GDP 2020 dự báo dao động từ 2,1 – 2,6%
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra đều ở mức rất thận trọng.
Ảnh Shutterstock.
Cụ thể, ở kịch bản đầu tiên, trong trường hợp kinh tế toàn cầu suy giảm nặng nề, CIEM dự báo, tăng trưởng GDP là khoảng 2,1%.
Các chỉ số cơ bản của nền kinh tế đều giảm so với năm 2019, trong đó xuất khẩu cả năm có thể giảm 3,1%, thặng dư thương mại theo đó ước chỉ đạt 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, lạm phát vẫn có khả năng vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, đạt 4,3%.
Theo nhận định của CIEM, kịch bản này xây dựng dựa trên đánh giá cập nhật của các tổ chức quốc tế về khả năng suy thoái mạnh của kinh tế toàn cầu do tác động của dịch Covid-19.
Trong đó, dự báo GDP của thế giới theo nhận định mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể giảm tới 4,9% trong năm 2020.
Còn theo dự báo vừa đưa ra hồi giữa tháng 6/2020 của EIU, giá hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm 1%, đặc biệt giá dầu thô thế giới giảm mạnh ở mức 37,5%.
Trong khi đó, đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước, các giả định để đưa ra mức tăng trưởng cho kịch bản 1 dựa trên nền tảng tỷ giá VND/USD của ngân hàng thương mại tăng 1%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng 8%, giá nhập khẩu hàng hóa giảm 0,5%, lượng dầu thô xuất khẩu giả thiết giảm 4,1% so với năm 2019.
Trên cán cân thanh toán, chuyển giao của Chính phủ và khu vực tư nhân (ròng) lần lượt giảm 10% và 5%. Vốn thực hiện của khu vực FDI bao gồm cả nước ngoài và phía Việt Nam không thay đổi so với năm 2020, giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 396.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ở kịch bản 2, mức tăng trưởng có triển vọng sáng sủa hơn với dự báo tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt cao hơn ở mức 2,6%, tăng trưởng xuất khẩu giảm thấp hơn kịch bản 1, dự kiến giảm 1,9%, thặng dư cán cân thương mại đạt cao hơn, khoảng 2,1 tỷ USD trong năm 2020.
áng chú ý, lạm phát trong kịch bản 2 ở mức khá cao so với mục tiêu 4% đề ra của Quốc hội, có thể lên tới 4,5%. Do đó, ở kịch bản này, lạm phát là yếu tố cần được theo dõi để có các giải pháp kiểm soát phù hợp, tránh để ảnh hưởng tới mục tiêu điều hành giá cả cũng như tăng trưởng kinh tế.
Với kịch bản này, theo tính toán của CIEM, tổng mức giải ngân vốn đầu tư công cả năm dự kiến đạt 466.000 tỷ đồng, cần tập trung vào các dự án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, đặc biệt tập trung đẩy nhanh giải ngân đối với các công trình trọng điểm có sức lan tỏa lớn nhằm tạo động lực thúc tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó biến đổi khí hậu…
Khả năng bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19 rất lớn, nên nền kinh tế còn diễn biến bất định và khó lường
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài tác động tới kịch bản này bao gồm tăng trưởng GDP của thế giới suy giảm ở mức thấp hơn, với mức giảm 2% trong năm 2020, giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 1%, giá dầu thô thế giới giảm 30%. Trong nước, tổng phương tiện thanh toán tăng 12%, tín dụng tăng 11%.
ánh giá về triển vọng tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho rằng, diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2020 có thể chịu ảnh hưởng cộng hưởng của một số yếu tố.
áng lưu ý là dự báo khả năng bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19 rất lớn, nên nền kinh tế còn diễn biến bất định và khó lường.
Bên cạnh đó, theo ông Dương, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.
Yếu tố này sẽ có khả năng tác động mạnh tới thị trường vốn và đầu tư trong nước. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là trong quý III và nửa đầu quý IV tiếp tục tác động không nhỏ tới xuất khẩu và thương mại.
Dù đặt nhiều kỳ vọng vào tác động tích cực của EVFTA, song ông Dương cảnh báo, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ sẽ gia tăng trong thời gian tới, không chỉ ở thị trường Mỹ. Mặt khác, về phía các doanh nghiệp, mức độ thích ứng với thị trường trong nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh này, CIEM khuyến nghị Chính phủ duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theo dõi sát diễn biến tỷ giá và giá cả các mặt hàng quan trọng trên thị trường toàn cầu để điều hành tỷ giá nhằm hạn chế tác động áp lực tăng lạm phát. Đồng thời, xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên, điều hành linh hoạt thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại hỗ trợ tín dụng, phát hành trái phiếu…
Kinh tế Việt Nam 2020: Cân nhắc giữa ổn định vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế năm 2020 được dự báo là rất thấp so với mục tiêu đề ra.
