GDP của Nhật Bản có thể mất đà trong quý III/2018
Doanh số bán lẻ trong tháng 9/2018 của Nhật Bản tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp, song nhịp độ tăng thấp hơn so với tháng trước đó.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là dấu hiệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản có thể đã không đủ mạnh để giúp nền kinh tế nước này tránh khỏi nguy cơ giảm tốc sâu hơn.
Theo Bộ Thương mại Nhật Bản, doanh số bán lẻ trong tháng 9/2018 của nước này tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt dự báo tăng 1,6% mà giới phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức tăng 2,7% của tháng Tám. Đà tăng này chủ yếu được dẫn dắt bởi giá xăng cao và doanh số bán máy công cụ (máy cái) đi lên đáng kể, cùng với hoạt động mua thực phẩm và đồ uống trong tháng Chín cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, doanh số bán ô tô và doanh số bán lẻ trực tuyến lại sụt giảm.
Chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế của Nhật Bản, là yếu tố chính trong nỗ lực của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nhằm đưa lạm phát lên mức mục tiêu 2%. BoJ sẽ phân tích số liệu trên và một số báo cáo kinh tế sắp tới bao gồm sản lượng chế tạo và tỷ lệ thất nghiệp tại cuộc họp chính sách tuần này.
Các số liệu đó sẽ được tổng hợp để đánh giá mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) quý III/2018, dự kiến sẽ được đưa ra vào ngày 14/11 tới. Một số chuyên gia kinh tế kỳ cựu tại BNP Paribas Securities dự báo GDP của Nhật Bản trong quý III/2018 có thể sụt giảm 0,1%, sau khi tăng trưởng ấn tượng 3% trong quý trước đó – mức mạnh nhất kể từ năm 2016.
Video đang HOT
Lạm phát giá tiêu dùng lõi trong tháng 9/2018 của Nhật Bản tăng 1%, mức tăng mạnh nhất trong bảy tháng qua và chủ yếu nhờ giá dầu tăng lên. Điều này đặt ra thách thức đối với nỗ lực bảo đảm giá tiêu dùng của nước này nhích lên đều đặn.
Minh Trang (TTXVN)
Theo baotintuc.vn
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018, cũng như xem xét các yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF, Bộ KH&ĐT) xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 và 2019.
Tăng trưởng GDP 2019 đạt 7,1%?
Cụ thể, năm 2018, ở kịch bản 1, GDP tăng thấp hơn ở mức 6,83%, lạm phát được dự báo đạt mức 4%, bằng với mục tiêu đã đề ra từ đầu năm; ở kịch bản 2 (kịch bản cơ sở), mức tăng trưởng GDP dự báo cao hơn với 7,01%, lạm phát được dự báo tương ứng cũng ở mức từ 4-4,2%, nhỉnh hơn chỉ tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018 đã được Quốc hội phê duyệt.
Với năm 2019, kịch bản 1 dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,9% tương ứng với lạm phát ở mức 4%: Kịch bản 2 (kịch bản cơ sở) dự báo tăng trưởng GDP lên mức 7,1% và lạm phát tương ứng 4,5%. NCIF cũng cho rằng, kịch bản cơ sở là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Báo cáo trước Quốc hội vào tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV hôm 22/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2019 tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Trong đó, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%...
Như vậy, so với mục tiêu GDP cao nhất của năm 2019 mà Chính phủ đặt ra là 6,8%, mức NCIF đưa ra 7,1%, chênh đến 0,3%. Không những thế, NCIF còn lưu ý kịch bản cơ sở này có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Lạc quan và lo ngại...
Đâu là cơ sở để một trung tâm nghiên cứu của Bộ KH&ĐT đưa ra con số lạc quan này? Theo lý giải của NCIF, năm 2019 được tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2018, nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ những động lực của nền kinh tế.
Bên ngoài là diễn biến kinh tế thế giới có nhiều yếu tố là hậu thuẫn tích cực cho tăng trưởng của Việt Nam, bao gồm: Triển vọng tăng trưởng khả quan của kinh tế thế giới, trong đó đặc biệt từ triển vọng kinh tế Mỹ; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang được đẩy nhanh.
Cụ thể, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Hồng Kông dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 là bước tiến quan trọng để ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng mở rộng thâm nhập vào thị trường Hông Kông; khả năng Hiệp định CPTPP có hiệu lực vào đầu 2019; Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ được phê chuẩn vào đầu năm 2019...
Ở trong nước, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành chính. Chính phủ đang nỗ lực "kiến tạo" để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các DN cùng với niềm tin đang được khơi dậy từ công cuộc chống tham nhũng của Đảng hiện nay sẽ có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong năm 2019.
Cùng với đó, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán kí kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, NCIF cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng. Đó là: Về dài hạn, nền kinh tế vẫn thiếu hụt các động lực tăng trưởng chính trong khi áp lực lạm phát tăng lên, hạn chế dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng; Xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng; Giá các tài sản tài chính thế giới đã tăng quá cao gây quan ngại về tình trạng "bong bóng tài chính"; Diễn biến thị trường ngoại hối khó lường do Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ - Trung Quốc - EU) diễn ra căng thẳng hơn; Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài...
Trước đó, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TƯ (CIEM) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 có thể đạt mức 6,88%. Tuy không đưa ra con số dự báo cho năm 2019 nhưng đơn vị nghiên cứu này cho rằng duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 đến 8 quý tới không quá khó, nhưng vấn đề tính bền vững sau đó.
Thanh Thanh
Theo baophapluat.vn
'Nguồn lực Nhà nước để tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước hết sức hạn chế' Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá, tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các NHTM có vốn Nhà nước là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Trong khi đó nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các NHTM...