Gen của người Neanderthal đã tuyệt chủng vẫn còn tồn tại trong cơ thể chúng ta?
Những dấu ấn của người Neanderthal, được xem là ‘anh em họ’ của loài người tinh khôn ( Homo Sapiens) – tổ tiên của loài người, vẫn đang sống trong cơ thể của chúng ta.
Theo tờ The Washington Post, các nghiên cứu mới nhất cho thấy người Neanderthal đã từng có thời gian sống cùng với tổ tiên Homo Sapiens đầu tiên. Họ hòa nhập và có con. Vì vậy, một số gen của người Neanderthal không hề mất đi mà thay vào đó đã được di truyền đến hiện tại.
Kết quả trên có được sau khi các nhà khoa học ghép các đoạn DNA cổ xưa lại với nhau. Nghiên cứu cũng phát hiện những đặc điểm từ “anh em họ” của người hiện đại vẫn đang âm thầm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, hệ thống miễn dịch, thậm chí cả cách cơ thể con người chống chịu với Covid-19 .
AP dẫn lời bà Mary Prendergast, nhà khảo cổ học của Đại học Rice (Mỹ), cho biết: “Chúng ta hiện đang mang theo những di sản di truyền và hãy tìm hiểu xem điều đó có ý nghĩa gì đối với cơ thể và sức khỏe của chúng ta”.
Hình ảnh mô phỏng một gia đình người Neanderthal sống trong hang động, được trưng bày ở Bảo tàng Người Neanderthal ở thị trấn Krapina, Croatia. Ảnh REUTERS
Phần lớn cuộc hành trình của con người vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, Tiến sĩ Hugo Zeberg thuộc Viện Karolinska ở Thụy Điển cho biết các công nghệ, nghiên cứu và hợp tác mới đang giúp các nhà khoa học bắt đầu trả lời những câu hỏi cơ bản nhưng mang tính chất rộng lớn: “Chúng ta là ai? Chúng ta đã đến từ đâu?”
Và câu trả lời chỉ ra một thực tế rằng loài người có nhiều điểm chung với những người anh em họ đã tuyệt chủng hơn chúng ta từng nghĩ.
Người Neanderthal có liên quan gì đến Covid-19?
Trước đây, việc khám phá di sản di truyền từ người cổ đại bị hạn chế bởi các nhà khoa học chỉ dựa trên những mẫu hoá thạch để hình dung hình dạng và kích thước của xương. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu người Thuỵ Điển Svante Paabo, người từng đoạt giải Nobel, đã đi tiên phong trong việc ghép lại bộ gen của người Neanderthal.
Những tiến bộ trong việc tìm kiếm và giải thích DNA cổ đại đã cho phép họ nhìn thấy những thứ như thay đổi di truyền theo thời gian để thích nghi tốt hơn với môi trường.
Nghiên cứu cho thấy một số người châu Phi hầu như không có DNA của người Neanderthal, trong khi những người gốc châu Âu hoặc châu Á có từ 1% đến 2%. DNA của người Denisovan hầu như không thể được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới nhưng chiếm 4% đến 6% DNA của người dân Melanesia, kéo dài từ New Guinea đến Quần đảo Fiji.
Điều đó nghe có vẻ không nhiều, nhưng nhờ giao phối và di truyền, “một nửa bộ gen của người Neanderthal vẫn còn tồn tại và nằm trong khắp cơ thể người hiện đại.
Nó cũng đủ để ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách rất thực tế. Các nhà khoa học vẫn chưa biết đầy đủ về mức độ, nhưng họ phát hiện nó có thể vừa hữu ích vừa có hại.
Ví dụ, DNA của người Neanderthal có liên quan các bệnh tự miễn dịch như Graves và viêm khớp dạng thấp. Khi Homo Sapiens rời khỏi châu Phi, họ không có khả năng miễn dịch với các bệnh tật ở châu Âu và châu Á, nhưng người Neanderthal và Denisovan đã sống ở đó thì có.
