GE Healthcare trình làng loạt giải pháp ứng dụng AI trong y học
GE Healthcare vừa công bố loạt giải pháp tập trung vào việc ứng dụng AI ( trí tuệ nhân tạo) trong lĩnh vực y học chính xác, công cụ kỹ thuật số và quản lý trong y tế ở cả 3 cấp độ: Cá nhân, khoa phòng và bệnh viện.
Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á lần thứ 18 (tháng 09/2019)
Y học chuyển hướng điều trị cá thể hóa
Theo GS.TS Mathias, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu, hiện tại y học đã chuyển hướng sang tiếp cận vấn đề y tế chính xác cụ thể, cá nhân hóa trong chẩn đoán và điều trị.
GS Goyen phân tích, có một sự thật là hai người khác nhau, có bề ngoài khác nhau nhưng lại có cùng 99,5% dữ liệu di truyền giống nhau. Tuy phần ADN khác nhau chiếm 0.5% nhưng chứa tới 15 triệu cặp bazo. Phần này quyết định sự khác biệt giữa các cá thể cũng như sự đa dạng về loại bệnh ứng với từng cơ thể, khiến cho cùng một viên thuốc hay phương pháp điều trị, người này có thể khỏi bệnh nhưng người khác thì không. Chính vì lẽ đó GE ứng dụng AI trong hàng loạt thiết bị y tế như: máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm và được sử dụng trong toàn bộ quá trình trước – trong – sau khi quét.
Với máy chụp cộng hưởng từ, trước đây kĩ thuật viên cần xác định chính xác vị trí và cách thức chụp bằng tay, nhưng hiện nay, các máy ứng dụng AI cho phép thiết bị tự động căn chỉnh vị trí chụp theo chiều cao bệnh nhân để các kĩ thuật viên có thể dành thời gian làm việc khác.
Hay với máy siêu âm, AI có thể phân biệt được động mạch, tĩnh mạch dựa trên dữ liệu có sẵn về cách di chuyển của các mạch máu. Điều này cho phép cả những người không có nhiều kinh nghiệm như hộ lý, y tá cũng làm siêu âm được.
Với máy chụp X-quang, trước đây bệnh nhân cần ít nhất 8 tiếng sau chụp mới được thông báo kết quả. Tuy nhiên, khi ứng dụng AI, ngay trong quá trình chụp, thiết bị này sẽ phân tích dữ liệu dựa trên hàng chục ngàn bức ảnh bệnh nhân tràn dịch màng phổi khác và đưa ra phân tích, so sánh xem trường hợp vừa chụp có xác suất mắc bệnh bao nhiêu % và đưa ra cảnh báo cho kĩ thuật viên để lưu tâm ngay lập tức.
GE Healthcare khẳng định, độ chính xác của AI trong những trường hợp này lên tới 95%, cao hơn chẩn đoán thông thường của bác sĩ.
Video đang HOT
GS.TS Mathias Goyen, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu
Giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân
GE Healthcare đã kết hợp cùng một chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại Đức sở hữu 10 trung tâm y tế tư nhân. Trước khi áp dụng AI, thời gian đợi chụp cộng hưởng từ là 6 tuần, sau khi dùng AI để sắp xếp lại các khâu của quy trình chụp cộng hưởng từ để tăng hiệu quả công việc, đồng thời giữ nguyên chất lượng hình ảnh, kết quả, đã giảm thời gian đợi xuống 16%.
Ngoài ra, GE cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tăng năng suất trong quá trình làm việc nội bộ và giảm thời gian xử lý bệnh án, giảm thời gian chờ của bệnh nhân và bác sĩ có thể xử lý được nhiều trường hợp hơn. Một hiệu quả phụ khác chính là tăng về doanh thu cho các cơ sở khám chữa bệnh..
Hệ thống chẩn đoán hình ảnh ứng dụng AI vừa được GE lắp đặt tại BV Việt Đức
Bệnh viện sẽ có trung tâm chỉ huy
Ở cấp độ cao nhất là bệnh viện, GE tập trung phát triển hệ thống trung tâm chỉ huy để quản lý toàn bộ dữ liệu của bệnh viện. Căn phòng chỉ huy gồm rất nhiều màn hình hiển thị các thông tin như số giường trống, số lượng bệnh nhân, thời gian chờ đợi….
GS.TS Mathias cho biết, hiện GE đã thiết lập 15 trung tâm chỉ huy trên thế giới, chủ yếu tập trung tại Mỹ. Cơ sở đầu tiên được mở ra ở Anh và gần đây nhất cơ một cơ sở khác được thành lập tại Hàn Quốc.
Tại Canada, qua việc sử dụng trung tâm chỉ huy, bệnh viện đã có thể tăng lượng bệnh nhân thăm khám mỗi ngày lên 8% và tạo thêm 23 giường bệnh ảo. Điều này có được là nhờ vào việc có đầy đủ thông tin từ trung tâm chỉ huy, bệnh viện không cần chạy đến kiểm tra từng phòng mà vẫn biết được chính xác đâu là nơi cần chuyển bệnh nhân đến.
AI có thay thế bác sĩ?
Dù có những ứng dụng ưu việt, GS Mathias khẳng định, AI không thể thay thế được các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hay bác sĩ điều trị.
