Gấu trúc ‘ngoại giao’ Trung Quốc chuẩn bị về nhà sau 20 năm ‘thực hiện sứ mệnh’ ở Mỹ
Gấu trúc Ya Ya đã được đưa tới Mỹ cách đây 2 thập kỷ như một phần trong chương trình ngoại giao không chính thức của Trung Quốc.
Gấu trúc Ya Ya ở sở thú Memphis. Ảnh: Global Look Press
Sau 20 năm ở lại sở thú Memphis (bangTennessee, Mỹ) như một công cụ trong nỗ lực “ ngoại giao gấu trúc” của Bắc Kinh, Ya Ya – một con gấu trúc cái 22 tuổi – sẽ được trả về Trung Quốc trong bối cảnh các nhóm đòi quyền và phúc lợi động vật bày tỏ lo ngại về sức khỏe của Ya Ya.
Về phần mình, sở thú tại Mỹ phủ nhận cáo buộc đã không chăm lo cho con vật.
Dẫn các nguồn tin trong Cục quản lý đồng cỏ và lâm nghiệp quốc gia, hãng thông tấn Tân Hoa ngày 25/4 đưa tin Ya Ya sẽ được đưa về Trung Quốc trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các nhóm giám sát phúc lợi động vật In Defense of Animals và Panda Voices mạnh mẽ kêu gọi đưa Ya Ya về nhà trước khi sức khỏe của con gấu trúc trở nên tồi tệ hơn.
Một số nhà quan sát lập luận những bức ảnh và video ghi lại cuộc sống của Ya Ya ở Mỹ dường như cho thấy con gấu trong tình trạng hốc hác và đang bị bệnh về da. Bên cạnh đó, Ya Ya thể hiện nhiều hành vi bất thường, lặp đi lặp lại.
Trước đây, các cơ quan giám sát đã đổ lỗi cho sở thú Memphis chịu trách nhiệm cho cái chết của Le Le vào tháng Hai. Le Le là bạn đời của Ya Ya. Vào thời điểm đó, Defense of Animals cho rằng cái chết của Le Le chứng minh sở thú tại Mỹ hoàn toàn không có khả năng chăm sóc gấu trúc đúng cách.
Tuy nhiên, sở thú Memphis đã kịch liệt bác bỏ mọi cáo buộc về việc ngược đãi con vật. Website chính thức sở thú Memphis mjieue tả Ya Ya thể hiện những đặc điểm “hướng ngoại”, đồng thời nói rằng cô gấu trúc này thích chơi với những người quản lý của mình bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Ngay trước khi Le Le qua đời, tháng 12/2022, sở thú thông báo cặp gấu trúc dự kiến được trả về cho Thượng Hải sau khi hoàn thành chương trình “cho mượn” 20 năm trước. Công tác chuẩn bị để Ya Ya về nước đã được hoàn thành, dự kiến diễn ra trước cuối tháng 4.
Từ năm 1972, Bắc Kinh đã tiến hành một nỗ lực “ngoại giao gấu trúc” khi nước này tặng cặp gấu trúc cho Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon. Không chỉ có Mỹ, 17 quốc gia khác cũng đang có chương trình nuôi gấu trúc Trung Quốc. Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới mà gấu trúc tồn tại trong môi trường sống tự nhiên.
Theo chuyên gia địa chính trị Matthew Fraser, Bắc Kinh sử dụng các hoạt động cho mượn gấu trúc như một công cụ thể hiện sự thiện chí hoặc thúc đẩy một thỏa thuận thương mại. Trả lời tờ báo New York Times đầu tháng 4, chuyên gia Fraser nhận định: “Khi Trung Quốc muốn lấy lại một con gấu trúc, thường sẽ là vì quốc gia này rất không hài lòng vì một lý do nào đó”.
Căng thẳng ngoại giao đã khiến việc cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên khó khăn, với việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mà cả hai nước hy vọng diễn ra vào cuối năm nay ngày càng phức tạp hơn. Mặc dù vậy, các quốc gia ở châu Á và châu Âu vẫn mong muốn có mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định hơn nhằm làm giảm rủi ro chính trị khi giao dịch với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chile 'báo động đỏ' về nguy cơ cháy rừng tại miền Nam và miền Trung
Ngày 7/2, Chile đã đưa ra "báo động đỏ" về nguy cơ cháy rừng trên diện rộng tại 26 cộng đồng dân cư ở miền Nam và miền Trung của nước này, trong bối cảnh cháy rừng vẫn tiếp tục hoành hành.
Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Cabrero, Chile ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cục Lâm nghiệp quốc gia Chile (Cona), đợt cháy đang diễn ra hiện nay đã cướp đi sinh mạng của 26 người và thiêu rụi hơn 290.000 ha đất rừng.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Cục trưởng Christian Little cho biết: "Chúng tôi đã phân tích các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió, cùng các yếu tố khác như phế liệu nông nghiệp dễ cháy xuất hiện trên nền đất rừng một cách tự nhiên, bao gồm cả cành cây và lá thông. Đánh giá rằng đây là những điều kiện dễ gây ra tia lửa và gây cháy, chúng tôi đã đưa ra cảnh báo trong khu vực".
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Chile - ông Jose Guajardo cũng đã dự báo về "những ngày khó khăn" phía trước do nhiệt độ cao tại các khu vực Maule, O'Higgins và Vùng đô thị, nơi có thủ đô Santiago.
Theo Cơ quan Phòng chống và Ứng phó thảm họa quốc gia Chile, lực lượng cứu hỏa đã dập tắt thành công 169 đám cháy rừng, trong khi vẫn còn 81 đám cháy chưa thể khống chế.
Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Nội vụ Manuel Monsalve cho biết Colombia và Mexico đã điều lực lượng cứu hỏa tới Chile để hỗ trợ dập tắt các đám cháy rừng. Cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ 15 đối tượng tình nghi có liên quan tới các vụ cháy này.
Theo Bộ trưởng Y tế Ximena Aguilera, chất lượng không khí tại các khu vực bị ảnh hưởng đã xấu đi đáng kể do khói từ cháy rừng.
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm Mở cửa phiên 18/4, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, do những lo ngại về nền kinh tế nước này, khi đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục 20 năm so với đồng USD. Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei 225 giảm...