Người Neanderthal tuyệt chủng vì tình dục?
Các nhà khoa học thậm chí còn tìm thấy bằng chứng về “quần thể ma”, những nhóm mà hóa thạch vẫn chưa được phát hiện, trong mã di truyền của con người hiện đại.
Ông John Hawks, nhà cổ nhân chủng học tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), cho biết sự tiến hóa của loài người không phải là “sự sống sót của kẻ mạnh nhất và tuyệt chủng”. Đó là về “sự tương tác và hỗn hợp”.
Manh mối mới về nơi khởi nguồn của loài người
Một nhóm nghiên cứu mới đây đã tìm thấy hộp sọ của loài vượn cổ đại ở châu Âu, thách thức niềm tin lâu nay rằng tổ tiên của loài người đến từ châu Phi.
Cụ thể, một phần hộp sọ của loài vượn Anadoluvius Turkae đã được tìm thấy ở TP.Cankiri, đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ và dường như có niên đại 8,7 triệu năm, trang Live Science đưa tin. Phát hiện này đã thách thức những quan điểm trước đó cho rằng nguồn gốc loài người bắt nguồn từ châu Phi.
Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng dấu vết những giống người sơ khai, bao gồm con người, vượn châu Phi và tổ tiên đã xuất hiện ở lục địa đen vào khoảng 7 triệu năm trước.
Theo giới nghiên cứu, điều này cho thấy rằng vượn nhân hình có thể đã tiến hóa đầu tiên ở châu Âu trước khi di cư sang châu Phi.
Hộp sọ vừa được tìm thấy. Ảnh ĐẠI HỌC TORONTO
"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy thêm rằng vượn người không chỉ tiến hóa ở Tây và Trung Âu mà còn trải qua hơn 5 triệu năm tiến hóa ở đó và lan sang phía đông Địa Trung Hải trước khi phân tán sang châu Phi. Đây có thể là do kết quả của việc thay đổi môi trường và diện tích rừng bị suy giảm", giáo sư David Begun thuộc Đại học Toronto (Canada), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết trên tờ The Telegraph.
"Bằng chứng mới này ủng hộ giả thuyết rằng người vượn có nguồn gốc từ châu Âu và phân tán sang châu Phi cùng với nhiều loài động vật có vú khác từ 9 đến 7 triệu năm trước, mặc dù nó không chứng minh điều đó một cách dứt khoát", Giáo sư Begun nói thêm.
Theo chuyên gia này, để chứng minh giả thuyết mới, cần phải tìm thấy nhiều hóa thạch hơn từ châu Âu và châu Phi từ khoảng 7 đến 8 triệu năm trước để cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa 2 nhóm.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác nói rằng những phát hiện này không thách thức sự hiểu biết hiện có về nguồn gốc của con người.
Giáo sư Chris Stringer, trưởng nhóm nghiên cứu về tiến hóa loài người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Anh) cho biết: "Đây là một cuộc tranh luận kéo dài liên quan loài vượn lớn và nguồn gốc của chúng ta".
"Tôi không nghĩ phát hiện này thay đổi nhiều so với các cuộc thảo luận trước đó, vốn kết luận rằng các bằng chứng hiện tại cho thấy vượn nhân hình có nguồn gốc ở châu Phi từ tổ tiên vượn Miocene. Loài vượn này không giống bất kỳ sinh vật sống nào [hiện tại]".
Pháp: Phát hiện hài cốt người có thể là con lai với một loài khác Một mảnh hài cốt được tìm thấy trong hang động cách Paris 200 km gây hoang mang cho giới khoa học bởi không hoàn toàn giống người hiện đại mà cũng không hẳn là loài người cổ Neanderthals. Theo Live Science, mảnh hài cốt là xương hông của một trẻ sơ sinh, được phát hiện trong hang Grotte du Renne ở Arcy-sur-Cure, cách...