Gây rối ở Bình Thuận, nhiều công an nhập viện
Ngày 11/6, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận có nhiều công an, cảnh sát cơ động phải nhập viện trong lúc giữ trật tự do những người gây rối, quá khích dùng gạch đá tấn công.
Xe ô tô bị người quá khích đốt cháy rụi trong trụ sở Sở kế hoạch đầu tư.
Tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo UBND huyện Tuy Phong cho biết, từ trưa 11/6, có hàng nghìn người dân đã tràn ra quốc lộ 1A đoạn qua ngã ba Cầu Nam, thị trấn Phan Rí Cửa gây rối, phản ứng lại lực lượng chức năng.
Mặc dù lực lượng chức năng đã phát loa tuyên truyền, khuyên người dân giải tán nhưng nhiều người dùng gạch đá, vật cứng ném vào lực lượng công an. Đỉnh điểm, hàng nghìn người dồn ép lực lượng cảnh sát cơ động vào trụ sở PCCC gần cây xăng Cầu Nam.
Nhiều người quá khích đập phá tài sản, đốt xe ô tô công an, xe PCCC và tấn công các chiến sĩ cảnh sát. Người quá khích buộc lực lượng cảnh sát phải cởi bỏ quân phục, hành hung khiến các chiến sĩ phải nhập viện.
Đến 22h tối 11/6, một chiếc xe bị đốt đang cháy trong trụ sở PCCC ở Phan Rí Cửa.
Ông Huỳnh Văn Điển, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong cho biết, có 8 chiến sĩ phải nhập viện điều trị. Ghi nhận đến 22h đêm 11/6, lực lượng chức năng và đa số người dân đã rút hết, chỉ còn lại số ít người đứng xem.
Tuy nhiên, bên trong trụ sở cảnh sát PCCC, một chiếc xe ô tô mới bị đốt đang bốc cháy nghi ngút, nhiều tiếng nổ lớn phát ra.
Từ chiều 10/6, lấy lý do phản đối Dự luật đặc khu và an ninh mạng, nhiều người dân đã tụ tập, tràn xuống đường gây mất kẹt xe, mất an ninh trật tự. Không dừng lại ở việc chặn quốc lộ, rất nhiều người xô đẩy công an, phá hàng rào, vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận tấn công lực lượng bảo vệ, đập phá tài sản.
Video đang HOT
Quốc lộ 1A tê liệt do người quá khích chặn xe.
Nhóm người quá khích còn kích động những người xung quanh dùng gạch đá ném vào lực lượng công an, bảo vệ gây mất an ninh trật tự khu vực, khiến giao thông tê liệt.
Một số đối tượng còn dùng bom xăng tự chế, gạch đá và một số vật dụng tấn công lực lượng cảnh sát cơ động, giật sập hàng rào, đốt cháy chốt gác cổng, dãy phòng nghỉ ngơi của lực lượng công an cảnh vệ.
Ông Nguyễn Ngọc Hai – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định không có trường hợp tử vong nào trong vụ việc tối qua như thông tin trên mạng xã hội đưa. Đây là tin xuyên tạc không đúng sự thật.
Tuy vậy, vụ việc không chỉ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế của tỉnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của cả nước vì đây là tuyến quốc lộ huyết mạch khi bị các đối tượng quá khích ngăn chặn.
Theo Ngô Bình (Tiền Phong)
Giá của bình yên
Khi là một phóng viên, tôi từng làm nhiều tin bạo loạn ở nơi này nơi khác, Paris, Chicago chẳng hạn, ném đá vào cảnh sát, đập phá cửa hàng, đốt xe ô tô, hôi của... Giờ thì những điều đó đang xảy ra ở đây, chưa phải tất cả, chưa phải ở quy mô rộng, nhưng cũng không thể nói từ Bình Thuận, Phan Thiết sẽ không lan rộng hơn.
Tôi thấy sợ sự kích động, sự a dua, sự thiếu hiểu biết. Tôi lo ngại rồi không chỉ là Bình Dương 2014 sau vụ Hải Dương 981, hay Bình Thuận 2018, mà ở các nơi khác sẽ diễn ra ngay cảnh đó, đập phá, đốt cháy, hành hung, thậm chí cả bắn tỉa.
Tôi ghét việc chia sẻ thông tin theo phong trào, bình luận theo phong trào, viết tút theo phong trào, mà không hiểu bản chất mình đang viết cái gì. Tôi không thích cách đưa tin vô trách nhiệm kiểu giật tít hay trích dẫn khỏi bối cảnh. Cứ viết hay chia sẻ theo cách đấy đi, để kích động không cần thiết, mọi thứ tích tụ lại, và tất cả sẽ lĩnh hậu quả.
Tôi không đồng ý với một bản tin ngắn chính thống nhạt nhẽo, vòng vo, yếu ớt tối ngày mà cả nước diễn ra nhiều cuộc tuần hành, trong khi thực tế đầy cuồng nộ. Sáng hôm sau, đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Quốc hội được chia sẻ rất nhanh trên mạng, khi tôi viết những dòng này, tôi thấy mừng vì đó là một lời kêu gọi hợp tình hợp lý.
Tôi nghĩ, giá báo chí có thể cung cấp những thông tin chính thống nhanh như tốc độ thông tin lan truyền trên mạng về một thực tế xấu xí đang xảy ra.
