GELEX của đại gia Tuấn ‘mượt’: Nợ tăng mạnh sau khi thâu tóm loạt DN Nhà nước
Tại báo cáo tài chính 2021, Tập đoàn GELEX ghi nhận khoản nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, cùng với tồn kho lớn.
Tập đoàn GELEX (GELEX, mã GEX) hiện có số nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 22.974 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 17.717 tỷ đồng. Riêng vay và nợ thuê tài chính hơn 22.121 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh 2022 của GEX so với các năm trước. (Ảnh: VietstockFinance)
Những ngân hàng đang là chủ nợ (vay ngắn hạn) lớn nhất của GELEX gồm: VietinBank hơn 1.892 tỷ đồng, BIDV hơn 1.121 tỷ đồng, Vietcombank hơn 923 tỷ đồng…Vay dài hạn có Vietcombank hơn 2.898 tỷ đồng, Techcombank hơn 1.090 tỷ đồng, Landesbank Baden-Wurttemberg hơn 1.627 tỷ đồng…
Báo cáo cho thấy, trong 2021, GELEX phải trả hơn 1.125 tỷ đồng lãi suất vốn vay.
Vẫn theo báo cáo, đến thời điểm 31/12/2021, GELEX đang tồn kho hơn 11.665 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so hồi đầu năm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng mạnh lên hơn 6.546 tỷ đồng, gấp gần 6 lần hồi đầu năm.
Về kết quả kinh doanh, năm 2021, doanh thu thuần của GEX tăng 59% so với 2020, đạt hơn 28.578 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.666 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ. Lợi nhuận công ty mẹ đạt 1.038 tỷ đồng, tăng 29,5%.
Năm 2022, GEX đặt mục tiêu 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng lần lượt 26% và 27,2% so với 2021. GELEX đề nghị không chia cổ tức 2021, đặt mục tiêu chi cổ tức năm 2022 tỷ lệ 15%/năm.
Trên thị trường, cổ phiếu GEX liên tục giảm trong những phiên gần đây. Chốt phiên gia dịch cuối tuần trước, mã GEX của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đứng mức 34.050 đồng/cổ phiếu, giảm sàn 6,97%, tương đương mỗi cổ phiếu “bốc hơi” 2.550 đồng. Với hơn 851 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của GELEX bị “thổi bay” hơn 2.100 tỷ đồng. Đây là phiên lao dốc thứ 4 liên tiếp của GEX, khiến giá mỗi cổ phiếu giảm 16,5% tương đương mất 6.800 đồng.
Thâu tóm loạt thương hiệu gốc Nhà nước
GELEX vốn là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập ngày 10/7/1990, chuyên về sản xuất công nghiệp thiết bị điện, vật liệu xây dựng, hạ tầng điện, nước, đầu tư phát triển bất động sản, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp…
Hậu sáp nhập VGC, GEX báo lãi năm 2021 tăng, nhưng nợ phải trả cũng tăng phi mã.
Tháng 12/2015, Bộ Công Thương chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của GELEX (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ). Phiên thoái vốn Nhà nước này thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi cả trăm triệu cổ phiếu được thị trường mua nhanh chóng. Hàng loạt lệnh mua lớn với khối lượng nhiều triệu cổ phần được đặt liên tiếp, cho thấy các nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị trước.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, sự quan tâm của giới đầu tư đối với GEX không chỉ nằm ở kết quả kinh doanh, lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất thiết bị điện, mà còn là những tài sản mà công ty đang sở hữu. Tại thời điểm đó, GELEX đang sở hữu 65% cổ phần Công ty Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), 65,16% vốn tại Công ty Thiết bị điện (THIBIDI), 65,85% vốn tại Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), 51,25% vốn tại Công ty chế tạo Bơm Hải Dương và 100% vốn tại Công ty Thiết bị điện Việt Nam…
Thông tin công bố cho biết, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX do doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1984, quê gốc tỉnh Hà Nam điều hành là cổ đông lớn nhất với gần 62 triệu cổ phiếu (hơn 23,1%), tiếp đó là Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư MB (5,04%), Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4,36%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (3,09%).
