Gazprom giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý với UOKiK tại Ba Lan
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 21/11, Tòa án Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan đã tuyên hủy bỏ quyết định trước đó của Cơ quan Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan (UOKiK) về việc xử phạt công ty Gazprom của Nga và 5 công ty khác của phương Tây chịu trách nhiệm xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Biểu tượng Công ty Gazprom Germania tại trụ sở ở Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hồi tháng 10/2020, UOKiK đã áp dụng các hình phạt tài chính trị giá 29 tỉ PLN (tiền Ba Lan, khoảng 6,38 tỉ USD) đối với Gazprom và 234 triệu PLN (51,48 triệu USD) đối với 5 công ty tham gia xây dựng đường ống này, gồm Engie Energy (Pháp), Uniper và Wintershall (đều của Đức), OMV (Áo) và Shell (Anh), trong đó riêng Engie Energy bị phạt 172 triệu PLN (37,84 triệu USD) vì “không cung cấp thông tin liên quan đến Dòng chảy phương Bắc”. Hình phạt được định giá tương ứng 70% chi phí dự án, tương đương 9,5 tỉ euro (9,5 tỉ USD). Tuy nhiên, cả Gazprom và 5 công ty trên đều kháng cáo quyết định xử phạt này.
UOKiK tỏ ra bất ngờ trước phán quyết của Tòa án Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan về việc bác bỏ hình thức xử phạt. Đại diện cơ quan này cho biết UOKiK đang xem xét kháng cáo phán quyết này lên Tòa phúc thẩm Warsaw hoặc Tòa án Tối cao Ba Lan.
Năm 2017, Witershall, Uniper, Engie Energy, OMV và Shell đã kí kết một thỏa thuận với Gazprom, trong đó cam kết mỗi bên sẽ cấp cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 khoản tín dụng trị giá 950 triệu euro (950 triệu USD) và Gazprom cũng thực hiện nghĩa vụ tương tự. Tổng các khoản tín dụng tương đương 70% chi phí dự án (ước tính khoảng 9,5 tỉ USD). Phần còn lại, công ty Nord Stream 2 AG (thuộc sở hữu của Gazprom) sẽ phải vay thương mại.
UOKiK cho rằng năm 2018 Gazprom đã kí kết thỏa thuận với các công ty nêu trên mà không có sự đồng ý của các cơ quan quản lý của Ba Lan, qua đó có thể dẫn đến tình trạng suy giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Đại diện của UOKiK cũng tin rằng các đối tác trong dự án nêu trên bắt đầu tài trợ cho dự án mà không thành lập liên doanh và thông qua các khoản vay, là điều vi phạm luật chống độc quyền của Ba Lan.
Gazprom tạm ngừng vận chuyển khí đốt trung chuyển qua Áo
Tập đoàn năng lượng Eni của Italy cho biết đã nhận được thông báo từ Tập đoàn Gazprom của Nga rằng họ không thể cung cấp khí đốt với khối lượng đã yêu cầu trước đó trong ngày 1/10 vì không thể trung chuyển qua Áo.
Theo đó, "lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Eni qua trạm tiếp nhận Tarvisio sẽ bằng 0".
Nhà máy xử lý khí đốt của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Khanty-Mansiysk. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Trong khi đó, Tập đoàn Gazprom xác nhận hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga thông qua Áo đã bị đình chỉ do một nhà điều hành ở Áo từ chối các đề xuất về điều chỉnh quy định được đưa ra vào cuối tháng 9 vừa qua ở Áo. Hiện Gazprom đang cùng với các khách hàng ở Italy giải quyết vấn đề này.
Hầu hết khí đốt của Nga được chuyển đến Italy đều đi qua Ukraine sau đó qua đường ống dẫn khí đốt ở Áo (TAG) để đến khu vực Tarvisio ở miền Bắc Italy gần biên giới với Áo. Trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, Italy đã nhập khẩu 95% nhu cầu khí đốt, trong đó khoảng 45% đến từ Nga. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Draghi đã ký các thỏa thuận mới với các nhà cung cấp khí đốt khác để giảm sự phụ thuộc của Italy vào Nga, đồng thời đẩy nhanh sự chuyển đổi năng lượng tái tạo.
Cùng ngày, nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ba Lan GAZ-System thông báo đường ống dẫn khí đốt Baltic đã bắt đầu vận hành, cung cấp khí đốt từ Na Uy đến Ba Lan thông qua Đan Mạch.
Trên mạng xã hội Twitter, GAZ-System nêu rõ: "Như đã cam kết cách đây hơn 6 năm, chúng tôi đã giữ lời hứa. Vào lúc 6h10 hôm nay (tức 11h10 ngày 1/10 theo giờ Việt Nam), khí đốt đã bắt đầu được vận chuyển đến Ba Lan qua đường ống dẫn khí đốt Baltic". Công suất ban đầu của đường ống sẽ là 62,4 triệu m3 mỗi ngày và dự kiến sẽ đạt được công suất tối đa là 10 tỷ m3 mỗi năm vào đầu năm 2023.
Ba Lan hy vọng đường ống này sẽ bù đắp được sự thiết hụt về nguồn cung từ Nga. Cuối tháng 4 năm nay, Tập đoàn Gazprom của Nga đã dừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan sau khi nước này từ chối thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble của Nga. Trước đó, Ba Lan đã nhận tới 10 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm qua đường ống Yamal-Europe.
Thêm một nước châu Âu bị Nga cắt nguồn cung khí đốt Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga ngày 30/7 cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với cáo buộc nước này vi phạm "một số điều kiện". Ảnh minh họa Getty Images. Dù vậy, Gazprom không nói rõ Latvia đã vi phạm những điều gì. Đến nay, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt...