Gây sốt với dự án đi bộ dưới đáy biển, start-up thẳng thừng từ chối 5 lời mời đầu tư 1 triệu USD của các Shark
Start-up gây ấn tượng với các nhà đầu tư tại Shark Tank Việt Nam khi xây dựng mô hình tham quan đi bộ dưới đáy biển tại những vườn san hô.
Tập 10 của Shark Tank Việt Nam mới đây tiếp tục nhận về rất nhiều sự chú ý với dự án cung cấp dịch vụ đi bộ dưới đáy biển của start-up Lê Quang Duy, founder Namaste khi dứt khoát từ chối đề nghị 1 triệu đô cho 18% của Shark Bình.
Founder Namaste chia sẻ Namaste là đơn vị được cấp chứng nhận đủ điều kiện để hoạt động cho bộ môn Seawalker và cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại sở hữu công viên san hô được Hiệp hội Kỷ lục gia Việt Nam trao chứng nhận vào ngày 3/1/2020.
Lê Quang Duy – founder của Namaste.
Anh Duy chia sẻ, bản thân mình là một người bơi lội rất giỏi nhưng gặp sự cố đuối nước vào năm 2012. 4 năm sau đó, anh không dám đến gần mặt biển. Năm 2016, anh Duy đã gạt bỏ nỗi sợ quyết tâm đi học lặn để trở thành một thợ lặn chuyên nghiệp. Đó cũng chính là thời điểm mà ý tưởng kinh doanh cũng như công nghệ Seawalker của anh Duy được ra đời.
Tuy nhiên, CEO Lê Quang Duy chia sẻ rằng, hàng năm hiện tượng El Nino đã làm nhiệt độ nước biển gia tăng, sinh ra hiện tượng tẩy trắng san hô trên khắp các vùng biển ở Việt Nam. Nếu như không ai làm gì, các rạn san hô có thể sẽ biến mất ở Việt Nam sau khoảng 30 năm nữa.
Với mong muốn khôi phục môi trường biển thông qua con đường kinh doanh, tháng 1/2018, đơn vị của anh Duy cho ra mắt cơ sở đầu tiên với mô hình đi bộ dưới đáy biển để tham quan công viên san hô. Được biết, công viên này rộng khoảng 1 ha với hơn 200 loài san hô và hàng trăm loài cá.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án của anh Duy đã phục vụ được hơn 30.000 du khách, đem về doanh thu 20 tỷ đồng và lợi nhuận 4 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ sở một cũng có vườn ươm san hộ trong phạm vi khoảng 9.000 m2. Cơ sở hai là du thuyền Nautilus dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ khách hàng từ quý III/2021.
Dịch vụ đi bộ dưới đáy biển ở Phú Quốc gây sốt.
Đến với Shark Tank, anh Duy đưa ra lời đề nghị 1 triệu USD cho 7% cổ phần với kỳ vọng các Shark sẽ đồng hành, khôi phục thêm 40 ha để nhân giống san hô và khôi phục các vùng biển khác tại Phú Quốc.
Video đang HOT
Khi được Shark Hưng hỏi về số lượng loài đang sở hữu và đang ươm giống, anh Duy cho biết đơn vị đã sưu tập được khoảng 200 loài so với tổng số 400 loài trên thế giới, đồng thời cũng nuôi trồng thực tế được khoảng 18 loài.
Được biết, thời gian trải nghiệm dịch vụ tối đa 15-20 phút, mỗi ngày tối đa 150 người. Du khách trải nghiệm sẽ có một huấn luyện viên đi kèm, vừa làm nhiệm vụ dẫn dắt và bảo vệ, vừa có trách nhiệm bảo vệ các rạn san hô. Mỗi cơ sở sẽ hoạt động trong vòng 6 tháng, thời gian còn lại sẽ dành cho việc phục hồi và tái tạo các hệ sinh thái.
Hiện tại, dịch vụ đi bộ dưới đáy biển hiện tại ở Phú Quốc có giá 950 nghìn đồng/20 phút, ngoài ra còn các dịch vụ khác kèm theo. Mỗi ngày cơ sở một phục vụ được khoảng 120 – 150 khách, cơ sở hai dự kiến đạt 320 – 400 khách, biên lợi nhuận gia tăng tối thiểu 20%.
Founder Lê Quang Duy kêu gọi 1 triệu đô cho 7%.
Với lời kêu gọi 1 triệu đô cho 7%, Shark Hưng cho biết anh Duy đang định giá Namaste vào khoảng 305 tỷ đồng, thiết lập kỷ lục về mức định giá chào của start-up từ đầu mùa 4.
