Gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 127 tỷ đồng, Tề Trí Dũng tiếp tục bị khởi tố
Tề Trí Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Chủ tịch Hội đồng quản trị SADECO) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục khởi tố trong 2 vụ án mới
Ngày 7/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần của Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) cho Công ty Nguyễn Kim, Tề Trí Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Chủ tịch Hội đồng quản trị SADECO) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục khởi tố trong 2 vụ án mới liên quan đến việc bán rẻ nền đất tại Dự án An Phú Tây, huyện Bình Chánh và vụ án tham ô tài sản tại Công ty TNHH Sepzone Linh Trung, làm thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Mất 127 tỷ đồng từ vụ bán đất nền giá rẻ
Công ty IPC là Doanh nghiệp Nhà nước do UBND TP Hồ Chí Minh sở hữu 100% vốn và Công ty Sadeco là Công ty con của Công ty IPC (vốn Công ty IPC chiếm 74,8%). Năm 1997, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định giao cho Công ty Đầu tư và xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư dự án khu tái định cư An Phú Tây, huyện Bình Chánh, với tổng diện tích 47ha để phục vụ tái định cư cho người dân bị giải toả xây dựng tuyến đường Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh và cụm đô thị D, E – Khu đô thị Nam Sài Gòn.
Đến năm 2001, UBND TP Hồ Chí Minh chuyển giao dự án An Phú Tây cho Công ty Sadeco làm chủ đầu tư, thay cho Công ty Đầu tư và xây dựng Bình Chánh. Dự án An Phú Tây có diện tích đất ở là 244.240,4m2 (xây dựng chung cư và đất nền nhà ở. Trong đó có 50% đất ở phục vụ tái định cư; 50% còn lại Sadeco được phép kinh doanh) và diện tích đất công cộng là 221.723,1m2.
Tháng 6/2008, Công ty IPC và Công ty Sadeco ký hợp đồng với nội dung, Công ty IPC góp vốn với Công ty Sadeco để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhận lại nền đất tại dự án An Phú Tây. Tổng trị giá hợp đồng gần 215 tỷ đồng, gồm: 25.083m2 đất nền nhà (tổng 151 nền) với đơn giá 6,6 triệu đồng/m2, 17.932m2 đất xây dựng Khu chung cư R1 với giá 2.750.000 đồng/m2.
Thực hiện hợp đồng, từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2016, Công ty IPC đã chuyển cho Công ty Sadeco tổng cộng gần 209 tỷ đồng và các nền đất đã được cập nhật tên cho Công ty IPC trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi đã thực hiện một số thủ tục cần thiết, tháng 2/2016, Tề Trí Dũng đã ký Công văn gửi UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng đề xuất cho IPC được phép chuyển đổi hình thức kinh doanh toàn bộ 554 nền đất(trong đó có 151 nền nêu trên) của Công ty IPC tại Dự án An Phú Tây theo phương thức giá bán và đối tượng khách hàng phù hợp thị trường, trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả tối đa vốn Nhà nước.
Với đề xuất trên, UBND TP Hồ Chí Minh đã cho phép Công ty IPC được điều chỉnh mục tiêu nhà ở tái định cư thành mục tiêu nhà ở thương mại đối với toàn bộ quỹ nền và căn hộ của Công ty IPC tại Khu định cư An Phú Tây.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Công ty IPC đã tự quyết định bán 149/151 nền đất nêu trên cho 3 khách hàng cá nhân, thu số tiền hơn 186 tỷ đồng mà không báo cáo và UBND thành phố cũng không chỉ đạo việc chuyển nhượng này. Cơ quan điều tra đã trưng cầu Hội đồng định giá tài sản và kết luận, tổng trị giá thị trường của 149 nền đất nêu trên là 313,5 tỷ đồng. Như vậy, Công ty IPC đã bán 149 nền đất nêu trên với giá thấp hơn thị trường hơn 127 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, 151 nền đất nêu trên được Công ty IPC nhận chuyển nhượng từ Công ty Sadeco bằng nguồn tiền của Công ty IPC, được xác định là tài sản của Nhà nước. Bản thân, Tề Trí Dũng là Tổng Giám đốc Công ty IPC đồng thời là Chủ tịch HĐQTCông ty Sadeco, nên Dũng biết rõ tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của 2 DN này.