Luật Biểu tình đã bị nợ quá lâu trong khi lẽ ra cần được ban hành, không chỉ là chế tài cho những gì cần xảy ra phải xảy ra theo đúng luật, mà còn là chế tài để xử lý sự bạo loạn, kích động.
Xe trong tru sơ Sơ Kê hoach Đâu tư Binh Thuân bi cac đôi tương qua khich đâp pha, đôt chay đêm 10.6.
Người dân phẫn nộ vì sự bất bình đẳng lan rộng, vì tham nhũng, vì sự thiếu minh bạch. Người dân mất lòng tin khi những kẻ "ăn của dân không từ thứ gì" có thể chạy ra nước ngoài để tránh trừng phạt, và đánh golf.
Nhưng phần lớn chúng ta không thể đi đâu cả. Và vì thế mỗi chúng ta phải tìm cho mình một cuộc sống yên ổn, tử tế. Từ quan đến dân, từ trên xuống dưới. Đừng sống tham nhũng. Tham nhũng không chỉ là nói về một quan chức trong hệ thống. Quan tham nhũng thứ to, dân tham nhũng thứ nhỏ. Là một người dân, hãy đừng tham nhũng thời gian làm việc, đừng cố vượt đèn đỏ khi còn 15 giây nữa. Mỗi người, từ trên xuống dưới, hãy tự mình sống tử tế, không cần chờ người bên cạnh tử tế trước rồi mới đến lượt mình.
Cuộc sống này vẫn chuyển động, vẫn thay đổi, vẫn tiến lên cơ mà, cho dù còn chậm, ở một số mặt nó chậm đến mức đôi khi khiến người ta thất vọng, nhưng rõ ràng nó vẫn thay đổi. Đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực. Chỉ cần so đất nước này với 15 - 20 năm trước.
Chúng ta muốn thay đổi, nhưng không phải bằng cách biến Việt Nam thành Ukraina, Libya, Syria...
Có tin đại sứ quán Nhật từ mấy hôm trước cảnh báo công dân không đến Hà Nội.
Bắt đầu là Nhật, Hàn, rồi có thể Âu, Mỹ, Úc. Rất có thể khách du lịch sẽ ít đi dù là khách Trung Quốc hay khách Tây Âu.
Có thể ùn tắc ở biên giới - những đoàn xe tải chở dưa hấu, vải thiều, hải sản xếp hàng dài và thiu thối.
Năm nay Bình Thuận xuất khẩu thanh long ra sao, khách nước ngoài ở Phan Thiết có sợ hãi kêu cứu, sau sự kiện vừa rồi?
Sẽ mất thời gian để làm lại từ đầu.
Ngày 10.6, hàng nghìn người dân Bình Thuận đã kéo xuống đường làm tê liệt giao thông.
Thủ tướng vừa phát biểu ở Canada, ông tin sẽ có làn sóng đầu tư mới, Việt Nam mở cửa đón các nhà đầu tư. Giờ, với gây rối, đập phá, ai sẽ tạo sóng? Ai sẽ tạo sóng nếu không phải chính mình!
Mấy năm trước, bà đại sứ Israel nói với tôi, trong một cuộc phỏng vấn: Tôi thấy yên tâm khi đi bộ trên đường phố Hà Nội. Người ta không biết quý sự bình yên cho đến khi người ta không có thứ đó nữa.
Từ khi đó, tôi tin bà ấy nói đúng. Một người từ đất lửa Trung Đông - nơi có các cuộc xung đột và bạo lực, tấn công liên miên và khó khăn lắm mới có sự bình yên, sự bình yên đến giờ vẫn còn mong manh.
Chúng ta đã có quá nhiều chiến tranh, quá nhiều đau thương mất mát. Đừng để sự hy sinh thành vô ích.
Cần một tiếng nói, mạnh mẽ, chân thành, để đoàn kết và thuyết phục. Tranh cãi xung quanh một dự luật là bình thường, Mỹ cũng mất nhiều năm với dự luật an ninh mạng, chẳng hạn thế. Có lẽ cần cả một sự dũng cảm để bỏ những dự luật không hợp lý, rất có thể bị ảnh hưởng bởi lợi ích nhóm, đưa ra những dự luật dài hạn, ổn định, minh bạch, vì lợi ích chung khi ban hành, và được thực thi nghiêm túc.
Cũng cần một sự hiểu biết, thiện chí khi chia sẻ thông tin để đừng tạo ra một hiệu ứng đám đông.
10 năm trước, tôi nói chuyện với một nhà ngoại giao nước ngoài, khi ở Washington D.C. Khi so sánh một vài thứ với Hà Nội, ông ấy nói, thay đổi không phải đến từ bên ngoài, mà ngay từ bên trong, từ bản chất, và bình tĩnh, mới là cách tốt nhất cho Việt Nam.
Thật sự, như một người dân bình thường, trong thâm tâm, tôi thấy sợ.
Tôi cầu mong một thành phố yên bình, những làng mạc yên bình, để các con tôi, những người thân của tôi, mọi người sống quanh tôi có thể yên tâm sống, có thể ra đường mà không sợ gạch đá hay bom xăng.
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc: Nếu có luật Biểu tình sẽ hạn chế sự quá khích Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), từ vụ việc người dân tụ tập đông người ở một số tỉnh, thành, ông thấy rất cần có Luật Biểu tình. Nếu có Luật Biểu tình thì người dân có thể bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ và chúng ta có thể điều chỉnh được đối với những người quá...