Những năm gần đây, doanh nghiệp do ông Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn “mượt”) làm Chủ tịch HĐQT tiếp tục được biết đến là “ông trùm” mua bán và sáp nhập. Hàng loạt những thương hiệu tên tuổi từng là doanh nghiệp Nhà nước đã khẳng định được vị thế trên thị trường được GEX thâu tóm như: Viglacera, Dây cáp điện Cadivi, Viwasupco…
Ngày 6/4/2021, Tập đoàn GELEX công bố đã hoàn thành việc nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 50% tại Tổng Công ty Viglacera (doanh nghiệp trước đây trực thuộc Bộ Xây dựng).
GELEX đã đăng ký mua vào 22,5 triệu cổ phiếu VCG của Viglacera trong thời gian từ ngày 8/3 đến ngày 6/4 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Kết quả, hết đợt chào mua, GELEX đã mua thêm hơn 18,5 triệu cổ phiếu VGC, nâng tỷ lệ sở hữu của Tổng Công ty và người liên quan lên hơn 225,1 triệu cổ phiếu tương đương với 50,21% vốn điều lệ Viglacera.
Sau sáp nhập với Gelex, Viglacera có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, năm 2021, doanh thu thuần của Viglacera đạt hơn 11.194 tỷ đồng, tăng 16,6%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.541 tỷ đồng, tăng trưởng 83% so với 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 1.279 tỷ đồng, tăng 91,7 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ ước đạt trên 1.123 tỷ đồng, tăng 103,8% so với năm trước.
Viglacera vốn nổi tiếng về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh và là nhà phát triển hạ tầng tên tuổi khu công nghiệp phía Bắc, với việc sở hữu nhiều khu công nghiệp nằm ở các vị trí vàng như Tiên Sơn, Yên Phong, Yên Phong mở rộng (Bắc Ninh); Hải Yên, Đông Mai (Quảng Ninh); Phong Điền (Thừa Thiên – Huế), Tiền Hải (Thái Bình), Phú Hà (Phú Thọ), Đồng Văn IV (Hà Nam)…
Góc nhìn chuyên gia: Thật khó để khuyên NĐT đang ưa thích cổ phiếu đầu cơ chuyển sang nhóm cơ bản, đã "chơi hàng nóng" thì phải chuẩn bị tâm lý cho rủi ro cao
Chuyên gia cho rằng việc đầu cơ hay đầu tư không quan trọng, quan trọng là tất cả phải được diễn ra đúng luật, không bị thao túng một cách lộ liễu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia.
Mặc dù bối cảnh có nhiều thông tin tiêu cực, song VN-Index vẫn tăng hơn 17 điểm trong tuần qua. Có thể khẳng định rằng xu hướng tăng của thị trường đã được xác lập chưa và chuyên gia cho rằng diễn biến của chỉ số trong tuần tới sẽ như thế nào?
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC): Về mặt bối cảnh thị trường, thực tế theo đánh giá của tôi, nếu không tính đến việc có thêm ảnh hưởng từ thông tin xử lý các sai phạm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, bối cảnh cho thấy các thông tin tiêu cực dần tạm lắng trong ngắn hạn chứ không phải quá tiêu cực trong ngắn hạn.
Do đó bức tranh chung 1-2 tuần tới theo đánh giá của tôi là mang tính thuận lợi nhiều hơn. Tuy nhiên kể từ giữa tháng 4, khi mùa báo cáo KQKD và ĐHCĐ dần qua đi, cũng như các yếu tố thị trường bên ngoài quay trở lại ảnh hưởng, khả năng thị trường sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Trong bối cảnh dòng tiền không quá khỏe, thị trường khả năng cao vẫn tiếp tục phân hóa. Ở thời điểm hiện tại, không cần quan tâm quá nhiều đến điểm số. Tuy nhiên nếu phải đưa ra nhận định có vượt đỉnh hay không thì cá nhân tôi cho rằng VN-Index chưa thể vượt đỉnh cũ hoặc nếu chớm vượt thì có thể là những cú bứt phá giả. Thanh khoản không cao, dòng tiền chưa dứt khoát, nhiều cổ phiếu trụ vẫn còn yếu và bối cảnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không cần quá lo cho Index, nhiều cổ phiếu vẫn được phân hóa và hút tiền mạnh.