Chia sẻ về bài toán kinh doanh, trong vòng ba tháng qua, doanh thu của công ty đạt khoảng 8 tỷ đồng. Nếu doanh thu một năm đạt 30 tỷ đồng, lợi nhuận thu về sẽ đạt 20%, tương đương khoảng 6 tỷ đồng. Sau khi tính toán chiết khấu về dòng tiền hiện tại, Shark Hưng cho biết phải mất khoảng 100 năm anh Duy mới có thể thu về khoản tiền bằng với giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, tương đương 300 tỷ đồng. Điều này khiến Shark Phú cho biết start-up định giá quá cao rất khó để các Shark có thể đầu tư.
Shark Hưng cho rằng cách anh Duy làm chưa được cụ thể, giống như việc làm tới đâu hay tới đó. Tuy nhiên, Shark vẫn đưa ra lời đề nghị 1 triệu USD cho 25% cổ phần.
Shark Hưng đề nghị 1 triệu USD cho 25% cổ phần.
Shark Bình cho biết hiện tại điểm yếu mà công ty đang gặp phải đó là dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch và chưa biết khi nào mới có thể phục hồi. Dù vậy, Shark Bình đưa ra lời đề nghị trị giá 1 triệu USD cho 20% cổ phần.
Trong khi đó, Shark Louis Nguyễn, Shark Liên và Shark Phú quyết định không đầu tư vào mô hình kinh doanh này.
Tuy nhiên, anh Duy lại đưa ra lời đề nghị 1 triệu USD cho 21% cổ phần và chiết khấu 67% giá trị so với định giá hiện tại. Điều kiện sau khi các Shark rời đi, start-up được quyền mua ưu tiên với chiết khấu 50% so với giá trị tại thời điểm rời đi.
Shark Bình tiếp tục đưa ra lời đề nghị thứ hai trị giá 1 triệu USD cho 21% cổ phần và chiết khấu 25% giá trị so với định giá tại thời điểm rời đi. Shark Hưng đưa ra lời đề nghị giá 1 triệu USD cho 25% cổ phần với điều kiện sau ba năm, khi rời đi sẽ chiết khấu 50% so với định giá tại thời điểm đó và nếu sau 5 năm, start-up không bảo toàn được vốn, phải trả lại cho shark mức tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 15%/năm.
Anh Duy đã đưa ra hai lời đề nghị liên tiếp với trị giá 1 triệu USD cho lần lượt 14% và 15%. Dù vậy, Shark Bình lại đưa ra đề nghị cuối 1 triệu USD cho 18%.
Shark Bình ‘hạ giá’ xuống còn 1 triệu USD cho 18% cổ phần.
Sau thời gian suy nghĩ, anh Duy quyết định từ chối tất cả lời đề nghị của các Shark, kết thúc vòng gọi vốn và ra về tay trắng.
Shark Tank Việt Nam: Startup cà phê trái cây được 4 Shark đồng thuận đề nghị đầu tư 30 tỷ
Startup cà phê trái cây xu hướng mới của giới trẻ được 4 Shark đồng thuận đề nghị đầu tư 30 tỷ nhưng vẫn không thành.
Tập 9 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 4 chào đón sự xuất hiện của 4 startup: Dự án tổ chức chuỗi hòa nhạc cổ điển; Cà phê trái cây Việt xu hướng mới của giới trẻ; Mô hình xuất khẩu lao động chất lượng cao sang Đức và dịch vụ trải nghiệm dự án bất động sản công nghệ 3D.
Trong đó, startup thứ hai đến với Shark Tank mùa 4 là anh Nguyễn Ngọc Luận - Nhà sáng lập và điều hành công ty với thương hiệu cà phê trái cây Meet More kêu gọi 30 tỷ cho 20% cổ phần công ty.
Chia sẻ ý tưởng về việc tạo ra cà phê nông sản trái cây, anh Luận cho biết, anh nhận thấy bản thân mình và rất nhiều người khác thích uống cà phê nhưng không thể uống vì dễ bị say. Bên cạnh đó, thường xuyên đi công tác ở các tỉnh và tiếp xúc với nông dân, anh đã chứng kiến nhiều trường hợp người nông dân được mùa mất giá, được giá lại mất mùa. Từ đó, anh nung nấu quyết tâm tìm hướng ra cho nông sản Việt Nam bằng cách tạo ra một loại cà phê nông sản mang thương hiệu Meet More. Loại cà phê này được phối trộn bởi tinh cà phê và tinh bột của nông sản trái cây, chứa rất ít caffeine.
