Gây thất thu 858 triệu đồng, cựu cán bộ hải quan vẫn được hưởng án treo
Được giao nhiệm vụ kiểm hóa 100% hàng hóa xuất khẩu phi mậu dịch cá nhân nhưng 2 cán bộ hải quan đã không làm đúng nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho các chủ hàng buôn lậu 19 container đồng phế liệu, dẫn đến thất thu số tiền thuế hơn 858 triệu đồng.
Gây thất thu 858 triệu đồng tiền thuế, 2 cán bộ chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 vẫn được hưởng án treo.
Cán bộ hải quan tiếp tay cho buôn lậu
Mới đây, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 2 bị cáo Mai Phước Việt (SN 1970) và Lê Bảo Thành (SN 1983, nguyên là cán bộ kiểm hóa thuộc chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4, cục Hải quan TP.HCM) cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Qua công tác nắm tình hình, cục Điều tra chống buôn lậu (tổng cục Hải quan) nghi ngờ một container hàng xuất khẩu phi mậu dịch cá nhân theo tờ khai số 97160037690/H21 ngày 23/3/2016 mở tại chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 mang tên ông Lý Quốc Hưng (địa chỉ tại quận Bình Tân, TP.HCM) có dấu hiệu khai báo không đúng chủng loại hàng.
Lô hàng xuất khẩu phi mậu dịch cá nhân được khai báo là kệ công nghiệp bằng sắt tháo rời, hàng mới 100%, trọng lượng 22.850kg, với tổng trị giá 21.600 USD, thuế suất 0%. Hàng hạ tại cảng ICD Transimex để mở tờ khai hải quan, sau đó chuyển qua cảng Cát Lái để xuất khẩu đi Hàn Quốc.
Tờ khai trên đã hoàn tất thủ tục hải quan (đã thông quan). Để làm rõ, cục Điều tra chống buôn lậu đã ra quyết định khám xét toàn bộ hàng hóa chứa trong container này và phát hiện hàng trong container không phải là kệ công nghiệp bằng sắt mà thực chất đồng phế liệu, có trọng lượng 22.710kg, với thuế suất 22%. Theo kết luận định giá tài sản, lô hàng trên trị giá gần 1,8 tỷ đồng.
Do đó, tháng 11/2016, cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để điều tra theo thẩm quyền. Kiểm tra việc xuất nhập khẩu hàng tại cục Hải quan TP.HCM, cục Điều tra chống buôn lậu xác định, có 14 tờ khai hải quan mang tên Lý Quốc Hưng là hàng hóa xuất khẩu phi mậu dịch cá nhân, thuộc diện kiểm hóa 100%. Tất cả những tờ khai hải quan này đều làm thủ tục thông quan tại chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 và đã xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài.
Cả 14 tờ khai mang tên ông Lý Quốc Hưng ghi hàng hóa là trục máy cán thép và kệ công nghiệp bằng sắt, thuế suất 0% nhưng thực tế là mặt hàng phế liệu đồng và phế liệu kim loại hỗn hợp, có thuế suất 22%. Kết quả xác minh cho thấy hai công chức hải quan tiến hành kiểm hóa và ký thông quan 14 tờ khai là Mai Phước Việt và Lê Bảo Thành.
Mở rộng điều tra, cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan cũng phát hiện bà Lê Thúy Huỳnh đứng tên mở 7 tờ khai hải quan tại chi cục Hải quan cảng Sài gòn khu vực 4. 7 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mang tên Lê Thúy Huỳnh cũng được khai báo là trục của máy cán thép và kệ công nghiệp bằng sắt tháo rời, với thuế suất 0% nhưng thực tế là đồng phế liệu, thuế suất 22%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ thu giữ được 1 tờ khai, kèm 1 container hàng có giá trị gần 1,5 tỷ đồng. Còn 6 tờ khai còn lại đã xuất khẩu. Tất cả 7 tờ khai này do Mai Phước Việt trực tiếp kiểm hóa, ký thông quan, trong đó có 2 tờ khai kiểm hóa cùng Lê Bảo Thành.
Thời điểm kiểm tra, có 13 container mang tên Lý Quốc Hưng và 6 container mang tên Lê Thúy Huỳnh đã được xuất ra nước ngoài. Cơ quan chức năng chỉ thu giữ được 1 container mang tên Lý Quốc Hưng và 1 container mang tên Lê Thúy Huỳnh.