Nhưng các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ giúp ổn định vĩ mô, tạo nền tảng để đảm bảo sự bền vững cho những năm tới.
Ổn định vĩ mô là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Ảnh: Đức Thanh
Nhiều yếu tố bất định trong nửa cuối năm
Tại cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuần qua, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thống nhất đưa ra kịch bản tăng trưởng kinh tế 3 - 4%, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Tuy nhiên, kịch bản này đang khá lạc quan so với dự báo của các tổ chức, cơ quan nghiên cứu.
Báo cáo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố cuối tuần qua đã đưa ra 2 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo Kịch bản 1 và 2,6% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong Kịch bản 1 và giảm 1,9% trong Kịch bản 2 (so với năm 2019). Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 1,7 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2020 lần lượt là 4,3% và 4,5%.
Các kịch bản trên của CIEM thậm chí còn thận trọng hơn mức dự báo GDP Việt Nam tăng 2,8% năm 2020 của các chuyên gia quốc tế đến từ Bloomberg.
Các chuyên gia của CIEM lập luận, các số liệu được công bố đến tháng 6 có thể chưa phản ánh đầy đủ những hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân có thể do chính phủ nhiều nước (kể cả Việt Nam) đã sớm ban hành những biện pháp hỗ trợ, hoặc do đại dịch mới diễn ra trong thời gian ngắn, nên chưa thể nhìn nhận và đánh giá các tác động một cách đầy đủ.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, dựa đáng kể vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, do vậy, chịu nhiều hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp từ Covid-19.
Mặc dù vậy, Viện trưởng CIEM đánh giá, "so với nhiều năm trước, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã thể hiện sức chống chịu tốt hơn rất nhiều".
Các chuyên gia của CIEM cũng dự báo, diễn biến kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như kinh tế thế giới còn bất định, đặc biệt là khả năng bùng phát lần thứ hai của Covid-19.
Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu. Điều này có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn.
Lo chất lượng tăng trưởng tín dụng, đầu tư công
Trong bối cảnh nhiều tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020, với những đánh giá ở mức độ rất nghiêm trọng, thì Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng GDP dương và cao hơn so với các nước ở khu vực châu Á. Đó là điều được các chuyên gia đánh giá tích cực.
Đặt vấn đề "Ổn định vĩ mô và tăng trưởng, cái nào quan trọng hơn?", PGS-TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, "ổn định vĩ mô quan trọng hơn". Bởi theo ông Tuấn, nếu đặt vấn đề tăng trưởng lên hàng đầu dựa vào thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giải ngân đầu tư công tràn lan, thì hệ lụy rất nguy hiểm. Dẫn chứng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng 4,19%, ông Tuấn cho rằng, nếu không kiểm soát khéo, thì mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay sẽ khó đạt được.
Đồng quan điểm với ông Tuấn, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM cũng cho rằng, tăng trưởng năm 2020 có thể không cao, nhưng việc giữ môi trường ổn định, tạo dư địa chính sách cho điều hành sẽ là "nền" cho tăng trưởng bền vững và chất lượng hơn trong những năm tiếp theo.
Phân tích yếu tố đầu tư công, ông Dương cho rằng, cần tận dụng nguồn lực hiệu quả hơn trong thúc đẩy đầu tư công, bằng cách thay đổi tư duy, thói quen trong sử dụng nguồn lực nhà nước theo hướng mạnh mẽ, trách nhiệm, hiệu quả hơn.
"Không phải làm thế nào để đúng quy trình, không mắc lỗi, mà là làm thế nào để tiến xa hơn, chủ động gỡ những khó khăn về quy trình để đảm bảo nguồn lực được sử dụng nhanh nhất. Điều đó không thể có được nếu chỉ dựa vào sửa đổi văn bản, chỉ đạo, mà chính các chủ đầu tư phải có ý thức tích cực hơn", ông Dương nói.
Chuyên gia của CIEM khuyến nghị, thời gian tới, cần tiếp tục cải thiện nền tảng kinh tế vĩ mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng nâng cao khả năng chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, xử lý hiệu quả những rủi ro trong bối cảnh "bình thường mới".
"Mục tiêu là phát triển bền vững, nhưng cần sự chủ động hơn từ phía Chính phủ và doanh nghiệp trong bối cảnh hậu Covid-19, cũng như thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Tái cơ cấu kinh tế vẫn là yêu cầu hiện hữu, nhưng cũng cần cân nhắc định hướng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế". - TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
Thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt như chống dịch Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, việc Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tăng trưởng âm được xem là thắng lợi. Thi công dự án công trình đầu tư du lịch tại huyện đảo Phú Quốc. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN. Quốc hội vừa thống nhất chưa điều chỉnh các mục tiêu kinh tế - xã hội năm...