Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thu hẹp môi trường sống, gấu Bắc Cực đang phải vật lộn để thích nghi với điều kiện mới.
Hình ảnh một chú gấu Bắc Cực ngủ trên một tảng băng trôi nhỏ là hình ảnh trực quan mạnh mẽ về tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra (Ảnh: Nima Sarikhani).
Hình ảnh một chú gấu Bắc Cực nằm ngủ bình yên trên một tảng băng nhỏ có lẽ sẽ mang lại cho bạn cảm giác hy vọng khi đối mặt với những khó khăn với cuộc sống.
Đây là nhận định của Nima Sarikhani, chủ nhân bức ảnh, khi nói về tác phẩm của mình. Đây là tác phẩm đã giành chiến thắng tại Giả.i thưởn.g bình chọn của công chúng (People’s Choice) dành cho Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, hồi đầu năm 2024.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình trạng nóng lên, băng biển Svalbard đang mỏng đi với tốc độ đáng báo động, khiến môi trường sống của gấu Bắc Cực bị đ.e dọ.a.
Tổn thương chưa từng ghi nhận ở loài gấu Bắc Cực
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy gấu Bắc Cực đang phải một tình trạng sức khỏe vô cùng đặc biệt và hiếm gặp. Chúng bị những tảng băng to, bám chặt vào chân. Bên dưới lớp băng, lòng bàn chân của những con gấu bị cắt sâu, và chả.y má.u.
Video đang HOT
Khối băng lớn bám chặt vào chân gấu Bắc cực (Ảnh: WU).
John Whiteman, nhà khoa học tại Polar Bears International (PBI) cho biết dạng chấn thương này xảy ra theo cùng một kịch bản với điều mà loài chó thường gặp phải ở vùng có khí hậu lạnh.
“Ban đầu, tuyết bị mắc kẹt trong các lông ở lòng bàn chân. Do nhiệt độ cơ thể hoặc khi động vật di chuyển, lớp băng này bị tan chảy nhẹ, nhưng không mất đi”, Whiteman lý giải.
“Dần theo thời gian, chúng tích tụ ngày một lớn hơn, tạo thành những khối băng, khiến gấu Bắc Cực không thể chạy, thậm chí đi lại cũng khó khăn”.
Điều nguy hiểm là những khối băng này không chỉ bị kẹt ở chân gấu. Chúng gắn chặt vào da, khiến lớp da của gấu bị rách toạc khi chúng di chuyển.
Kristin Laidre, nhà sinh thái học biển, cho biết đây là lần đầu tiên gấu Bắc Cực đối mặt với tình trạng thương tổn nghiêm trọng, dù trước đó, điều kiện sống của chúng đã ở mức đáng báo động.
“Khi sờ vào bàn chân gấu, bạn sẽ thấy rõ rằng chúng đang chịu đa.u đớ.n khủng khiếp”, Kristin Laidre cho biết.
Gấu Bắc Cực vật lộn để thích nghi với điều kiện mới
Nhà khoa học John Whiteman cho biết tình trạng “bàn chân đóng băng” là vấn đề đáng ngạc nhiên đối với gấu Bắc Cực, vì loài động vật này đã tiến hóa để thích nghi với môi trường sống ở Bắc Cực, bao gồm cả việc bơi thường xuyên, ngay cả trong thời tiết rất lạnh.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Bắc Cực là một trong những khu vực ấm lên nhanh nhất trên hành tinh và các giai đoạn ấm lên bất thường xảy ra ngày một thường xuyên hơn.
Những khoảng thời gian như vậy có thể khiến nước biển thấm ngược lên bề mặt băng biển, hoặc ghi nhận một lượng mưa trút xuống thay vì tuyết.
Ảnh một chú gấu Bắc Cực gầy gò, tìm kiếm thức ăn trên đảo Baffin (Canada) được nhiếp ảnh gia ghi lại (Ảnh: Paul Nicklen).
Điều này khiến một khu vực rộng lớn rơi vào tình trạng lầy lội, khiến gấu Bắc Cực di chuyển khó khăn, và dễ gặp tình trạng “bàn chân đóng băng”.
Tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu còn khiến gấu Bắc Cực khó săn hải cẩu hơn, do lượng băng biển tan ra ngày một lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, việc mất đi nguồn dinh dưỡng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến khả năng sống sót và sinh sản của gấu Bắc Cực.
“Gấu Bắc Cực là loài động vật mạnh mẽ, dễ thích nghi với điều kiện sống. Nhưng những bức ảnh gần đây cho thấy chúng thực sự đang gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu”, Whiteman cho biết.
Tại Churchill, một thị trấn nhỏ ở phía bắc tỉnh Manitoba (Canada), ghi nhận quần thể gấu Bắc Cực ngày một lớn, và chúng tiến sâu vào đất liền.
Theo đó, đã có khoảng 600 cá thể trong quần thể này, so với chỉ vài chục con gấu xuất hiện vào thập kỉ trước.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những con gấu ngày một chủ động hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và tiến đến gần con người. Đây là động thái chưa từng được ghi nhận ở gấu Bắc Cực.
Tuy nhiên, kỹ năng săn mồi của chúng ở điều kiện đất liền vẫn chưa hoàn thiện, cộng với những mối đ.e dọ.a tiềm ẩn như xung đột với con người, ô nhiễm, dịch bệnh… có thể đặt ra những thách thức với loài động vật này.
IUCN ước tính hiện có khoảng 26.000 cá thể gấu Bắc Cực trên toàn thế giới.
Nhưng nếu không có hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta có thể mất tất cả trừ một vài quần thể nhỏ của gấu Bắc Cực vào cuối thế kỷ này.
Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) ngày 17/11 kêu gọi người dân cảnh giác trước bão nhiệt đới Man-yi.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Semarang, Trung Java, Indonesia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Điều phối viên Quan sát và Thông tin tại Trung tâm Cảnh báo Bão nhiệt đới Jakarta (TCWC) Ben A. Molle, cho biết, cơn bão đã phát triển ở vùng biển Philippines, cách Tahuna khoảng 1.040 km về phía Bắc. Theo ông Ben A. Molle, do ảnh hưởng của bão, có thể xuất hiện lốc xoáy, mưa lớn và sóng lên cao ở khu vực biển Bắc Sulawesi. Chiều cao sóng dự báo từ tăng cao từ 2,5 - 4,0 mét ở một số vùng biển ngoài khơi
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đán.h thuế Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đán.h thuế...