GDP quý I/2020 vẫn tăng 3,82% dù thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2020
Bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Số liệu của GSO công bố ngày 27/3 cho biết GDP quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý I các năm trong giai đoạn 2011-2020.
Theo GSO, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tớimọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng đặt ưu tiên hàng đầu lên phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của nhân dân thì nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm là thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%, đóng góp 58,4%; khu vực dịch vụ tăng 3,27%, đóng góp 41,4%.
Video đang HOT
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi.
Trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng âm 2,69% của quý I/2016 trong giai đoạn 2011-2020, làm giảm 0,1 điểm phần trăm mưc tăng tông gia tri tăng thêm cua toan nên kinh tê; ngành lâm nghiệp tăng 5,03% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,79%, thấp hơn mức tăng 4,96% và 5,42% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2020 tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10,45% của quý I/2018 và 9% của quý I/2019, đóng góp 1,89 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, chỉ cao hơn mức tăng 4,38% và 5,97% của cùng kỳ các năm 2013 và 2014 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 1,64 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng âm 3,18%, làm giảm 0,21 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,9% và khí đốt tự nhiên giảm 9,9%. Ngành xây dựng tăng 4,37%, cao hơn mức tăng 0,35% và 1,18% của quý I năm 2011 và năm 2012 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.
Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong quý I/2020 đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,69% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,7 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 0,9%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 11,04%, làm giảm 0,53 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,52%; khu vực dịch vụ chiếm 43,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,66% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 10,15%; 35,31%; 43,99%; 10,55%).
Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,07% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 2,20%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,59%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,05%.
T.Công
Thị trường chứng khoán hoảng loạn đẩy VN-Index về 666,59 điểm
Diễn biến thị trường cho thấy lực cầu bắt đáy có xuất hiện về cuối phiên nhưng vẫn rất yếu. Kết phiên hôm nay, chỉ số VN-Index đã tuột mất 43,14 điểm và rơi xuống mức 666,59 điểm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Phiên giao dịch ngày 23/3, thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến sự hoảng loạn của giới đầu tư với áp lực ồ ạt vào thị trường ngay thời điểm từ đầu giờ. Theo đó, trạng thái này duy trì cho đến hết phiên khiến cho chỉ số VN-Index có lúc đề về sát ngưỡng 660 điểm với thanh khoản thị trường đạt xấp xỉ mức trung bình 20 phiên.
Diễn biến thị trường cho thấy lực cầu bắt đáy có xuất hiện về cuối phiên nhưng vẫn rất yếu. Kết phiên hôm nay, chỉ số VN-Index đã tuột mất 43,14 điểm (giảm tương ứng 6,08%) và rơi xuống mức 666,59 điểm.
Theo đánh giá chung, nguyên nhân của sự sụt giảm trong phiên là do đại dịch COVID-19 có những diễn biến ngày càng phức tạp với phạm vi mở rộng trên toàn cầu, đáng lo ngại nhất là tại châu Âu. Hiện, số ca nhiễm bệnh đã lên gần 350.000 ca trên toàn thế giới với gần 15.000 người tử vong (theo số liệu từ WorldOMeter vào 15 giờ ngày 23/3).
Trên khía cạnh kỹ thuật, ông Nguyễn Đình Thắng, chuyên viên phân tích của Công ty chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội cho biết VN-Index đã đánh mất ngưỡng hỗ trợ tương đối mạnh quanh 700 điểm (xu hướng nối các đáy từ đầu năm 2012 đến nay) và khiến cho xu hướng thị trường trở nên tiêu cực hơn với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh khu vực 640 điểm (xu hướng nối các đáy từ đầu 2009 đến nay).
Theo đó, ông Thắng cho rằng: "Nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục nên tận dụng những nhịp hồi phục về ngưỡng hỗ trợ trước đó nay đã trở thành ngưỡng kháng cự quanh 700 điểm nhằm hạ dần tỷ trọng. Song, những nhà đầu tư mạo hiểm và đang có tỷ trọng tiền mặt lớn thì nhịp thị trường giảm về ngưỡng hỗ trợ tiếp theo quanh 640 điểm có thể bắt đáy và tích lũy dần một phần tỷ trọng danh mục"./.
Linh Chi
Cổ phiếu công ty nhà Cường đô la tăng mạnh nhưng vẫn không bằng cốc trà đá Cổ phiếu công ty nhà Cường đô la bắt đầu tăng mạnh trong bối cảnh nhiều mã lớn giảm điểm, song vẫn chưa vượt qua giá tiền của một cốc trà đá. Cổ phiếu QCG của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai - nơi mẹ Cường đô la giữ vị trí Chủ tịch HĐQT có nhiều phiên bật tăng, trong bối...