Gây thiện cảm ngay lần hẹn đầu tiên
Luôn có cách khiến một chàng trai phải bất ngờ về bạn, thậm chí bị bạn hớp hồn chỉ trong ít phút đầu gặp gỡ.
1. Đến đúng giờ
Nhiều bạn gái lầm tưởng rằng cứ phải đến chỗ hẹn muộn hơn một chút mới là cách gây sự chú ý cho đối phương, và nâng tầm quan trọng của mình. Trong khi thực tế, cách cử xử đúng đắn nhất là nên tới đúng giờ, để bày tỏ sự tôn trọng của bạn đối với cuộc hẹn, và với “người ta”.
Nếu vì lý do nào đó bạn không thể tới kịp, hãy thông báo cho đối phương biết. Chỉ đơn giản là một tin nhắn, hay một cuộc điện thoại. Không cần giải thích chi tiết lý do nếu bạn chỉ muộn có vài phút. (Thực ra sẽ tốt hơn nếu anh ấy không biết tường tận những lý do của bạn như phải đi tìm con thú cưng đang chạy chơi bên hàng xóm hay vô ý làm rơi trứng xuống sàn ngay trong lúc chuẩn bị rời đi).
2. Mặc đẹp để thành công
Hãy đặt chút nỗ lực vào vẻ ngoài của bạn. Tại sao phải nỗ lực? Tại vì chuyện không đơn giản là chọn một bộ cánh tuyệt đẹp khoác lên người. Đẹp, nhưng không được thái quá. Trông bạn sẽ xinh, phải xinh, nhưng vẫn tự nhiên, thoải mái, kiểu đẹp “tỏa sáng mà không cần cố gắng” ấy.
Tốt nhất là nên chọn một bộ bạn thích và biết rõ mình xinh khi mặc nó, đừng mạo hiểm với bộ đồ mình chưa mặc bao giờ hay chạy đi mua đồ mới. Chìa khóa nằm ở một câu thôi: “Xinh, nhưng không phải cố!”.
3. Cười và thư giãn
Khi căng thẳng, có thể bạn sẽ quên cả cười, hoặc tệ hơn nữa, bạn cười không ngậm miệng lại được trước tất cả những gì người kia nói. Cả hai trường hợp đều chẳng đem lại điều gì tốt đẹp, bạn trong mắt người kia sẽ đầy vẻ bối rối (thậm chí “dở hơi” nếu bạn cứ luôn miệng phá lên cười).
Video đang HOT
Xác định tâm lý thoải mái hết sức có thể sẽ giúp bạn tự tin hơn, cũng là tăng cơ hội gây ấn tượng tốt.
4. Nghe và hỏi
Nói về bản thân là một phần quan trọng trong buổi hẹn đầu, nhưng đừng nói quá nhiều tới nỗi đối phương chẳng tìm được kẽ hở nào nữa để tham gia câu chuyện.
Hãy lắng nghe những điều anh ấy đang nói, hỏi những câu thông minh chứng tỏ bạn có chú tâm vào vấn đề. Đây là cách xây dựng sợi dây liên kết giữa hai người.
Mặt khác, đừng để anh ấy độc thoại trong suốt buổi gặp mặt, nếu không anh ấy sẽ chẳng có ấn tượng gì về bạn đâu.
5. Cư xử tự nhiên
Đây không phải một cuộc hẹn phỏng vấn, bởi thế, bạn không cần phải liệt kê những giải thưởng, thành tích và kỹ năng của mình. Hãy để cuộc trò chuyện diễn ra thật tự nhiên, đừng nghĩ mình phải “thể hiện”, phải chứng tỏ rằng “tôi xuất sắc”. Anh ấy đã mời bạn đi chơi (hoặc đồng ý đi chơi với bạn), hiển nhiên là anh ấy có thích bạn. Chính vì thế, bạn nên là chính mình.
Theo TTVN
Nghệ thuật rèn kỷ luật cho con
Có những hình thức kỷ luật, những quan niệm dạy con được bố mẹ cho là khoa học, thông minh, song chưa chắc. Hãy lắng nghe phân tích của chuyên gia trong từng sai lầm cụ thể và lựa chọn giải pháp thay thế hữu hiệu hơn.
1. "Để dạy con một bài học, cứ lấy đi cái gì đó của nó"
Khi con trai không về nhà đúng giờ ăn tối, con gái không chịu tự rửa đồ chơi, bạn có xu hướng muốn phạt con bằng cách cắt món tráng miệng của con trai hay không cho con gái chơi món đồ của nó nữa. Song ngay cả khi lệnh trừng phạt được thực hiện, bạn sẽ thấy, sau này con vẫn phạm lỗi như thường.
Mọi người vốn ghét bị mất mát hơn cả mong muốn có được điều gì đó. Cho nên, nếu bạn đưa cho con một số tiền để tiêu khi nó đi xem phim, bảo với nó rằng "nếu con không về nhà đúng giờ thì phải hoàn trả mẹ toàn bộ số tiền đó", thì bạn đã gửi đi một thông điệp về lòng tin tưởng với con, và khiến con muốn là người có trách nhiệm.
