Gauntlet Reboot chuẩn bị đặt chân lên PC
Nhắc tới Gauntlet, chắc hẳn các game thủ rất ai biết đến từ game này, tuy nhiên, nó là một trong những tựa game khá thành công vào nhưng năm 1985 trên hệ máy Arcade (Máy thùng). Với cách chơi phối hợp giữa 4 người khá hấp dẫn, tuy hay là thế nhưng cũng giống bao tựa game Arcade khác, nó cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng khi hàng loạt tựa game mới hấp dẫn hơn rất nhiều xuất hiện.
Nay Warner Bros Interactive quyết định muốn Reboot tựa game khá thành công này, đem nó lại với nền đồ họa xuất sắc cùng Gameplay hấp dẫn hơn rất nhiều. Gauntlet sẽ được phát triển bởi Arrowhead Game Studios, hãng phát triển này đã từng rất thành công với những tựa game indie quy mô nhỏ như Magicka hay Helldivers,..
Vẫn như bản gốc, người chơi hoàn toàn có thể “một mình một ngựa” xông pha lên chiến trường hoặc Co-op phối hợp với 4 người chơi khác để hỗ trợ lẫn nhau tiêu diệt các con boss khổng lồ. Sẽ có 4 Class chính là Warrior, Wizard, Valkyrie và Elf, mỗi Class đều có những ưu và khuyết điểm nhất định. Nếu như trong Warrior, người chơi có thể một mình xông pha vào giữa bầy quái vật hung hãn chặt chém như DMC hay God of War thì ở Class Wizard lại tấn công diện rộng, buộc người chơi phải biết giữ khoảng cách, sử dụng chiêu thức phù hợp nếu không muốn bỏ mạng. Game dự định sẽ phát hành vào mùa hè năm nay.
Theo VNE
Game thủ Việt: "Nhảy cóc" cùng game !
Điều rất buồn với các game thủ Việt, là trong vòng mấy năm lại đây, việc xây dựng 1 cộng đồng tốt đã trở nên vô vọng, khi đa số người chơi không còn cảm giác gắn bó với các tựa game nữa. Tính ra hàng tuần, các game thủ có thể "nhảy cóc" 2 - 3 game là sự bình thường.
Nhiều game thủ lý luận, do các nhà phát hành đua tranh nhau, ra sức tung nhiều sản phẩm, đẩy tốc độ ra game nhanh hơn, đã khiến tuổi thọ các game ngắn hơn. Vì thế, việc game thủ nhanh chóng vào game rồi rời bỏ không có gì đáng phải suy nghĩ hết.
Video đang HOT
"Nhảy cóc"game đang là thói quen của người chơi.
Dư cung thiếu cầu !
Nguyên nhân vấn đề, chính là thực trạng nhiễu loạn về các dạng sản phẩm game đua tranh ra mắt thời gian qua.
Một cá nhân chuyên môi giới phát hành game từ khu vực Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) tâm tư, "có sang nước bạn mới thấy game bạt ngàn, và vì bạt ngàn nên chính sách họ đưa ra cũng dễ cuốn hút các đơn vị trong nước chấp nhận kiểu đổi game lấy cơ hội lắm !".
Phương thức được nhiều người nhìn nhận, là các nhà phát hành Việt thông qua quan hệ với Hiệp hội Game Trung Quốc, thương thảo "phát hành thử" với nhà sản xuất Trung Quốc, tuân thủ "giải pháp logistics" của họ, là có thể đem game về, dù là phiên bản cũ, để tung ra thị trường. Những game nào "sống được", thì có thể quay lại trả tiền bản quyền để có cập nhật tốt nhất, còn không thì... bỏ qua.
Game Trung Quốc đang hùng bá thị trường Việt.
Thế là các game Trung Quốc cứ thế "dàn hàng" đi vào làng game Việt, với số lượng làm người ta phải giật mình. Một nhà phát hành tiết lộ: "Những cái giá mua game bán game, có khi chỉ là "làm màu" cho giới truyền thông PR cho game, và coi như "qua mặt" được vấn đề giấy phép nữa".
Một nhà phát hành khác nói: "Nói đến giấy phép bản quyền, game nào ở Trung Quốc qua cũng có hết. Hiệp hội của họ sẽ chứng nhận cho, nhưng là ở dạng ghi nhớ thôi, coi như "nợ tiền". Khi nào game có lãi hẵng tính".
Từ thực tế đó, thị trường game Việt biến thành 1 "chợ tạm đầu mối", với lượng game cung luôn vượt qua cầu.
Tìm đâu sự an định ?
Theo các game thủ Việt, thì ai cũng mơ có 1 làng game thanh tĩnh. Ai cũng mơ có những môi trường đầm ấm với bạn bè thân hữu trong game. Song từ mơ ước đến thực thi, là cả 1 vấn đề giằng níu đa chiều.
Trung thành với 1 game đã trở thành đặc điểm "kỳ cục" ở game thủ Việt.
Đặc biệt với hiện trạng thị trường cung cầu nhiễu sự như vậy, tính ổn định trong lựa chọn trò chơi của game thủ cũng mất đi. Nhiều game thủ cho biết, đã đến thời chỉ có người "hâm hấp" mới kiên trì tìm hiểu và trung thành với 1 game nào đó. Hoặc bản thân 1 game phải có sức hút ghê gớm, có bề sâu về cốt truyện, cách chơi, sức hấp dẫn khám phá và cộng đồng mạnh, mới có thể níu giữ các game thủ "ở yên".
Xét về mặt này, có thể làng game Việt chỉ tìm thấy cơ hội "bền vững với game" ở các game MOBA có tinh thần eSports tốt, như Liên Minh Huyền Thoại, DotA... hay MMORPG kiếm hiệp như Cửu Âm Chân Kinh, Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ...
Chỉ có những game MOBA và client hy vọng giữ game thủ bền vững ?
Tuy nhiên, cũng do cộng đồng có quá nhiều cơ hội lựa chọn, sức cạnh tranh giữa các dòng game gia tăng liên tục, nên bản thân các game này cũng đang rất chật vật giữ được người chơi.
Hiện trạng vẫn bất cập trong quản lý và định kiến xã hội xấu về game còn khiến cho khả năng tập hợp cộng đồng game, thống nhất được tâm lý hợp tác giữa người chơi và các nhà phát hành thêm xấu đi.
Xem ra, có lẽ chỉ khi nào hoạt động quản lý phát hành của các nhà quản lý chức năng được cải thiện, ý thức "đầu tư game không có nghĩa là chỉ lo lợi nhuận" lan tỏa, các nhà phát hành cùng dẹp bỏ tâm lý cơ hội thị trường, thì may ra làng game Việt mới tìm được sự an định nhất định với đa số người chơi game.
Đến bao giờ game thủ "thôi nhảy cóc" ?
Còn bây giờ, khó trách rằng game thủ quen... nhảy cóc cùng game!
Theo VNE
Ubisoft tung trailer giới thiệu động cơ mới Snowdrop Engine Tại Hội nghị phát triển game (GDC) năm 2014, Ubisoft đã giới thiệu một trailer mới hiển thị các khả năng kỹ thuật của động cơ mới Snowdrop Engine. Trò chơi đầu tiên được phát triển dưới sự hỗ trợ của Snowdrop Engine là The Division - "tựa game nhập vai thế giới mở nhiều người chơi" được dự kiến sẽ ra mắt...