“Tôi tin rằng, trong tương lai, các chuyên viên chẩn đoán hình ảnh vẫn cần thiết cho nhiều công việc. Từ phía bệnh nhân, có lẽ không có ai hài lòng nếu nhận được kết quả chẩn đoán từ máy móc mà không phải con người”, GS Mathias chia sẻ.
Trí tuệ nhân tạo là một công cụ hữu dụng trong việc chẩn đoán các bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, nó tiếp xúc với chúng ta hàng ngày, hàng giờ. Ngoài ra, công nghệ này còn tiết kiệm thời gian cho các nhân viên y tế, để họ có thêm thời gian tiếp xúc với bệnh nhân từ đó gia tăng sự tương tác và tạo sự tin tưởng và hài lòng cho bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
“Chúng ta không nên sợ trí tuệ nhân tạo. Nó đã và đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Điều cần làm là làm sao có thể khai thác nó một cách hiệu quả nhất”, GS Mathias nhấn mạnh.
Theo VietnamPlus
GE Healthcare hỗ trợ phát triển y tế Việt Nam qua các giải pháp đồng bộ
Trong khuôn khổ Hội nghị Quản lý Bệnh viện châu Á 2019 được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày: 11-12/9, GE Healthcare đã giới thiệu các giải pháp tập trung vào những công nghệ trong lĩnh vực y học chính xác và công cụ kỹ thuật số .
Để tăng cường các giải pháp chăm sóc sức khỏe tích hợp và cá nhân hóa.
GE Healthcare phát triển thành công các giải pháp tích hợp công nghệ AI ở nhiều cấp độ, mang đến dịch vụ y tế toàn diện và cá nhân hóa với hiệu quả cao hơn. Các thiết bị tích hợp công nghệ AI có khả năng chụp ảnh tự động, tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian trong mọi công đoạn. Ở cấp độ phòng ban, GE Healthcare có công nghệ AI để tối ưu hóa quy trình làm việc trong toàn bộ khoa chẩn đoán hình ảnh. Việc ứng dụng AI vào y tế giúp các cơ sở này giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tăng năng suất khám chữa bệnh và hiệu quả chi phí. Ở cấp độ bệnh viện, AI được sử dụng trong việc phân tích dự đoán để đưa ra các chính sách quản lý dòng bệnh nhân tốt hơn và giúp cải thiện hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng bệnh viện.
Trong khuôn khổ hội nghị, GE Healthcare đã giới thiệu một số giải pháp tích hợp AI nổi bật gồm một máy MRI có tích hợp công cụ quản lý quy trình làm việc tự động giúp giảm các thao tác thủ công; một hệ thống siêu âm có công cụ tự động hóa quá trình đo sóng điện não của thai nhi bằng cách tự động sắp xếp quy trình vận hành của hệ thống, giúp giảm hơn 75% các thao tác và một công cụ tái tạo hình ảnh học sâu giúp cải thiện hiệu quả chẩn đoán hình ảnh với nhiều ứng dụng lâm sàng khi chụp đầu, toàn bộ cơ thể hay tim mạch cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Trung tâm chỉ huy là một bước cải tiến đột phá giúp cải thiện toàn diện quy trình cấp cứu, nhập viện, chuyển bệnh nhân từ các bệnh viện khác hoặc từ phòng phẫu thuật và xuất viện. Được triển khai tại Bệnh viện Johns Hopkins vào năm 2016, trung tâm chỉ huy của GE Healthcare đã cho thấy những lợi ích như giúp thời gian nhập viện sớm hơn 63 phút hoặc sắp xếp giường bệnh cho bệnh nhân nhanh hơn 30%; tăng thêm 16 giường bệnh nội trú mà không cần tăng số lượng giường bệnh thực tế; cải thiện khả năng nhận bệnh nhân mắc các bệnh trạng phức tạp từ các bệnh viện khác trong khu vực và quốc gia lên 40%.
Ông Phạm Hồng Sơn - Tổng Giám đốc GE Việt Nam kiêm Giám đốc Điều hành bộ phận GE Healthcare Việt Nam - cho biết: "Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nếu chỉ tập trung vào công nghệ thì chưa đủ để cải thiện hệ thống y tế một cách bền vững. Việc đầu tư đào tạo nguồn lực tại chỗ có vai trò quan trọng giúp vận hành và sử dụng thiết bị thành công đồng thời xây dựng năng lực cho các cơ sở tuyến đầu".
Bên lề Hội nghị Quản lý Bệnh viện châu Á 2019, Giáo sư Mathias đã có buổi hội thảo với 80 bệnh viện cao cấp của châu Á về tương lai ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán hình ảnh và khả năng công nghệ này giúp chẩn đoán nhanh và chính xác, từ đó bù lại cho những thiếu hụt về nguồn lực.
Theo Coông Thương
Google siết chặt kiểm soát quảng cáo phương pháp điều trị y học 'Ông lớn' về công nghệ Google của Mỹ ngày 6/9 cho biết đang cấm các quảng cáo trực tuyến chào bán các phương pháp điều trị không có cơ sở về y sinh hoặc khoa học. Biểu tượng Google tại một cửa hàng ở Lille, Pháp. "Ông lớn" về công nghệ Google của Mỹ ngày 6/9 cho biết đang cấm các quảng cáo...