2. Gia đình phải ăn cùng nhau mọi bữa tối
Mọi điều bạn từng nghe đều đúng: Cả nhà ăn tối cùng nhau là chuyện rất tuyệt vời. Song với những lịch làm việc, hoạt động ngoại khóa, các lớp học thêm... có vẻ không thực tế nếu cứ ước ao cả nhà sẽ có mặt đầy đủ bên bàn ăn vào đúng 7 giờ tối.
Thực ra, trong bất kỳ bữa ăn gia đình nào cũng vậy, chỉ có 10 phút là thực sự chất lượng. Và các bạn có thể dành ra 10 phút quý giá này cho nhau vào bất cứ thời điểm nào trong ngày - bữa sáng, hay trước giờ đi ngủ. Cả nhà nói chuyện gì với nhau mới là điều quan trọng. Hãy bảo con dạy bạn một từ mới trong môn ngoại ngữ nó học mỗi ngày, bạn cũng dạy con một từ mới, hoặc kể cho con nghe về ông bà nội ngoại, họ hàng, đây chính là cách gia tăng tình cảm gia đình trong mỗi thành viên.
3. Dùng tiền để treo giải
"Nếu con giữ phòng sạch, con kiếm được 10.000 mỗi ngày" - bạn dạy con theo cách này, đứa trẻ có thể sẽ giữ phòng gọn gàng, nhưng là vì làm vậy nó kiếm được tiền, chứ không phải vì nó nhận ra "chúng ta là một gia đình, có những việc cần làm cho một gia đình như bàn ăn phải dọn, quần áo sạch cần gấp, giường ngủ cần trải trước giờ ngả lưng...".
Treo thưởng vật chất cho những nhiệm vụ mang tính chất "trách nhiệm cơ bản", bạn đang dạy cho con thấy tiền bạc luôn ở trong tâm trí mọi người. Đã có bằng chứng cho thấy tiền bạc khiến bọn trẻ trở nên ích kỷ hơn.
Bạn có thể làm theo một cách khác, hãy phạt con một khoản mỗi lúc con phạm lỗi, và cứ kệ cho chúng thoải mái mắc sai lầm. Lúc nào cũng trong tình trạng "phải trả nợ" sẽ khiến con bạn tự rút kinh nghiệm dần lên và có ý thức hơn trong việc tránh mắc lỗi.
4. Không nói chuyện tiền trước mặt con
Có đến 80% trong chúng ta chưa bao giờ nói chuyện tài chính với bố mẹ. Những đứa trẻ không hề biết tiền được làm ra như thế nào, chi tiêu vào những việc gì và khi còn đi học thì nên đầu tư vào đâu, vào bạn bè, hay các tổ chức tôn giáo, xã hội... Điều đó cũng có nghĩa là, nếu bạn không bắt đầu những cuộc chuyện trò với con về hoạch định tài chính bây giờ, thì sẽ vẫn chẳng có ai làm điều đó.
5. Đứng ngoài cuộc chiến giữa các con
Điều bạn ghét nhất là phải làm trọng tài giữa các con khi chúng tranh nhau chơi máy tính. Bạn có thể nghĩ cứ để chúng tự dàn xếp là một giải pháp thông minh, song nếu chưa đến một lứa tuổi nhất định, chúng chưa thể có kỹ năng làm chuyện đó.
Bởi thế, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc tách chúng ra, cho cả hai đứa thời gian nhằm bớt nóng. Sau đó, yêu cầu mọi người trong nhà bao gồm bạn, chồng bạn, và mỗi đứa con đưa ra giải pháp về việc máy tính nên được sử dụng như thế nào, chọn ra 3 đề xuất khả thi để cùng thảo luận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
6. Nói chuyện giới tính
Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cả một series những cuộc trò chuyện quanh chủ đề này, cho dù bản thân có thấy đôi chút không thoải mái. Theo Hiệp hội Thanh thiếu niên Mỹ, cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện này với con từ khi chúng... 18 tháng tuổi, bắt đầu từ cách gọi tên các bộ phận cơ thể. Khi các con lớn lên, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng nói chuyện này một cách trôi chảy với đứa trẻ 8 tuổi hơn là 13 tuổi, bởi khi đã bước vào giai đoạn dậy thì, cha mẹ sẽ là người... cuối cùng bọn trẻ muốn chia sẻ về chủ đề tế nhị ấy.
7. Đứng trên con khi đưa ra kỷ luật
Khi muốn đưa ra thông điệp rằng những gì con vừa làm là sai, bố mẹ thường đặt mình ở vị trí kẻ cả, thậm chí còn trỏ ngón tay về phía con. Tại sao bạn không thay các cử chỉ đó bằng cách ngồi xuống, trên một chiếc thẳng lưng, có nệm êm để tình hình bớt căng thẳng? Các chuyên gia tâm lý tin rằng bạn sẽ không muốn ở vị trí "kẻ quyền lực". Bạn muốn một không khí dân chủ, công bằng, như vậy ai cũng dễ dàng tiếp thu, hợp tác hơn.
Theo TTVN
Chiến thuật đình chiến Tranh cãi đôi khi là tín hiệu tốt trong chừng mực nào đó thể hiện mối quan hệ khắng khít và đam mê. Tuy nhiên không nên cư xử thái quá mà cần học hỏi phương thức "mềm nắn rắn buông," nàng cương, anh sẽ nhường! Nghe nhiều, nói ít Nếu tự thân nhận định mình như cỗ máy hát nhạc với điệp...