Quá trình giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Sadeco, Tề Trí Dũng đã được Công ty Sadeco gửi các thông báo giá Công ty Sadeco chuyển nhượng các nền đất tại dự án khu định cư An Phú Tây với giá chuyển nhượng thấp nhất là 8.160.000 đồng/m2, cao nhất là 14.880.000 đồng/m2. Giá chuyển nhượng này cao hơn giá Công ty IPC thỏa thuận với khách hàng, nhưng Tề Trí Dũng vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng cho 3 khách hàng cá nhân với giá 7 triệu đồng/m2.
Với hành vi như trên, Tề Trí Dũng bị khởi tố tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Bị khởi tố cùng tội danh với Dũng trong vụ án này còn có 3 bị can khác là nguyên Tổng Giám đốc Công ty Sadeco và nguyên Phó Tổng Giám đốc Công IPC.
Gian dối để chiếm đoạt tiền thưởng
Ông Tề Trí Dũng còn bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố về tội “tham ô tài sản” xảy ra Công ty TNHH Sepzone Linh Trung. Đây là Công ty TNHH liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Công ty Sepzone Linh Trung luôn có 6 thành viên trong Hội đồng thành viên (HĐTV), gồm 3 thành viên là người nước ngoài (đại diện cho phía Trung Quốc) và 3 thành viên là người Việt Nam do Công ty IPC cử làm đại diện vốn. Công ty IPC cử Trần Thiện Trung và Lê Hoàng Minh làm đại diện vốn chuyên trách và cử Tề Trí Dũng (Tổng Giám đốc Công ty IPC) là người đại diện vốn không chuyên trách tại Công ty Sepzone Linh Trung.
Theo quy định của Chính phủ cũng như theo quy chế của Công ty IPC thì người đại diện vốn không chuyên trách phải nộp tiền thù lao, tiền thưởng nhận được về Công ty cử đại diện để hình thành quỹ chung, sau đó mới được chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, để không phải nộp tiền thưởng về Công ty IPC, Tề Trí Dũng đã chỉ đạo Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung nhận thay phần tiền thưởng của Tề Trí Dũng tại Công ty Sepzone, sau đó giao lại cho Tề Trí Dũng sử dụng.
Kết quả điều tra cho thấy: Công ty Sepzone Linh Trung đã thực chi số tiền thưởng thành viên HĐTV tổng cộng 1.360.500.000 đồng (tương đương 60.000 USD) cho Tề Trí Dũng, được hợp thức dưới hình thức “chi thưởng thêm HĐTV” cho Trần Thiện Trung và Lê Hoàng Minh (đại diện vốn chuyên trách của Công ty IPC) để Tề Trí Dũng không phải nộp số tiền nêu trên về cho Công ty IPC.
Bản thân Tề Trí Dũng hiểu rõ quy định, trách nhiệm của mình với vai trò người đại diện vốn không chuyên trách của Công ty IPC là phải nộp tiền thưởng được chia cho Dũng về Công ty IPC. Tuy nhiên, tại Công ty Sepzone Linh Trung, Tề Trí Dũng đã đề nghị HĐTV Công ty Sepzone lập Bảng “Phân phối lợi nhuận năm 2016 và 2017″ không có tên Tề Trí Dũng nhận tiền, mà để tên Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung nhận dưới hình thức chi thưởng thêm, để che giấu số tiền Tề Trí Dũng được thưởng.
Được biết, 2 vụ án trên được tách ra từ vụ án xảy ra tại Công ty IPC và Công ty Sadeco, được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Trong vụ án này, Tề Trí Dũng và Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Sadeco) có nhiều vi phạm trong việc tăng vốn điều lệ tại Công ty Sadeco theo hình thức phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần mà không thông qua thẩm định giá và đấu giá, từ đó gây thiệt hại cho Công ty Sadeco hơn 1.103 tỷ đồng.
