Gây tê ngoài màng cứng khi sinh và các tác dụng phụ ít người biết
Gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau lưng, đau đầu, huyết áp thấp, sốt, bí tiểu và ngứa ngáy khó chịu trên da.
Đau lưng: Tác dụng phụ thường gặp nhất của việc gây tê ngoài màng cứng khi sinh ở phụ nữ đó là gây đau lưng. Mặc dù kỹ thuật này giúp giảm đau khi chuyển dạ nhưng nó cũng có thể gây đau lưng kéo dài trong thời gian sau sinh.
Huyết áp thấp: Theo các chuyên gia, gây tê ngoài màng cứng cũng khiến bạn dễ bị huyết áp thấp. Tình trạng này cần điều trị nhanh chóng trong khi sinh, vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho thai nhi và lưu lượng máu đến tử cung của người mẹ. Ngoài ra, tụt huyết áp cũng làm rối loạn nhịp tim của thai nhi.
Sốt khi sinh: Tỷ lệ phụ nữ sốt khi sinh do gây tê ngoài màng cứng là 23/100 người. Ở một số người, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ bại não và tử vong ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu cũng chứng minh rằng, nhiệt độ não người mẹ tăng chỉ 1 – 2 độ C cũng làm ảnh hưởng tới não của trẻ.
Video đang HOT
Bí tiểu: Bí tiểu thường gặp ở những phụ nữ sinh thường. Tình trạng này xảy ra do tác động của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khiến họ không có cảm giác cần đi tiểu. Việc này khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang gây căng, đầy và tổn thương bàng quang.
Cho con bú khó khăn: Gây tê ngoài màng cứng sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú. Bởi theo một nghiên cứu, một số loại thuốc gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra hành vi mút tay ở trẻ nhỏ và làm trẻ chậm cử động miệng.
Tổn thương dây thần kinh: Mặc dù gây tê ngoài màng cứng thường do những chuyên gia có kinh nghiệm tiêm. Nhưng một số trường hợp, có thể do luồn mũi tiêm quá sâu vào khoang màng cứng tuỷ sống của bệnh nhân mà gây ra những tổn thương lâu dài. Tỷ lệ phụ nữ bị tổn thương dây thần kinh liên quan tới gây tê ngoài màng cứng là 1 – 2%.
Nhịp tim bất thường: Gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra nhịp tim bất thường ở trẻ sơ sinh. Việc này xảy ra khi màng cứng chặn các dây thần kinh để giảm bớt cơn đau chuyển dạ. Đây chính là nguyên nhân khiến nhịp tim của thai nhi bất thường.
Viêm, ngứa: Đây là tác dụng phụ được đánh giá là phiền toái nhất của phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Khi dùng liều lượng thuốc gây tê không phù hợp, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều lượng histamine gây ra khó chịu và ngứa ngáy ở nhiều nơi trên cơ thể.
Đau đầu: Gây tê ngoài màng cứng sẽ được thông qua một cây kim nhỏ dẫn đến màng cứng. Quá trình gây tê ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới thần kinh gây ra tình trạng đau đầu về sau. Một nghiên cứu chứng minh rằng, có tới 28% phụ nữ mang thai bị đau đầu mãn tính do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng.
Lý do khiến chị em không nên uống nước dừa vào buổi tối
Uống nước dừa sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nước dừa là loại nước được tiêu thụ rất lớn mỗi khi hè đến, tuy nhiên có những thời điểm chúng ta tuyệt đối không nên uống nước dừa.
Ngoài lý do tốt cho sức khỏe, dừa tươi là lựa chọn của nhiều người bởi nó sạch và dễ uống. Không phủ nhận những công dụng tuyệt vời nước dừa mang lại, tuy nhiên, nếu uống nước dừa không đúng cách, không đúng thời điểm dễ gây ra những hiểm họa.
Trong số đó, mọi người cần đặc biệt lưu ý không uống nước dừa vào buổi tối, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp bởi dễ khiến cơ thể bị lạnh. Thông thường, dừa sẽ được làm lạnh trước khi đưa đến cho khách, nhưng nước dừa - nước đá - buổi tối là 3 yếu tố âm khiến người uống dễ bị bệnh.
Ảnh Internet.
Buổi tối, những loại thức uống có ga, trà nhân sâm, sữa động vật nguyên chất, nước tăng lực cũng là những loại nước không nên dùng bởi có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, tăng cân...
Ngoài ra, những người tập võ, đá bóng hay thể thao nặng được khuyến cáo không uống nước dừa trước khi thi đấu bởi sẽ làm gân rã rời, không thể hoạt động một cách tốt nhất.
Thêm nữa, kinh nghiệm dân gian khuyên không nên uống nước dừa khi đi nắng về vì dễ gây trúng gió. Những người vừa hoạt động mạnh, mất sức như thi đấu thế thao, lao động nặng... cũng không nên vội uống nước dừa mà đợi cơ thể hồi phục để tránh chân tay bủn rủn, giảm sức dẻo dai.
Ngoài ra, một khuyến cáo khác cho rằng, những người thừa cân không nên uống nước dừa thường xuyên hoặc nhiều hơn 1-2 quả dừa mỗi ngày. Nếu muốn uống, cần cắt giảm kcal ở những đồ ăn khác, đặc biệt là những đồ có đường. Thời điểm được cho là nên uống nước dừa chính là buổi sáng và buổi trưa!
Ngoài ra, chị em phụ nữ không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.
Thục hoàng kiện tỳ vị, nhuận phế Thục hoàng là tên thuốc trong y học cổ truyền từ củ hoàng tinh, còn gọi là củ cơm nếp. Dược liệu thu hái về gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, không bổ đôi, xếp vào chõ, đồ chín hoặc cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun gần cạn, phơi khô. Làm nhiều lần như vậy đến khi củ mềm, mặt trong...