Gây thiện cảm với con riêng của bạn đời
Khi bạn định kết hôn với một người đã có con riêng, bạn nên nhớ rằng cuộc hôn nhân này có hạnh phúc hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa bạn và những đứa trẻ đó.
Bạn chớ coi thường điều này. Tốt nhất là nên gây dựng tình cảm với đứa trẻ ngay từ khi mới bắt đầu. Nếu bạn làm hỏng khâu này, về sau sửa lại rất khó, thậm chí không sửa được.
Có những người yêu rất thật lòng một người đã từng kết hôn nhưng lại không sao yêu thương nổi đứa con riêng của họ, đưa cuộc hôn nhân vào khủng hoảng triền miên. Càng phức tạp hơn khi cả hai cùng có con riêng và sẽ trở thành bi kịch nếu mỗi người chỉ yêu được con mình, còn con của người kia chỉ muốn đẩy đi cho khuất mắt.
Một nữ giảng viên đại học 38 tuổi, ly hôn đã 7 năm nhưng vẫn không dám “đi bước nữa” vì chỉ sợ con mình khổ. Không hiểu sao đứa con 9 tuổi của chị không hợp với anh ta một chút nào, cứ như nước với lửa, trông thấy nhau là khó chịu. Một lần nó bảo mẹ: “Nếu mẹ lấy chú ấy thì cho con về quê ở với ông ngoại”. Chị nghe con nói, nước mắt lưng tròng, ôm con hứa không lấy ai cả, chỉ cần mẹ con có nhau thôi.
Ở đời, có những khó khăn không phải chúng ta không có khả năng khắc phục nhưng vì không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên chúng ta không chịu đầu tư công sức vào đó. Bước khởi đầu rất quan trọng, bạn cần tạo điều kiện cho người yêu “ chinh phục” con riêng của mình trước khi về chung sống một nhà.
Có những đứa trẻ vì ngây thơ hoặc ích kỷ, không hiểu được vì sao đang sống yên ổn với nhau lại có một người ở đâu “nhảy” vào chia sẻ tình cảm của nó? Nếu nó còn quá nhỏ chưa hiểu gì thì càng dễ gây thiện cảm. Hoàn cảnh để chinh phục đứa trẻ có thể ở những nơi công cộng cho có vẻ tự nhiên. Khi đó, nó dễ tiếp nhận tình cảm của người lạ một cách vô tư chứ không nghĩ vì muốn lấy mẹ hay bố nó mà “giả vờ” tốt với nó.
Thực tế, không ít trường hợp người phụ nữ vì yêu thương đứa trẻ không có mẹ mà cảm thông với cảnh “gà trống nuôi con” rồi năng giúp đỡ, từ đó đi đến yêu nhau. Cũng có người đàn ông khi thì đá bóng, khi chữa đồ chơi cho một cậu bé không có bố rồi dần dần thân với mẹ nó và chính đứa trẻ ngây thơ trở thành cầu nối giữa hai người. Đa số những trường hợp đó là do ngẫu nhiên nhưng tại sao chúng ta không thể dàn dựng những chuyện “ngẫu nhiên” như thế.
Thông thường đứa trẻ thiếu bố hay mẹ hoặc chỉ thỉnh thoảng mới gặp nên thường thiếu thốn tình cảm. Do đó, khi gặp một người lớn đôn hậu thực sự yêu quý nó, nó chẳng dễ khước từ. Thực ra, khi một người đã chinh phục được bạn, họ không phải không có kỹ năng chinh phục. Nhưng trong thực tế, có chị đến nhà người yêu chơi, bị con riêng của anh ta đóng cửa không cho vào. Có anh đang ngồi chơi ở nhà người yêu thì con của chị ta bất ngờ về, hầm hầm giận dỗi. Mẹ dỗ dành thế nào nó vẫn không chịu ngồi ăn cơm cùng. Nhiều khi, lúc đầu đứa trẻ không phản đối người yêu của mẹ nhưng dần dần nó nhận ra ông ta chỉ dành tình cảm cho mẹ nó thôi. Không những thế, còn khó chịu với nó.
Có một thực tế là khi người lớn muốn âu yếm nhau, có mặt đứa con riêng là một trở ngại. Nhất là trước đây nó đã từng chứng kiến cảnh mẹ nó âu yếm người bố đẻ của nó, giờ đây lại thấy mẹ làm như vậy với người đàn ông này. Trong mắt trẻ thơ, đó là sự phản bội. Trong những trường hợp như thế, đa số người mẹ đều cảm thấy như mình có lỗi, điều không bao giờ xảy ra khi chị còn chung sống với chồng cũ. Tất nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng người chồng hay người vợ thứ hai ngay từ đầu đã yêu thương con riêng của mình như con đẻ của họ. Cũng đừng hy vọng đứa bé sẽ cư xử với bố dượng công bằng như những gì ông ta cư xử với nó, vì dẫu sao nó vẫn là đứa trẻ.
