Gazprom tiếp tục cắt giảm cung cấp khí đốt cho Pháp
Từ ngày 30/8, tập đoàn Gazprom của Nga sẽ cắt giảm cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng Engie của Pháp do bất đồng giữa các bên về việc áp dụng một số hợp đồng, làm gia tăng quan ngại về nguồn cung năng lượng.
Nhà máy xử lý khí đốt của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Khanty-Mansiysk. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Trong thông báo ngày 30/8, Engie cũng cho biết hãng đã nhận được lượng khí đốt cần thiết để đáp ứng cam kết với khách hàng và áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu các tác động tài chính do việc gián đoạn cung cấp khí đốt gây ra.
Lượng khí đốt mà Gazprom cung cấp cho Engie đã giảm mạnh kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine với lượng cung hằng tháng gần đây là 1,5 TWh, quá ít so với tổng nguồn cung hằng năm của Engie ở châu Âu là trên 400 TWh.
Ngày 29/8, Thủ tướng Pháp Elisabech Borne kêu gọi các công ty đề ra kế hoạch tiết kiệm năng lượng vào tháng 9.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, ngày 30/8, một số tờ báo của Italy đưa tin Đức đang muốn xem xét một mức giá trần đối với khí đốt, viện dẫn một văn bản mà Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck gửi cho người đồng cấp các nước châu Âu.
Theo thông tin, Bộ trưởng Habeck đã gửi một văn bản cho Bộ trưởng Năng lượng các nước châu Âu thông báo rằng trong cuộc họp khẩn cấp ngày 9/9 tới của Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu về vấn đề giá năng lượng leo thang, Đức có thể xem xét áp mức trần đối với giá khí đốt.
Vì sao EU cần tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga
Theo phân tích của kênh DW (Đức), Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc khá nhiều vào tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga.
Logo của tập đoàn Gazprom tại Hội nghị Khí đốt Thế giới tại Paris (Pháp) năm 2015. Ảnh: Reuters
Vào tháng 1, CEO của Gazprom là Alexey Miller tuyên bố 2021 là một năm kỷ lục của tập đoàn về mặt sản xuất và lợi nhuận. Kết quả thu được từ nhu cầu gia tăng và giá khí đốt cùng dầu mỏ đi lên.
Tập đoàn Gazprom là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Gazprom có 500.000 nhân viên. Chính phủ Nga nắm hầu hết cổ phần và định hướng cho hoạt động của Gazprom. Nhưng nhiều công ty Đức cũng có cổ phần tại Gazprom. Đức là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Nga tại EU. Có đến 55% khí đốt tại Đức là từ Gazprom.
Gazprom đồng thời cũng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU trong nhiều thập niên qua. Khoảng 43% khí đốt tiêu thụ tại EU có nguồn gốc từ Nga, phần còn lại từ Na Uy, Trung Đông, Mỹ và Bắc Phi. Điều này phần nào phản ánh sự phụ thuộc của EU vào Gazprom.
Một điều đáng chú ý khác là Gazprom có cổ phần tại các đơn vị cung cấp năng lượng địa phương ở các quốc gia EU. Ví dụ là tại Đức, công ty con Astora của Gazprom sở hữu cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất lớn nhất Tây Âu. Cơ sở này nằm tại Rehden ở Lower Saxony và đóng vai trò vùng đệm khi xảy ra biến động về cung và cầu.
Chuyên gia Georg Zachmann tại Viện Bruegel (Bỉ) nhận định: "Gazprom tận dụng sức mạnh thị trường bằng cách gây ảnh hưởng giá qua lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu".
Trong 10 năm qua, EU đã cố gắng thiết lập một thị trường khí đốt tương đối thống nhất trong khối bằng cách đưa ra các quy định mà theo đó thành viên EU có thể giao dịch khí đốt của Gazprom. Một ví dụ là Đức có thể mua khí đốt của Nga sau đó bán cho Ba Lan và Ukraine. Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng trực tiếp với phía nhận khí đốt mới mang lại lợi ích cho Gazprom.
Ông Zachmann phân tích: "Có một kiểu cạnh tranh giữa các nhà lập pháp châu Âu cố gắng tạo ra một thị trường giá cả thống nhất với Gazprom lại nỗ lực áp đặt các mức giá khác nhau ở mỗi quốc gia".
Về quan ngại Gazprom cắt nguồn cung khí đốt đến EU, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhận định điều này khó xảy ra. Theo bà, nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng và việc làm xấu đi mối quan hệ với khách hàng lớn nhất không phải "thượng sách".
Nhưng bà Von der Leyen cũng tiết lộ rằng EU và Mỹ đang hợp tác để tăng nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar hoặc Mỹ đến châu Âu.
Chuyên gia năng lượng Claudia Kemfert tại Viện nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) dự đoán rằng đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ khiến Đức ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung trực tiếp từ Nga.
Ông Alexey Miller nhận định các hợp đồng với châu Âu chỉ là một phần thành công của Gazprom. Tập đoàn này đã thể hiện mong muốn trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu thế giới. Gazprom không chỉ cung cấp khí đốt mà còn kinh doanh dầu mỏ và sản xuất điện.
Mỹ cũng là một khách hàng của Gazprom. Vào năm 2020, có đến 8% lượng dầu mỏ Mỹ nhập khẩu có nguồn gốc từ Nga, nhiều hơn cả số dầu mỏ Mỹ nhập khẩu từ Saudi Arabia.
Nga tuyên bố cắt khí đốt sau khi Pháp không thanh toán đủ Gazprom đã xác nhận ngày 30/3 rằng tập đoàn này sẽ cắt cung cấp khí đốt cho công ty Engie của Pháp sau khi công ty này từ chối thanh toán đầy đủ đối với lượng khí đốt được cung cấp hồi tháng 7. Gazprom đã thông báo với Engie về việc sẽ dừng cung cấp khí đốt từ ngày 1/9 tới khi...