Theo phân công, bị cáo Việt là người kiểm hóa các container mang tên Lê Thúy Huỳnh và bị cáo Thành kiểm hóa các container mang tên Nguyễn Quốc Hưng. Tuy nhiên sau khi kiểm hóa, Việt và Thành đã không làm hết trách nhiệm được giao, vẫn xác nhận hàng đúng với khai báo và ký cho thông quan 20 tờ khai dẫn đến việc đối tượng thực hiện trót lọt hành vi buôn lậu 19 container đồng phế liệu.
Gây thiệt hại 858 triệu nhưng được hưởng án treo
Cáo trạng của VKSND TP.HCM xác định, hành vi của Việt và Thành là đồng phạm với chủ hàng. Trong đó, Việt là đối tượng chủ mưu cầm đầu trong nhóm công chức hải quan của chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV4. Việt đã giúp sức tích cực cho chủ hàng thực hiện hành vi buôn lậu đồng phế liệu ra nước ngoài.
Tương tự, Thành là cán bộ kiểm hóa, được giao nhiệm vụ cùng Mai Phước Việt kiểm tra thực tế hàng hóa 100% tờ khai hàng hóa xuất khẩu các lô hàng mang tên Lý Quốc Hưng nhưng Thành không thực hiện kiểm hóa mà giao cho Mai Phước Việt đi kiểm hóa.
Sau đó, Thành ký xác nhận khống là hàng hóa đúng với khai báo. Tuy nhiên, tất cả 7 tờ khai do bà Huỳnh đứng tên do Mai Phước Việt trực tiếp kiểm hóa, ký thông quan, trong đó có 2 tờ khai kiểm hóa cùng Lê Bảo Thành. Do đó, hành vi của Thành là đồng phạm với Việt, giúp sức cho chủ hàng thực hiện hành vi buôn lậu.
Cáo trạng cũng xác định, các bị cáo Việt, Thành đã không làm đúng nhiệm vụ được giao, gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến thất thoát hơn 858 triệu đồng tiền thuế của Nhà nước. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra, lời khai của Việt và Thành có nhiều mâu thuẫn, không thành khẩn khai báo, nhất quyết không khai ra chủ hàng thực sự của các lô hàng vi phạm.
Đến lúc ra tòa, lúc đầu các bị cáo luôn khẳng định bản thân làm đúng các quy định của ngành hải quan và của pháp luật. Tuy nhiên, khi được HĐXX phân tích, đồng thời đưa ra nhiều tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội thì các bị cáo mới thừa nhận hành vi sai trái, thiếu trách nhiệm, gây thất thoát số tiền thuế rất lớn.
Dù các bị cáo thiếu thành khẩn, gây thất thu số tiền thuế lớn của Nhà nước, nhưng HĐXX đã xem xét cho các bị cáo nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt như có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình khó khăn, quá trình công tác đạt được nhiều thành tích… để xét giảm án cho các bị cáo. T
heo HĐXX, hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng không nhất thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội. Từ đó, HĐXX tuyên phạt 2 bị cáo cùng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
Công Thư
Theo doisongphapluat
Được thi hành song song hai bản án treo?
VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm nhưng chuyên gia cho rằng vẫn có thể thi hành hai bản án treo vì nó xảy ra trong cùng một đại án.
VKSND Tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM về phần hình phạt của bốn bị cáo, liên quan đến đại án Phạm Công Danh. Theo đó, VKSND Tối cao đề nghị cấp giám đốc thẩm xét xử lại theo hướng không cho bốn bị cáo này được hưởng án treo.
Hai lần hưởng án treo trong cùng đại án
Theo đó, bốn bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Vinh, Hồ Thị Đi bị TAND TP.HCM xét xử về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 BLHS 1999. Tháng 12-2018, xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP.HCM giữ nguyên mức hình phạt của bản án sơ thẩm, xử phạt các bị cáo ba năm án treo.
Trong khi trước đó, vào tháng 9-2016, cả bốn bị cáo này đều đã bị xử phạt án treo theo một bản án sơ thẩm khác của TAND TP.HCM. Trong lần xét xử này, bị cáo Vân bị xử phạt về tội cố ý làm trái; ba bị cáo Đi, Thành và Vinh bị xử phạt về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bản án này sau đó có hiệu lực pháp luật.
Sở dĩ có trường hợp hiếm gặp trên là do các bị cáo trên đã bị xét xử trong đại án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng cho Ngân hàng Xây dựng (nay là CB) được chia thành hai giai đoạn.
Đối với trường hợp của bị cáo Vân, đại án Phạm Công Danh bắt đầu khởi tố từ tháng 10-2014. Sau đó, đến khi xét xử thì vụ án được tách ra giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Giai đoạn 1, Vân bị khởi tố về tội cố ý làm trái theo Điều 165 BLHS 1999 với vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh. Cụ thể, Vân đã có hành vi ký hợp đồng cho Ngân hàng Xây dựng thuê trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM. Xét xử sau đó, tòa đã tuyên phạt bị cáo Vân ba năm án treo.