Mặt khác, cha mẹ bao giờ chẳng yêu con, nên chỉ nhìn thấy mặt tốt của con mà dễ bỏ qua những khuyết điểm của nó. Trong khi người bạn đời mới thường khách quan hơn và vì vậy họ đánh giá đứa trẻ đúng hơn. Điều này khiến cho hai bên nghi ngờ nhau. Bởi vì tình yêu của cha mẹ dành cho đứa con do mình sinh ra là bản năng, còn sự gắn bó giữa cha dượng hay dì ghẻ với con mình có tính chất xã hội. Vì thế mối quan hệ này không tự nhiên mà có. Nó phải được gieo trồng, nuôi dưỡng mới nảy nở và phát triển được.
Video đang HOT
Muốn như vậy, người trong cuộc phải có lòng bao dung, độ lưọng mới yêu thương được đứa con không phải máu mủ của mình. Và chỉ khi nào bạn gây dựng được tình cảm tốt đẹp như thế mới là cơ sở vững chắc cho cuộc hôn nhân thứ hai hạnh phúc lâu bền.
Phát hiện vợ có bạn trai, chồng gào lên: "Tôi mới là người phải khóc này!", kết cục sau đó mới gây sốc
Kết cục của một cuộc ngoại tình thường dẫn đến hôn nhân đổ vỡ. Tuy nhiên, cái kết của cặp đôi dưới đây lại chẳng giống ai.
Năm 2016, anh John, một nhiếp ảnh gia sống tại Honesdale, bang Pennsylvania (Mỹ) đã nghi ngờ vợ, chị Donna, vì nhận thấy chị có nhiều biểu hiện lạ.
Nghi ngờ vợ ngoại tình nhưng lại không tìm được bằng chứng rõ ràng, người đàn ông quyết định nhờ tới sự trợ giúp của flycam tự lái. Một ý tưởng nghe có vẻ không mấy khả thi nhưng John vẫn quyết tìm được bằng chứng để khẳng định cho mối nghi ngờ của mình.
Vậy là anh dùng flycam để theo dõi hành trình đi làm của vợ, sau đó chỉ việc ngồi ở nhà quan sát qua camera. Vậy là cảnh tượng mà John không bao giờ muốn nhìn thấy cuối cùng lại xuất hiện.
Chiếc máy bay không người lái đã cho John thấy cảnh vợ mình cúi đầu vào chiếc xe SUV trong bãi đậu xe của một cửa hàng thuốc.
Từ độ cao hơn 100m, chiếc máy bay không người lái đã cho John thấy cảnh vợ mình gặp gỡ một người đàn ông trong một chiếc xe SUV. John sốc, anh không ngờ điều mình nghi ngờ lại là sự thật. Người vợ cùng chung sống với anh suốt 18 năm đã phản bội lại anh như vậy.
"Tôi đã choáng váng. Tôi biết chồng có máy bay mô hình nhưng không bao giờ ngờ anh ấy lại dùng nó để theo dõi tôi", chị Donna, vợ anh John kể lại. Chị cho biết mình mới gặp người đàn ông kia vài lần và trở nên "thân thiện hơi quá mức".
Khi chồng cho xem cảnh lén lút của mình, chị Donnna giải thích rằng đây chỉ là lần đầu cả hai tán tỉnh, hẹn hò và mối quan hệ sẽ không đi xa hơn nhưng anh John không tin.
"Cô ấy khóc, còn tôi thì gào lên: 'Cô đừng có khóc. Tại sao cô khóc? Tôi mới là người phải khóc này!", anh John nhớ lại. Sau đó, hôn nhân chấm dứt và chị Donna chuyển ra khỏi nhà.
Những tưởng mọi chuyện sẽ kết thúc bằng lá đơn ly dị sau 18 năm chung sống của cặp đôi này thì đến cuối năm 2017 người ta lại thấy một sự bất ngờ.
Anh John và vợ Donna hồi mới cưới. Ảnh: The Sun.
John cảm thấy không thể quên được Donna và quyết định đón vợ quay về. " Tôi nhìn một chỗ trống trên ghế dài và tôi nghĩ tôi rất nhớ cô ấy, tôi thực sự nhớ cô ấy. Vì vậy, tôi cảm thấy rằng mình có thể cho cô ấy một cơ hội khác, cho chúng tôi một cơ hội".
