Gaza trải qua ngày đẫm máu nhất đối với báo chí
Ngày 26/12, theo các nhân viên y tế tại Gaza, một cuộc không kích của Israel vào đêm hôm trước đã khiến năm nhà báo thiệt mạng khi chiếc xe của họ bị trúng đạn gần Bệnh viện Al-Awda, khu vực Nuseirat.
Chiếc xe thuộc sở hữu của Đài truyền hình Al-Quds Today, được xác nhận đang đậu bên ngoài bệnh viện vào thời điểm xảy ra vụ việc. Đài truyền hình này được cho là có quan hệ với nhóm chiến binh Palestine Islamic Jihad.
Các nhân chứng cho biết các nhà báo thiệt mạng, gồm các nhà báo: Ayman Al-Jadi, Faisal Abu Al-Qumsan, Mohammed Al-Lada’a, Ibrahim Al-Sheikh Ali và Fadi Hassouna, đều đang trong xe khi vụ tấn công xảy ra. Đoạn phim ghi lại hiện trường cho thấy chiếc xe bốc cháy dữ dội, với dòng chữ “TV” và “PRESS” in lớn trên cửa sau. Đài truyền hình Al-Quds Today đã lên án vụ tấn công, khẳng định rằng các nạn nhân đang thực hiện nhiệm vụ báo chí và nhân đạo tại thời điểm bị tấn công.
Quân đội Israel xác nhận đã tiến hành cuộc không kích, cho rằng mục tiêu là “một nhóm khủng bố Hồi giáo Jihad” tại khu vực Nuseirat, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh cáo buộc. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ) nhận định đây là giai đoạn đẫm máu nhất đối với các nhà báo kể từ năm 1992, với ít nhất 141 nhà báo và nhân viên truyền thông đã thiệt mạng tại Gaza, Bờ Tây, Israel và Liban kể từ ngày 7/10 năm ngoái.
Video đang HOT
Trước đó, một cuộc không kích khác của Israel đã cướp đi sinh mạng của nhà báo Ahmad Al-Louh – một phóng viên ảnh của hãng thông tấn Al Jazeera, đúng một năm kể từ ngày một đồng nghiệp của nhà báo này thiệt mạng trong một vụ tấn công tương tự. Theo thông tin từ Bệnh viện Al-Awda, nhà báo Ahmad Al-Louh cùng bốn người khác đã tử vong trong cuộc không kích nhằm vào văn phòng của Cơ quan Phòng vệ Dân sự tại khu vực Nuseirat, trung tâm Gaza. Hãng thông tấn Al Jazeera đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công và cáo buộc rằng nhà báo Al-Louh đã bị sát hại một cách tàn nhẫn khi đang thực hiện nhiệm vụ báo chí, đưa tin về những nỗ lực cứu hộ tại hiện trường.
Quân đội Israel tuyên bố cuộc không kích vào văn phòng Cơ quan Phòng vệ Dân sự là một “cuộc tấn công chính xác”, đồng thời cáo buộc địa điểm này được sử dụng làm “trung tâm chỉ huy và kiểm soát” của Hamas. Tuy nhiên, họ không cung cấp bất kỳ bằng chứng cho các cáo buộc này. Trong khi đó, các báo cáo từ Gaza tiếp tục ghi nhận số người thiệt mạng và bị thương ngày càng tăng, do nhiều nạn nhân vẫn còn mắc kẹt dưới đống đổ nát sau các vụ không kích.
Liên hợp quốc và EU ủng hộ đề xuất ngừng bắn kéo dài 21 ngày ở Liban
Ngày 27/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã ủng hộ kế hoạch chung giữa Mỹ và Pháp về lệnh ngừng bắn kéo dài 21 ngày ở Liban sau nhiều ngày Israel tấn công Hezbollah.
Ông cảnh báo rằng những hậu quả từ cuộc xung đột ở Gaza có thể khiến khu vực lâm tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ ông hoàn toàn ủng hộ đề xuất ngừng bắn tạm thời, qua đó sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo và khôi phục các cuộc đàm phán nghiêm túc nhằm đạt được hòa bình bền vững. Ông lưu ý rằng mức độ thiệt hại và con số thương vong quá lớn ở Gaza đang tạo ra những cú sốc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cũng bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Pháp và Mỹ về lệnh ngừng bắn kéo dài 21 ngày ở Liban. Ông cũng kêu gọi cần đa dạng hóa các nỗ lực ngoại giao thay vì chỉ phụ thuộc vào Mỹ để đạt được lệnh ngừng bắn.
Trước đó, ngày 25/9, Pháp và Mỹ đã đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài 21 ngày tại Liban. Đề xuất được Pháp công bố tại phiên họp khẩn cấp của HĐBA LHQ ngay sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại LHQ.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về sự leo thang hơn nữa giữa Israel và lực lượng Hezbollah, dường như đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện. Ngày 27/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có bài phát biểu gây chú ý tại Khóa họp 79 Đại hội đồng LHQ, trong đó ông khẳng định Israel đang tìm kiếm hòa bình nhưng sẽ chưa dừng các cuộc tấn công hiện nay.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Netanyahu một lần nữa nhấn mạnh phải loại trừ phong trào Hồi giáo Hamas khỏi nỗ lực tái thiết tại Dải Gaza.
Liên quan đến căng thẳng với phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Liban, ông khẳng định Israel sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động chống lại lực lượng này "cho đến khi đạt được các mục tiêu".
Trong diễn biến mới nhất, ngày 28/9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kêu gọi thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ về các cam kết giảm leo thang căng thẳng giữa Israel và Hezbollah, đồng thời có biện pháp cứng rắn đối với các bên vi phạm.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn nhất quán đối với yêu cầu thực hiện đầy đủ và toàn diện Nghị quyết 1701 của HĐBA, trong đó nêu rõ cả nghĩa vụ của Israel là chấm dứt mọi hoạt động quân sự tấn công, rút quân khỏi Nam Liban và chấm dứt việc chiếm đóng đất đai của Liban cũng như nghĩa vụ của Hezbollah là rút tất cả các đội hình về phía bắc Sông Litania... Các biện pháp nghiêm khắc phải được thực hiện đối với những kẻ vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ."
Đồng thời, Ngoại trưởng Lavrov kêu gọi các bên "ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch. Điều này sẽ ngăn chặn đổ máu thêm và tạo điều kiện cho một giải pháp chính trị và ngoại giao". Ông cũng nhấn mạnh HĐBA không chỉ là diễn đàn giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu mà còn là cơ quan duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Thủ tướng Israel bác đề xuất tấn công trực diện vào Iran Trong bối cảnh lực lượng Houthi gia tăng tấn công vào Israel, Giám đốc Cơ quan tình báo Israel (Mossad) David Barnea đã kêu gọi lãnh đạo nước này chuyển hướng tập trung tấn công Iran nhằm ngăn chặn Iran hỗ trợ lực lượng này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trong cuộc họp báo ở Jerusalem ngày 7/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Tuy...