GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng tốt nhất thế giới năm 2016
GDP Việt Nam được Economist Intelligence Unit dự báo tăng xấp xỉ 7% và đứng thứ 9 trong nhóm nước tăng GDP tốt nhất thế giới.
Theo nghiên cứu dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc Economist Group, Việt Nam có mức tăng trưởng GDP năm 2016 thuộc nhóm 10 quốc gia có tăng trưởng GDP tốt nhất trên thế giới.
Cụ thể, EIU dự báo GDP toàn cầu tăng 2,7% năm 2016. Năm 2015, tốc độ tăng GDP toàn cầu chỉ đạt 2,4%. Nguyên nhân GDP toàn cầu năm 2015 còn thấp, theo EIU là do tăng trưởng vẫn còn yếu tại khu vực đồng euro, Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi.
Danh sách các quốc gia tăng trưởng GDP tồi nhất và tốt nhất 2016, theo dự báo của EIU
Trong bức tranh chung của kinh tế toàn cầu năm 2016, theo dự báo của EIU, gam màu tối bao trùm nhiều quốc gia dựa vào xuất khẩu hàng hóa, chẳng hạn như Venezuela đang chìm sâu trong suy thoái; còn Brazil cũng chung cảnh ngộ khi giá dầu giảm và những lùm xùm liên quan hãng năng lượng Petrobras đang tác động tiêu cực đến đầu tư vào dầu mỏ và khí đốt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đang có chiến tranh cũng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng tệ nhất năm nay. Chẳng hạn, GDP của Libya tiếp tục èo uột và kéo dài đà giảm từ năm 2013.
Ở nhóm các quốc gia được dự báo GDP sẽ tăng khả quan, EIU cho rằng, nhiều quốc gia mới nổi tại châu Á sẽ có mức tăng GDP tốt, trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia. Tăng trưởng của những quốc gia này được thúc đẩy chủ yếu nhờ tiêu dùng cá nhân tăng và du lịch.
GDP Việt Nam được dự báo tăng xấp xỉ 7%, tương đương mục tiêu 2016 được Quốc hội đề ra hồi tháng 11 năm ngoái. Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới.
Đứng đầu các quốc gia được dự báo GDP tăng nhanh năm 2016 là Turkmenistan, rồi đến Lào, Campuchia…/.
Xuân Thân
Theo_VOV
OPEC: Nhu cầu dầu thô sẽ tiếp tục giảm cho tới 2020
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu sử dụng dầu mỏ của OPEC sẽ đi xuống cho tới hết thập kỷ này do các đối thủ tăng cung, nhưng sẽ không giảm mạnh như dự đoán trước đó.
Trong báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới (WOO) thường niên công bố ngày 23/12, OPEC cho biết họ sẽ cần phải bơm vào thị trường 30,7 triệu thùng dầu/ngày từ bây giờ cho tới hết năm 2019 để giữ thị phần. Con số này nhiều hơn mức dự báo 29 triệu thùng/ngày đưa ra cách đây một năm và thấp hơn 1 triệu thùng so với sản lượng dầu được OPEC đưa ra thị trường hồi tháng 11/2015.
Dự báo này nêu bật cuộc đấu tranh bảo vệ thị phần của OPEC trước những đối thủ Nga và Mỹ. Trong khi OPEC đang quen dần với sự tăng trưởng của các đối thủ, sự sụt giảm mạnh của giá dầu đồng nghĩa với việc chi phí tài chính cho chiến lược của tổ chức này là rất lớn.
Đại diện của OPEC cho biết mặc dù giá dầu thấp hơn tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tăng trưởng nhẹ, nhưng tác động của chúng dường như sẽ hạn chế bởi các yếu tố khác. Bên cạnh việc một số quốc gia loại bỏ các khoản trợ cấp và sự kiểm soát giá cả của các mặt hàng xăng dầu, việc nâng cao hiệu quả sử dụng dầu mỏ liên tục nhiều khả năng sẽ tiếp tục hạn chế sự tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng dầu mỏ.
Mức sản lượng mục tiêu 30,7 triệu thùng dầu/ngày của 12 thành viên OPEC vào năm 2020 vẫn cao hơn mức mục tiêu của năm nay 300.000 thùng bởi trước khi loại bỏ hạn mức sản xuất vào đầu tháng này, OPEC đã liên tục bơm dầu vào thị trường vượt mức mục tiêu.
Mức sản lượng OPEC cần sản xuất mỗi ngày cho tới hết thập kỷ
OPEC giả định rằng giá dầu danh nghĩa sẽ tăng lên mức khoảng 80 USD/thùng và giá dầu thực tế sẽ là 70,7 USD/thùng vào năm 2020. Vào năm trước, giả thiết được OPEC đưa ra với giá dầu danh nghĩa và thực tế lần lượt là 110 USD/thùng và 95,4 USD/thùng. Điều này đồng nghĩa với việc khi OPEC áp dụng chính sách bảo vệ thị phần, giá trị sản lượng của tổ chức này vào năm 2020 sẽ là 218 tỷ USD - thấp hơn mức ước tính năm 2014.
Tổ chức dầu mỏ lớn nhất thế giới cũng đã điều chỉnh mức nhu cầu dầu mỏ trên thế giới tăng thêm 500.000 thùng, đạt mức 97,4 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Tới thời điểm đó, mức tiêu thụ nhiên liệu tại các thị trường mới nổi sẽ vượt các nền kinh tế công nghiệp thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
OPEC đã hạ dự đoán về sản lượng dầu mỏ của các quốc gia không thuộc OPEC xuống còn 60,2 triệu thùng/ngày, giảm 1 triệu thùng/ngày so với dự đoán trước, bởi "sự bất ổn của thị trường" dẫn tới việc cắt giảm số giàn khoan và đầu tư. Nguồn cung từ các quốc gia ngoài OPEC vẫn sẽ tăng 2,8 triệu thùng/ngày cho tới năm 2020, trong đó bao gồm 800.000 thùng dầu đá phiến của Mỹ. Khi kết hợp với một số dữ liệu đặt ra hồi giữa năm 2015, OPEC cho rằng triển vọng dầu mỏ "ảm đạm bởi những bất ổn."
Báo cáo WOO của OPEC cũng đưa ra các dự báo cho tới năm 2040, trong đó cho rằng trong giai đoạn 2020 - 2040 các quốc gia sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC sẽ giảm sản lượng từ 60,2 triệu thùng/ngày xuống còn 59,7 triệu thùng/ngày. Do đó, nhu cầu sử dụng dầu thô từ OPEC sẽ tăng lên mức 40,7 triệu thùng/ngày, khiến thị phần toàn cầu của tổ chức này tăng lên 37%.
Theo các điều khoản năm 2014, gần 10 nghìn tỷ USD sẽ cần được đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ cho tới năm 2040 nhằm phát triển nguồn cung theo yêu cầu, trong đó 7,2 nghìn tỷ USD là dành cho thăm dò và sản xuất. Các nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ cần đầu tư khoảng 250 tỷ USD mỗi năm.
Theo_NDH
TPP tác động đến ngành ngân hàng: Rủi ro đến từ dòng vốn ngoại Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận bước đầu, nhiều doanh nghiệp Việt đang đứng trước cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng đằng sau cơ hội này cũng tồn tại không ít rủi ro. "Hiệp định của thế kỷ 21" đã kết thúc giai...