Ông Tô Quốc Bảo, Trưởng nhóm chiến lược thị trường, CTCK Dầu khí (PSI
Ông Tô Quốc Bảo, Trưởng nhóm chiến lược thị trường, CTCK Dầu khí (PSI):
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4 với tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp.
Với tình hình vĩ mô thuận lợi cùng sự kỳ vọng phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong năm 2022 khi Việt Nam dỡ bỏ các hạn chế về Covid - 19 từ cuối năm ngoái, thị trường chứng khoán tuần tới được dự báo sẽ tiếp tục duy trì được tín hiệu tích cực khi đây là thời điểm báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1/2022 của các doanh nghiệp sẽ dần được hé lộ.
Nhiều khả năng với việc thanh khoản tiếp tục được cải thiện cùng với việc thị trường đã tạo lập một nền giá cho nhịp phục hồi thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng thị trường sẽ vượt đỉnh 1.536,45 điểm trong tuần tới.
Tâm lý nhà đầu tư cho thấy sự ổn định hơn trước những sự cố trên thị trường, áp lực bán lan cũng không bị kích hoạt mạnh trong tuần qua. Chuyên gia đánh giá như thế nào về điều này?
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco: Tôi đánh giá đây là một tín hiệu tốt đối với thị trường khi nhà đầu tư đã biết cách giữ được tâm lý bình tĩnh, biết cách phân tích ảnh hưởng của những sự kiện tiêu cực lên nhóm cổ phiếu mình đang nắm giữ để từ đó không hành động mua bán theo cảm tính. Điều này sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững hơn, có thể giảm bớt và đối phó được với những tác động từ những sự cố trong tương lai.
Ông Tô Quốc Bảo: Việc liên tục phải trải qua những cú sốc điều chỉnh sâu của thị trường do các yếu tố bất lợi mang tính kỹ thuật đã giúp rèn luyện tâm lý các nhà đầu tư trở nên bình tĩnh hơn. Các biến số bất thường không kiểm soát được là điều khó có thể tránh khỏi khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bởi vì vậy việc bình tĩnh đánh giá tác động của loạt thông tin tiêu cực mang tính thời vụ tới giá trị doanh nghiệp là điều cần thiết đối với tất cả các nhà đầu tư nhằm tránh việc hoảng loạn theo đám đông.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)
Ông Bùi Văn Huy: Đánh giá một cách khách quan thì bối cảnh 1-2 tuần tới không phải xấu. Những sự cố trên thị trường gây ảnh hưởng tâm lý nhất định nhưng đều là những việc cần làm, góp phần ổn định và minh bạch hóa thị trường. Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư, tôi rất ủng hộ những quyết định này, họ không quan tâm quá nhiều đến các tin tức nếu nó không ảnh hưởng đến triển vọng vĩ mô, ngành và cổ phiếu mình tham gia.
Phiên cuối tuần chứng kiến dòng tiền trở lại với nhóm vốn hoá lớn, đẩy VN30-Index tăng gần 34 điểm. Liệu tiền chảy vào bluechips có thể tiếp diễn trong tuần tới hay sẽ bị "hụt hơi", thưa chuyên gia?
Ông Bùi Văn Huy: Phải khẳng định lại là nhóm VN30 yếu hơn mặt bằng chung trong thời gian qua. Nếu quan sát từng cổ phiếu trong VN30, cá nhân tôi thấy chỉ còn khoảng 6-8 cổ phiếu là thực sự khỏe và các cổ phiếu này không chiếm trọng số áp đảo trong VN30, trong khi đó những đầu kéo xuống luôn thường trục và khá áp đảo.
Trong phiên cuối tuần vừa qua, nhóm các cổ phiếu có dòng tiền mạnh và tiếp tục mạnh chủ yếu là các cổ phiếu trong VNDiamond. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu Ngân hàng bị bán mạnh dần có tín hiệu phục hồi. Nhiều Ngân hàng dự kiến có KQKD ấn tượng trong Quý I-2022 tăng mạnh cuối tuần qua
Do đó, tôi đánh giá nhóm VN30 có thể có sự tích cực nhất định theo thị trường chung 1-2 tuần tới. Tuy nhiên sau đó, khả năng trở lại trạng thái yếu hơn thị trường chung. Cơ hội ngoài VN30 vẫn sáng cửa, với nhiều lựa chọn hơn.
Ông Nguyễn Anh Khoa: Theo tôi, dòng tiền có thể tiếp tục hướng đến nhóm cổ phiếu bluechips trong tuần tới để đón sóng KQKD quý 1 của các doanh nghiệp nền tảng tốt và có vốn hóa lớn, khi các doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ đạt mức lợi nhuận tăng trưởng tích cực. Thêm vào đó, thời gian tới cũng là thời điểm diễn ra các phiên họp Đại hội đồng cổ đông, các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch trả cổ tức sẽ dần được hé lộ. Và thường thì những sự kiện này đều hấp dẫn nhà đầu tư và thu hút được dòng tiền.
Không ít nhà đầu tư đang phải "ôm đúng đỉnh" cổ phiếu liên quan đến vấn đề thao túng giá, thậm chí muốn cắt lỗ cũng không thể do mất thanh khoản, chuyên gia có có thời khuyên gì cho những người này?
Ông Tô Quốc Bảo: Đối với những nhà đầu tư không may mua phải loạt cổ phiếu liên quan đến vấn đề thao túng giá và bị mắc kẹt không thể cắt lỗ do mất thanh khoản, mọi người nên bình tĩnh và đánh giá lại giá trị thực sự của doanh nghiệp cổ phiếu mình đã mua. Việc mất thanh khoản do thông tin tiêu cực thao túng giá chỉ mang tính thời vụ khi tạo ra sự hoảng loạn nhất thời, nhà đầu tư nên tìm cơ hội để bán ra trong những phiên giá hồi phục để thu hồi lại một phần vốn đầu tư.
Ông Bùi Văn Huy: Sẽ thật không phải nếu khuyên một người thích hàng đầu cơ chuyển sang đầu tư toàn hàng cơ bản, kiểu như bạn không thể làm một người mê thức ăn nhanh chuyển sang ăn chay trường ngay, dù ai cũng biết thức ăn nhanh có thể không tốt cho sức khỏe.
Mỗi người có một khẩu vị rủi ro và từ đó có hướng phân bổ tỷ trọng danh mục riêng. Đó là lý do tại sao cổ phiếu đầu cơ luôn có sức hút, ngay cả khi đã có quá nhiều cảnh báo. Điều này cũng không chỉ ở thị trường Việt Nam và thị trường thế giới cũng vậy. Người "chơi hàng nóng" thì đương nhiên phải chuẩn bị tâm lý cho những tình huống có thể gây ra rủi ro cao cho danh mục.
Do đó, việc đầu cơ hay đầu tư không quan trọng, quan trọng là tất cả phải được diễn ra đúng luật, không bị thao túng một cách lộ liễu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý, tạo lập một cuộc chơi trong sạch và công bằng. Những nỗ lực xử lý vừa qua mang lại thêm lòng tin cho nhà đầu tư.
Khối ngoại có quý thứ 7 liên tiếp bán ròng, đây có phải là điều nhà đầu tư cần lưu ý và liệu còn hy vọng về dòng vốn ngoại trở lại thị trường Việt Nam, thưa chuyên gia?