Giai đoạn 2, bị cáo Vân bị truy tố và xét xử vì đã có hành vi ký khống hồ sơ vay 300 tỉ đồng tại Ngân hàng Sacombank, ký khống hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng liên quan đến Công ty TNHH TM&DV Hương Việt. Quá trình xét xử, hai cấp tòa nhận thấy thực tế bị cáo Vân không quản lý giấy tờ pháp lý và con dấu của công ty cũng như không tham gia họp bàn, biết được chủ trương của Phạm Công Danh. Bị cáo có trình độ học vấn không cao nên nhận thức và hiểu biết pháp luật có phần hạn chế, tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức không đáng kể nên tòa cho bị cáo hưởng án treo.
Phạm Công Danh (hàng đầu, phải) và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: HY
Kháng nghị đúng hay sai?
Theo kháng nghị của VKSND Tối cao, bốn bị cáo này đã được hưởng án treo trong vụ án trước, nay tòa lại xử án treo về một tội phạm được thực hiện trước khi được hưởng án treo là vi phạm Điều 56, Điều 65 BLHS về điều kiện áp dụng án treo.
Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về những trường hợp không cho hưởng án treo có quy định trường hợp: Người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm, tiếp tục xử phạt các bị cáo ba năm tù nhưng cho hưởng án treo là trái quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư Lê Hà Gia Thanh, Đoàn Luật sư TP.HCM, không đồng tình với kháng nghị nêu trên. Bởi VKSND Tối cao kháng nghị với lý do tòa vi phạm Điều 56, Điều 65 BLHS về án treo và nội dung khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 02 nêu trên. Nhưng bị cáo Vân bị đưa ra xét xử trong hai vụ án hình sự, cùng tội danh là tội cố ý làm trái. Trong khi đó khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 02 thì chỉ hạn chế rằng không được hưởng án treo khi bị xét xử về một tội danh khác, như vậy kháng nghị chưa chuẩn xác.
Luật sư Vũ Phi Long, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM, phân tích không riêng gì bị cáo Vân mà cả bốn bị cáo bị kháng nghị vẫn có thể thi hành cùng lúc hai bản án treo. Bởi luật chỉ quy định về việc không cho bị cáo hưởng án treo nếu có một bản án đã có hiệu lực được xác định là tiền án của bị cáo đó. Tức là không phụ thuộc vào việc các bị cáo phạm một tội hay hai tội trong cùng một đại án mà phụ thuộc vào bị cáo đó có tiền án hay chưa.
Theo quy định pháp luật, người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người đã được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án. Còn trong trường hợp này, bản án giai đoạn 1 xử các bị cáo không được xem là tiền án đối với họ khi họ tiếp tục bị xét xử ở giai đoạn 2 trong cùng một đại án. Vì vậy VKSND Tối cao cho là bốn bị cáo đã hưởng án treo trong lần xét xử giai đoạn 1 của vụ án thì lần xét xử giai đoạn 2 không được hưởng án treo nữa là không có căn cứ.
Đây là tình huống pháp lý khá hy hữu, xin mời bạn đọc tham gia luận bàn.
Từng kháng nghị tương tự nhưng tòa phúc thẩm bác
Đáng chú ý, trước khi xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, VKSND Cấp cao tại TP.HCM cũng đã có kháng nghị tương tự nội dung kháng nghị của VKSND Tối cao lần này. Cụ thể, VKSND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng việc cấp sơ thẩm cho bị cáo Vân hưởng án treo là sai. Vì trong lần xét xử ở giai đoạn 1 Vân đã được hưởng án treo thì lần xét xử giai đoạn 2 không được hưởng án treo nữa.
Tuy nhiên, khi phúc thẩm, HĐXX đã bác nội dung kháng nghị này với lý do hành vi phạm tội của bị cáo Vân thực hiện với vai trò phụ thuộc, mức độ phạm tội không đáng kể nên tòa sơ thẩm cho hưởng án treo là đúng.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Hàng loạt cán bộ hải quan An Giang dính bẫy người đàn bà môi giới Chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng tiền hoàn thuế, Tuyền nhờ Thủy móc nối với cán bộ Hải quan, hối lộ họ để nhờ ký khống hàng chục tờ khai hải quan. Ngày 23/7, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Lâm Thị Thuỷ (49 tuổi, quê An Giang) mức án 10 năm tù về tội "Môi giới hối lộ". Theo truy tố, Trần Thị...