 người thu nhập 20 triệu, mỗi tháng mua được 1 chỉ vàng, soi kĩ bảng chi tiêu mà giật mình

Khách Tây bất ngờ "cầu cứu" dân mạng Việt sau khi quán cà phê đưa cho cô 1 món bánh, netizen xem xong vẫn rối loạn

Hỏi về "nỗi sợ của em", học sinh lớp 2 ngoáy bút khiến cô giáo run theo: Sợ vợ, sợ cả trái đất quay làm... cái nhà quay theo!

Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này

Anh chị làm nông nuôi 5 em, được báo đáp biệt thự 10 tỷ đồng sau nhiều năm

Chủ shop nổi tiếng vừa livestream vừa khóc: Sinh được 15 ngày thì làm việc, con 8 tháng chưa nghỉ ngày nào!

Mắt chữ O mồm chữ A với loạt outfit từ đồ tái chế của học sinh: Nhìn mà cứ ngỡ đang xem Fashion Show!

9X TPHCM sinh 7 con, kể chuyện thú vị khi rèn con tự lập

Chỉ vì một bức ảnh, nhóm du khách liều lĩnh chặn cả dòng xe trên đường khiến dân mạng phẫn nộ
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng tìm cách thoát khỏi áp lực "nối dõi tông đường"
Góc tâm tình
11:59:49 09/04/2025
Bị phản ánh trừng mắt với bệnh nhân, bệnh viện nói do nhân viên bị chứng lồi mắt
Tin nổi bật
11:50:29 09/04/2025
Bắt giữ người đi xe máy chặn đầu ô tô, nhặt gạch đá đập vỡ kính
Pháp luật
11:40:50 09/04/2025
Nhiều du học sinh tại Mỹ bị tước thị thực
Thế giới
11:36:29 09/04/2025
Jennie gây tranh cãi khi ngày càng ăn mặc hở bạo, gợi cảm
Phong cách sao
11:32:21 09/04/2025
Declan Rice đi vào lịch sử sau khi giúp Arsenal thắng 3-0 trước Real Madrid
Sao thể thao
11:18:47 09/04/2025
2 tháng sau khi Từ Hy Viên qua đời: Gia đình ngày càng suy sụp, chồng cũ giàu gấp bội, gấp rút cưới vợ mới
Sao châu á
11:15:23 09/04/2025
Quỳnh Lương lộ tình trạng hiện tại với Tiến Phát sau khi thừa nhận không còn ở quê chồng
Sao việt
11:12:13 09/04/2025
7 cách tẩy da chết toàn thân bằng nguyên liệu tự nhiên
Làm đẹp
11:05:20 09/04/2025
Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Tại sao hơn 1.100 năm mà không ai khai thác?
Lạ vui
11:03:29 09/04/2025