Gấu trúc bạch tạng độc nhất vô nhị tái xuất
Con gấu trúc bạch tạng duy nhất trên thế giới đã xuất hiện trở lại với bộ lông màu trắng vàng.
Giới chức tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 16/1 cho biết đã một lần nữa ghi lại được hình ảnh của con gấu trúc bạch tạng duy nhất trên thế giới. Trong lần xuất hiện này, màu lông tại bốn chân của nó đã ngả sang màu vàng.
Con gấu trúc độc nhất vô nhị này được phát hiện lần đầu vào giữa năm 2019. Hình ảnh được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long (tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) cho thấy nó có đầy đủ các đặc điểm của hội chứng bạch tạng như màu lông trắng như tuyết, móng vuốt trắng và cặp mắt màu đỏ.
Hình ảnh con gấu trúc bạch tạng khi nó xuất hiện lần đầu năm 2019. Ảnh: Weibo .
Vào đầu năm nay, con gấu trúc này được nhìn thấy một lần nữa trong khu bảo tồn khi nó đang đi qua một cánh đồng tuyết.
Video đang HOT
Ba ngày sau, hình ảnh của nó đã được các máy ảnh đặt trên sườn núi ghi lại từ khoảng cách 1 km. Con gấu trúc mất khoảng 10 phút để đến chân núi, sau đó biến mất.
“Con gấu trúc đã lớn hơn rất nhiều và có vóc dáng cứng cáp. Hình ảnh cho thấy nó hiện khoảng ba tuổi và phần lông trắng tại chân của nó đã chuyển vàng”, Tan Yingchun, một người trong dự án bảo tồn và nghiên cứu gấu trúc bạch tạng, nói.
Với việc con gấu trúc này xuất hiện một mình trong cả hai đoạn ghi hình, các nhà nghiên cứu tin rằng hiện nó đã rời tổ và không còn sống chung với mẹ.
Li Sheng, nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh đồng thời là chuyên gia về gấu, giải thích rằng đột biến gen bạch tạng sẽ ức chế sự tổng hợp melanin trong cơ thể động vật, khiến chúng có màu trắng, trắng vàng hay vàng nhạt.
Bệnh bạch tạng thường không ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể của con vật. Tuy nhiên, nó có thể khiến con vật nhạy cảm trước ánh nắng trực tiếp và dễ bị phát hiện hơn. Ông Li cho biết mình cảm thấy vui sướng khi con gấu trúc đặc biệt này đã lớn lên an toàn và lành lặn, khi nó có thân hình mũm mĩm và thích nghi cơ bản với môi trường sống.
“Con gấu này có thể đã di chuyển khỏi nơi nó sinh ra để tìm môi trường sống mới, vốn là điều thường xuất hiện ở gấu trúc cái. Vì thế, đây có thể là một con gấu trúc cái hoang dã và đã rời xa mẹ”, ông Li phát biểu.
Khu bảo tồn có kế hoạch mỏ rộng phạm vi giám sát và áp dụng các công nghệ như xét nghiệm ADN để tìm kiếm các manh mối mới nhằm hiểu hơn về sự phân bố của đột biến bạch tạng trong quần thể gấu trúc địa phương.
Liệu đột biến bạch tạng có ảnh hưởng đến tình trạng thể chất của loài gấu trúc hay không vẫn là một bí ẩn lớn. Các nhà khoa học hy vọng sẽ có thể nghiên cứu sâu hơn về đề tài này, từ đó nâng cao hiểu biết của con người về giống loài gấu cổ xưa này.
Tìm thấy thiên hà xa nhất và cổ xưa nhất của vũ trụ
Trong lúc quan sát và phân tích vũ trụ xa xăm, các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà xa nhất và cổ xưa nhất từng được quan sát cho đến thời điểm này.
Thiên hà GN-z11
GN-z11 có lẽ không phải là cái tên bóng bẩy, nhưng nó thuộc về một thiên hà có thể nói là độc nhất vô nhị: thiên hà cách xa Trái đất nhất, tính đến thời điểm này.
Đội ngũ các nhà thiên văn học do giáo sư Nobunari Kashikawa của Đại học Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu đã đặt mục tiêu tìm ra thiên hà xa nhất có thể quan sát được, trước khi nghiên cứu về quá trình hình thành và thời điểm khai sinh của nó.
"Từ những cuộc nghiên cứu trước đây, thiên hà GN-z11 dường như cách xa chúng ta nhất, ở khoảng cách 13,4 tỉ năm ánh sáng, hay 134 nonillion km (có nghĩa theo sau số 134 là 30 chữ số 0)", theo Space.com dẫn lời giáo sư Kashikawa.
Tất nhiên, việc đo đạc và xác nhận được khoảng cách xa xôi như thế không phải là chuyện dễ dàng.
Để xác định được khoảng cách giữa GN-z11 và Trái đất, nhóm của ông Kashikawa đã nghiên cứu cái gọi là "dịch chuyển đỏ" của thiên hà đối tượng, tức tính toán khoảng cách ánh sáng kéo giãn hoặc dịch chuyển về phía rìa đỏ của quang phổ ánh sáng.
Nói tóm lại, một thiên thể càng ở xa Trái đất thì ánh sách của nó càng dịch chuyển đỏ.
Bên cạnh đó, họ quan sát những tín hiệu hóa học phát ra từ thiên hà GN-z11, nhờ vào thiết bị gọi là MOSFIRE của Đài quan sát Keck I tại Hawaii (Mỹ).
Kết quả là nhóm chuyên gia đã tính toán được khoảng cách giữa đối tượng và Trái đất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.
Có bao nhiêu gấu trúc trên cây? Liệu chỉ trong một lần đếm bạn có thể trả lời đúng không? Đáp án: 27 con.