GDP Việt Nam 2014 sẽ tăng nhẹ lên 5,6%
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP Việt Nam năm 2014 sẽ tăng nhẹ lên 5,6% trong năm 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015, cùng với những tiến bộ đạt được trong việc giải quyết những yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước.
Dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng nhẹ lên 5,6%, trong năm 2014
và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015
Tăng trưởng kinh tế sẽ tích cực
Dự báo trên được đưa ra tại buổi họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2014 do ADB tổ chức sáng qua (1-4). Những nhận định của ADB được đưa ra dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và giả định về việc Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra các biện pháp và chính sách ở mức vừa phải nhằm thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời đạt được những bước tiến dần trong tiến trình cải cách cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.
Ghi nhận của ADB cho biết, Việt Nam đang bước vào năm thứ 3 ổn định kinh tế vĩ mô với tỷ lệ lạm phát thấp, các dòng vốn xuất nhập khẩu mạnh hơn và tỷ giá ổn định. GDP quý I năm 2014 tăng trưởng xấp xỉ 5%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Hơn nữa, tình hình sản xuất chế tạo đầu năm, dấu hiệu ban đầu từ chỉ số quản lý mua hàng trong tháng 2 cho thấy sản lượng tiếp tục tăng.
Video đang HOT
Theo báo cáo của ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhẹ, đạt mức 5,6% trong năm 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015. Lạm phát được kỳ vọng giữ ở mức bình quân 6,2% trong năm 2014, và dự báo 6,6% trong năm 2015 khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.
Nhìn nhận về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam đánh giá: “Tăng trưởng kinh tế sẽ đi theo chiều hướng tích cực nhờ vào một số biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm giảm nhẹ rủi ro trong khu vực ngân hàng, bao gồm việc mua một số lượng đáng kể nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tăng cường giám sát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, sáp nhập và tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém”.
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu sẽ đòi hỏi Chính phủ phải đặt ra các mục tiêu cụ thể, chắc chắn cũng như lộ trình rõ ràng để thu hẹp khoảng cách giữa các chuẩn mực trong nước và quốc tế. Chính phủ cũng phải có giải pháp nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi.
Về rủi ro lạm phát, ông Dominic Mellor – Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam cho rằng: “Tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn còn thấp và lạm phát vẫn ở mức một con số. Những rủi ro lạm phát trong ngắn hạn là không nhiều do nhu cầu tiêu dùng còn thấp”.
Cổ phần hóa phải giúp cải thiện quản trị doanh nghiệp
Đánh giá về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đại diện ADB cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chương trình tham vọng vì trong giai đoạn 2011-2013 chỉ có 99 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, trong khi Chính phủ đặt ra mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong hai năm 2014-2015.
“Trong bối cảnh như hiện nay, khi các nhà đầu tư nước ngoài còn dè dặt, và quy mô thị trường tài chính trong nước còn hạn hẹp, thì chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là rất tham vọng”, ông Tomoyuki Kimura nói.
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, điểm quan trọng là quá trình cổ phần hóa, thoái vốn khỏi các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không phải cốt lõi mà chỉ là biện pháp của mục tiêu cải cách, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Tomoyuki Kimura chỉ ra rằng, nếu cổ phần hóa chỉ để cổ phần hóa thì không nói làm gì, nhưng cổ phần hóa giúp cải thiện quản trị doanh nghiệp mới đáng khuyến khích. Việc cổ phần hóa có thể đo lường bằng số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc khối lượng thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh không cốt lõi. Tuy nhiên, kết quả không chỉ thể hiện qua các con số, điều quan trọng là nếu các doanh nghiệp nhà nước không tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, cũng như nỗ lực để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn thì không nhà đầu tư nào quan tâm tới cổ phiếu của họ.
Theo ANTD
Thất thoát, lãng phí, nợ công ngày càng lớn
Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam hiện ở mức trên 80,070 tỷ USD, nghĩa là bình quân mỗi người dân Việt Nam đang gánh 886,36 USD nợ công, tăng 11,2% so với năm 2013. Trong đó, đầu tư công là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến món nợ khổng lồ này.