Vào thời điểm xảy ra vụ án, Tất Thành Cang là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm phụ trách Văn phòng Thành ủy. Dù nắm rõ quy định việc bán cổ phần phát hành thêm của Công ty Sadeco phải thực hiện đấu giá và thẩm định giá giá trị cổ phần, nhưng Tất Thành Cang vẫn phê duyệt “Đồng ý” chủ trương phát hành cổ phần mà không chỉ đạo Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh (người đại diện vốn tại Công ty Sadeco) có ý kiến về việc đấu giá, thẩm định giá theo quy định.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 8/1, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt Tề Trí Dũng 20 năm tù, Hồ Thị Thanh Phúc 16 năm tù về 2 tội: “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Ông Tất Thành Cang khai 'không có quan hệ với Công ty Nguyễn Kim'
Trong khi đó, bị cáo Tề Trí Dũng khai ông Tất Thành Cang đã giới thiệu Chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim cho bị cáo trong một buổi gặp mặt tại nhà ông Cang.
Chiều 29.12, đại diện Viện KSND TP.HCM tiếp tục thẩm vấn bị cáo Tất Thành Cang (50 tuổi, cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020), và bị cáo Tề Trí Dũng (40 tuổi, nguyên Tổng giám đốc IPC, Chủ tịch HĐQT Sadeco) xung quanh mối quan hệ với Công ty Nguyễn Kim.
Hai ngày phiên tòa diễn ra, bị cáo Tề Trí Dũng khai được gặp ông Kim (Nguyễn Văn Kim, Chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim - PV) trong bữa tiệc thân mật tại nhà riêng của ông Tất Thành Cang. Khi đó, ông Cang đã giới thiệu ông Kim với bị cáo Dũng và nói Dũng "tạo điều kiện cho Công ty Nguyễn Kim tham gia vào Sadeco".
Ông Tất Thành Cang. Ảnh ĐỘC LẬP
Từ đó, bị cáo Tề Trí Dũng trình bày trong nhận thức của bị cáo nếu không nhận được một lời nói hoặc yêu cầu chỉ đạo nào, thì việc phát hành cổ phần sẽ không được xúc tiến. Bởi, nếu xúc tiến không đúng định hướng, chủ trương, hay suy nghĩ của lãnh đạo thì việc này không nên làm.
Khi được VKS hỏi để đối chất với bị cáo Dũng, thì bị cáo Tất Thành Cang khẳng định "không có quan hệ gì với ông Nguyễn Văn Kim, ông Dũng khai không đúng". Ông Cang cho rằng bút phê của ông không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
VKS hỏi: "Nếu bị cáo không bút phê đồng ý thì cấp dưới có dám làm không?", bị cáo Tất Thành Cang trả lời bút phê của bị cáo chỉ là cho ý kiến về chủ trương.
VKS hỏi bị cáo Phạm Văn Thông (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM): "Nếu không có bút phê của ông Cang thì cấp dưới có được quyết định không?". Bị cáo Thông trả lời "không, trong tờ trình chỉ trình 1 phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim".
Ông Cang khai, khi nhận Tờ trình 1148 xin chủ trương về phương án, đề xuất chấp thuận chủ trương cho Sadeco phát hành 9 triệu cổ phần với giá 40.000 đồng/cổ phần cho cổ đông chiến lược (không nêu rõ đích danh Công ty Nguyễn Kim), do bị cáo Phạm Văn Thông trình, thì ông có hỏi "phương án chúng ta lựa chọn thì diễn biến ở đại hội đồng cổ đông sẽ diễn ra như thế nào?", thì ông Thông nói chưa biết diễn ra như thế nào.
Theo bị cáo Tất Thành Cang, Văn phòng Thành ủy lựa chọn phương án 2, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với giá 40.000 đồng, tức cổ đông chiến lược ở đây không phải cho 1 cổ đông duy nhất.
Tuy nhiên, VKS cho rằng khi được bị cáo Phạm Văn Thông báo cáo, với tư cách Phó bí thư thường trực Thành ủy, bị cáo được quyền hỏi lại cổ đông chiến lược là ai, nếu bị cáo không đồng ý thì có thể không bút phê, nhưng đằng này khi nhận Tờ Trình 1148, bị cáo Tất Thành Cang đã nhanh chóng bút phê đồng ý. Theo đó, khi bị cáo Cang đồng ý, bước tiếp theo Sadeco đã chuyển nhượng 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim.
VKS đề nghị giảm án cho bị cáo Tất Thành Cang Tại phần luận tội, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (VKS) đề nghị HĐXX xem xét mức án, giảm từ 1 năm - 1 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Tất Thành Cang. Ngày 7.6, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Tề Trí Dũng (40 tuổi, cựu Tổng giám đốc Công...