Ông Nguyễn Anh Khoa: Khối ngoại vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện tại vẫn có rất nhiều nhà đầu tư đang thực hiện quyết định mua và bán cổ phiếu theo tín hiệu dòng tiền từ các quỹ nước ngoài. Mặc dù đà bán ròng vẫn tiếp diễn, nhưng chúng ta cũng không nên quá lo lắng khi đã có những dấu hiệu chững lại. Tôi kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại thị trường vào nửa cuối năm 2022 khi Việt Nam khống chế thành công dịch bệnh, mức độ bao phủ vaccine cao và đẩy nhanh việc đầu tư phát triển hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tăng sự hấp dẫn đối với dòng vốn ngoại. Ngoài ra triển vọng thu hút vốn ngoại của Việt Nam vẫn rất sáng do thị trường Việt Nam đã ở mặt bằng thanh khoản mới và cũng đã đáp ứng được nhiều điều kiện để được nâng hạng lên nhóm Emerging Market các năm tới.
Ông Tô Quốc Bảo: Với nỗ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô cùng với tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết được chúng tôi dự báo ở mức 24,3% thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tiếp tục theo dõi thêm tới các chính sách điều hành của FED khi dự kiến mặt bằng lãi suất tại thị trường Mỹ sẽ tăng dần lên mức khoảng 1,9% vào cuối năm và 2,8% vào cuối năm 2023
Dòng tiền sẽ hướng về nhóm cổ phiếu nào trong tuần sau thưa chuyên gia?
Ông Tô Quốc Bảo: Với việc báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1/2022 của các doanh nghiệp sẽ dần được hé lộ trong tuần tới, dòng tiền sẽ có xu hướng vào mạnh ở các nhóm ngành như Cây dựng, Bảo hiểm, Ngân hàng, Chứng khoán, Thủy sản, Dầu khí, Phân bón, Bán lẻ và dịch vụ khi mà đây sẽ là nhóm có các doanh nghiệp được dự báo có kết quả kinh doanh Quý 1/2022 tăng trưởng tốt nhờ việc mở cửa lại nền kinh tế cũng như giao thương du lịch và được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách vĩ mô của thị trường sắp tới.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco
Ông Nguyễn Anh Khoa: Theo tôi, nhóm Ngân hàng có thể vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn của dòng tiền khi đây là nhóm thường có câu chuyện tăng trưởng thời điểm đầu năm nhờ các thông tin liên quan tới kế hoạch kinh doanh, chính sách vĩ mô (ví dụ chính sách hỗ trợ lãi suất có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng), đồng thời đây vẫn là nhóm ngành trọng điểm để các quỹ giải ngân năm nay.
Ngoài ra, nhóm bán lẻ và bất động sản khu công nghiệp cũng cần được chú ý khi nhiều mã cổ phiếu đầu ngành đã vượt đỉnh báo hiệu những cơn sóng ngành có thể diễn ra sắp tới.
Ông Bùi Văn Huy: Cũng không có nhiều thay đổi về nhóm ngành hút tiền trong thời gian tới khi cách thức vận động của thị trường vẫn sẽ theo hướng phân hóa. Các ngành dự kiến có kết quả kinh doanh quý I khả quan và đã hút tiền trong thời gian qua sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.
Riêng đối với nhóm ngành ngân hàng, quan điểm của tôi vẫn sẽ là khó có sóng ngành vì với sức mạnh dòng tiền hiện tại, khó cân hết lượng cung rất lớn. Chỉ những cổ phiếu ngân hàng có câu chuyện riêng và KQKD quý I đột biến mới có thể tạo ra sự khác biệt.
Bidiphar sắp trả cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 20% cho cổ đông Bidiphar dự kiến phát hành hơn 11,51 triệu cổ phiếu tạm ứng cổ tức năm 2021, tỷ lệ 20%. CTCP Dược Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) mới công bố Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021. Theo đó, Bidiphar dự kiến phát hành hơn 11,51 triệu cổ phiếu tạm ứng...