Trong mùa dịch vừa qua, anh cũng đã cho nhượng quyền xe cà phê trái cây bao gồm máy pha cà phê công nghệ ứng dụng AI. Bằng việc quét QR code, khách hàng có thể chọn lựa thức uống thông qua menu trên giao diện điện thoại. Thêm một điều đặc biệt là khi khách hàng đứng trước máy pha cà phê, sản phẩm phù hợp với lứa tuổi khách hàng sẽ được giới thiệu trên màn hình TV. Một máy chỉ chứa 4 hoặc 6 loại cà phê. Sau khi thử trải nghiệm sản phẩm, đa số các Shark đều đánh giá cà phê ngon và đã trao đổi thêm với nhà sáng lập về sản phẩm, về công nghệ của máy và giá cả bán ra thị trường.
Anh Luận cho biết, chi phí nhượng quyền một xe cà phê là 70 triệu, bên anh sẽ cung cấp toàn bộ máy, xe và training (trang bị kỹ năng) cho khách hàng. "Nếu 1 ngày bán 300 ly thì sau 6 tháng sẽ hòa vốn" - anh Luận nói.
Khi các Shark hỏi thêm về nhà xưởng, doanh thu, lợi nhuận, con số đã đầu tư,... nhà sáng lập Meet More cho biết, mình có nhà xưởng tại huyện Hóc Môn, thời gian qua đã bán được bán 40 xe pha cà phê công nghệ tại TP.HCM và Hà Nội. Anh cũng tiết lộ mình đã đầu tư hơn 40 tỷ. Doanh số gần nhất năm 2020 là 20 tỷ, lợi nhuận 20%. Công ty cũng đã ký hợp đồng cung cấp với Trung Quốc, Nhật Bản và ký độc quyền với một siêu thị.
Câu trả lời của nhà sáng lập khiến Shark Phú hoài nghi. Shark Phú cho rằng, đầu tư 40 tỷ nhưng doanh thu 20 tỷ thì lỗ chứ không lãi. "Nguyên tắc của vòng quay tài chính, tài sản 40 tỷ nếu em không làm ra 120 tỷ doanh số thì khó lòng mà có lãi được" - Shark Phú nói. Shark Phú cũng chia sẻ thêm cách tính trong báo cáo tài chính và hỏi thêm startup về cấu trúc giá sản phẩm.
Anh Luận chia sẻ, trong 20 tỷ doanh thu thì giá vốn chiếm 30% là 6 tỷ, chi phí thường trực là 20% bao gồm vận hành nhà máy, chi phí marketing,... Bên cạnh đó còn có lương nhân viên (khoảng 40 người) và lương của nhà sáng lập. Trong năm 2021 (đến thời điểm ghi hình), Meet More đã đạt con số 15 tỷ.
Từng có kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm Việt sang thị trường Mỹ và Canada, cũng như đang tìm kiếm thêm các sản phẩm nông sản Việt xuất khẩu, Shark Louis đánh giá sản phẩm của Meet More hay nhưng Shark nhận thấy người Mỹ muốn uống cà phê là để tỉnh táo. Meet More đã đưa ra một phương án mới nhưng Shark Louis chưa nghiên cứu nên cần tìm hiểu nhiều hơn từ nhà sáng lập để có thể đem sản phẩm này sang nước ngoài.
Anh Luận tiết lộ, sản phẩm này đã được bán tại Mỹ, được cộng đồng người Việt tại Úc rất ủng hộ và Hàn Quốc cũng đã bắt đầu bán sản phẩm này. Nhà sáng lập cho rằng, theo tính toán thì sau 5 năm sẽ hoàn vốn.
Shark Phú đưa ra đề nghị 30 tỷ cho 50% cổ phần chia đều cho các Shark. Nhà sáng lập Meet More không đồng ý vì hiện công ty đang có 2 cổ đông và muốn giữ ít nhất 60% cổ phần.
Từng nghiên cứu về tiềm năng thị trường, tốc độ phát triển của mô hình này và nhận thấy không có hiệu quả, Shark Hưng đã rút khỏi deal này. Meet More đưa ra một đề nghị khác, 30 tỷ đổi lấy 35% cổ phần và nhưng không được Shark Phú chấp nhận.
Tuy tiếc nuối nhưng anh Luận cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ được gặp và đồng hành cùng các Shark. Anh cũng mong muốn thông qua Shark Tank có thể kêu gọi cộng đồng khởi nghiệp có thể chung tay để cà phê nông sản trái cây Việt vươn tầm thế giới.
Quý vị đón xem các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam mùa 4 vào lúc 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3!
Shark Tank Việt Nam: Startup bất ngờ từ chối 30 tỷ của Shark Hưng để chọn Shark Liên Nhà sáng lập Cuccu.vn đã từ chối đề nghị đầu tư 30 tỷ đồng của Shark Hưng và chọn về đội Shark Liên. Shark Tank Việt Nam mùa 4 tập 8 tiếp tục chào đón 3 startup với ba mô hình: cho thuê kho cá nhân, nền tảng cộng tác viên bán hàng online và đồ uống tốt cho sức khỏe. Trong đó,...