John nói rằng chiếc flycam thực sự là "vị cứu tinh" cho hôn nhân của anh chị bởi nó giúp chị Donna dừng lại mối quan hệ bất chính đó khi nó mới bắt đầu.
"Tôi tin rằng nếu lúc ấy tôi không theo dõi thì mọi chuyện sẽ đi xa hơn. Không ai trong chúng ta hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc lỗi và điều đó không có nghĩa là chúng ta phải kết thúc mọi thứ. Mọi người đều xứng đáng có cơ hội thứ hai", anh nói.
Những sai lầm cần tránh khi phát hiện bạn đời ngoại tình, hãy cho hôn nhân một cơ hội
1. Đưa ra quyết định cực đoan
Khi bạn phát hiện ra mình bị lừa dối, cảm xúc đau khổ, bực bội hay thất vọng là điều đương nhiên. Điều đó có thể khiến bạn đưa ra các hành động hay quyết định bốc đồng như yêu cầu ly hôn, "ông ăn chả bà ăn nem" hay đuổi đối phương ra khỏi nhà. Hãy hít thở thật sâu khi những suy nghĩ ấy hiện hữu trong đầu bạn.
Ngay cả khi đã quay lại với nhau, đừng vội vàng đưa ra bất kỳ quyết định nhanh chóng nào liên quan đến khía cạnh con cái, nhà cửa hay tiền bạc. Bất kỳ quyết định nhanh chóng nào cũng đều có thể gây ra hậu quả.
Hãy cho bản thân và người ấy thời gian để hàn gắn, đánh giá cảm xúc của mình một cách khách quan. Khoảng thời gian ngay sau khi giải hòa sẽ tràn ngập sự nghi ngờ, vì vậy tốt nhất bạn nên hoãn lại những quyết định quan trọng.
2. Tìm kiếm sự trả thù
Hầu hết các chuyên gia nói rằng có bốn đến sáu giai đoạn phục hồi ngoại hình mà một người phải trải qua khi bị phản bội. Khám phá về mối tình, đau buồn về nó, học cách chấp nhận và phân tích tình huống, và cuối cùng, kết nối lại.
Tuy nhiên, trong khi mỗi giai đoạn đều khó khăn và có những thứ thách riêng, hãy cố gắng và kiềm chế để không nuôi dưỡng ý định trả thù. Ở mọi giai đoạn - có thể vì tức giận, quá đau buồn, hoặc khi bạn biết thêm chi tiết về cuộc tình - bạn có thể bị cám dỗ để làm tổn thương người ấy theo cách bạn đã bị tổn thương.
Bạn thậm chí có thể nghĩ đến việc "ông ăn chả bà ăn nem" nhưng hãy biết rằng những suy nghĩ như vậy chỉ là tự hủy hoại bản thân. Tha thứ trong các mối quan hệ là điều khó khăn nhưng đó là cách duy nhất để cứu vãn cuộc hôn nhân.
Ảnh minh hoạ
3. Hoang tưởng nếu họ lừa dối lần nữa
Một trong những sai lầm phổ biến khi hòa giải cần tránh là nghi ngờ quá mức về đối phương. Nếu bạn đã quyết dịnh tha thứ thì hãy tin tưởng ở họ. Sự hoang tưởng về khả năng họ lừa dối một lần nữa sẽ khiến bạn chẳng đi đến đâu, thậm chí còn khiến tình hình thêm tồi tệ.
4. Tự trách bản thân và cảm thấy có lỗi
Một trong những sai lầm khác là đổ lỗi cho bản thân và bắt đầu cảm thấy tội lỗi về bất cứ điều gì đã xảy ra. Đừng cho phép kẻ lừa dối chọc tức bạn hoặc ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn bằng cách bắt nạt bạn. Để cứu vãn một cuộc hôn nhân đứng trên bờ vực tan vỡ, hãy mạnh mẽ đứng lên và nhìn nhận mọi thứ đúng như bản chất của nó.
Nghiên cứu mới phát hiện người độc thân dễ gặp nguy hiểm hơn các cặp vợ chồng: Muốn sống thọ, đừng ở một mình! Kết hôn có lợi đối với nam giới ở mọi lứa tuổi nhờ sự ổn định về tình trạng kinh tế, xã hội, tâm lý và đặc biệt là được bạn đời của mình chăm sóc. Kết hôn giảm nguy cơ đối diện với nguy hiểm Ngày 16/6 vừa qua, Korea Bizwire đưa tin kết quả một nghiên cứu so sánh tỷ lệ...