Giám sát, kiểm tra thường xuyên đầu tư công sẽ hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát
Trong 3 năm qua, nợ công của Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương công bố hồi cuối năm 2013, năm 2012 con số này đã lên tới trên 1,6 triệu tỷ đồng (gần 80 tỷ USD), đồng nghĩa với việc mỗi quý Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD), tương đương 16% thu ngân sách. Và con số này vẫn tiếp tục tăng lên trong năm ngoái.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, toàn bộ thâm hụt ngân sách Nhà nước là để dành cho đầu tư công và được tài trợ bởi vốn vay trong và ngoài nước. Thêm vào đó, đa số nợ trong và ngoài nước cũng là để dành cho đầu tư công, hoặc là đầu tư trực tiếp của Chính phủ, của chính quyền địa phương hoặc chuyển cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư. Ngân sách quốc gia có hạn buộc Việt Nam phải đi vay nợ nước ngoài để đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư cơ sở hạ tầng, an ninh, quốc phòng, phục vụ nhiệm vụ ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế. Nhưng đáng chú ý, nhiều dự án đầu tư công lại kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Câu chuyện về hàng nghìn dự án chậm tiến độ trong 6 tháng năm 2013 là những ví dụ.
Trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) cho rằng: "Nếu vay nợ để hoạt động đầu tư hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm thì là điều tốt. Ngược lại, vay nợ để các doanh nghiệp đầu tư thất thoát, đẩy chi phí cao thì sẽ là một gánh nặng đè lên vai người dân. Áp lực này được nhìn nhận đang san sẻ vào thuế, phí, và lạm phát". Thực tế trên cho thấy vấn đề vĩ mô của đất nước tưởng như xa vời với người dân nhưng lại rất sát sườn khi nó được quy về một mối là "gánh nặng thuế, phí".
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, thông thường, nợ công ở dưới ngưỡng 60% GDP là trong mức cho phép. Theo cách tính toán quốc tế, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 100% GDP, bao gồm cả nợ của trung ương, nợ của các địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước. Lý giải cho việc tán thành phương án tính nợ công bao gồm cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, bà Phạm Chi Lan nói: "Doanh nghiệp Nhà nước phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn Nhà nước bởi có 2 tình huống. Một là doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bảo lãnh để vay nợ. Hai là doanh nghiệp không được bảo lãnh nhưng khi nợ không thể trả thì Nhà nước lại đứng ra trả nợ, như việc Bộ Tài chính đã từng trả nợ cho 4 nhà máy xi măng lớn trước đây"!
Bản chất của nợ công không xấu, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế khi không được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ. Trên thế giới, một số quốc gia còn có mức nợ công/GDP cao hơn Việt Nam. Ví dụ như Nhật Bản, nợ công của đất nước này đang ở mức trên 200%. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, con số nợ công chỉ là hiện tượng, còn bản chất nằm ở việc quốc gia đó có khả năng chi trả nợ công hay không, hiệu quả sử dụng đồng vốn Nhà nước như thế nào? Câu trả lời này tương đối khó đối với bối cảnh của Việt Nam hiện tại, khi mà doanh nghiệp Nhà nước được "nuông chiều", được Nhà nước đứng ra trả nợ giúp và đầu tư công vẫn kém hiệu quả. "Chúng ta phải cải thiện chất lượng tăng trưởng cũng như tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn ở cả khu vực công và tư"- bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, để hạn chế được thất thoát trong đầu tư công, giảm thiểu tham nhũng thì phải công khai minh bạch rất cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tức là cơ quan quản lý phải trả lời được câu hỏi: tiền để làm gì, tiền được chi tiêu ở đâu?
Theo ANTD
Mỗi người VN đang "gánh" gần 20 triệu nợ công Trung bình, mỗi người dân Việt Nam đang chịu 868,36 USD nợ công, thông tin từ Bản đồ nợ công toàn cầu hôm 23/3. Ngày 23/3, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD;...