Gạt tàn thuốc bừa bãi phạt 200.000 đồng
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 nghìn đến 200 nghìn đồng đối với hành vi bỏ tàn thuốc lá không đúng nơi quy định.
Đây là mức phạt tiền theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại dự thảo Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nếu được thông qua, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013 và thay thế Nghị định số 117 ngày 31/12/2009 của Chính phủ.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ tàn thuốc lá hoặc vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định tại khu vực đô thị, chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 200 nghìn đến 500 nghìn đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu đô thị, chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đô thị; phạt tiền từ 1-5 triệu đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi trong khi tham gia giao thông.
Phạt tiền từ 50 nghìn đến 200 nghìn đồng đối với hành vi bỏ tàn thuốc lá không đúng nơi quy định. (Ảnh minh họa)
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất xử phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ. Đặc biệt, các hành vi về thu gom, đổ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định về bảo vệ môi trường có thể sẽ bị phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức, nếu rác thải có chứa chất phóng xạ.
Theo dự thảo, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt: Cảnh cáo; Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với cá nhân là 1 tỷ đồng; đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại Nghị định này và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
Theo 24h
270.000 lượt góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Ngày 4-4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Nguyễn Mạnh Hiển đã có buổi làm việc với các bộ, ngành về tổng hợp tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đến ngày 2-4, Bộ TN-MT đã nhận được gần 270.000 lượt ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện một số quy định. Đơn cử, nên xây dựng Bộ luật Đất đai thay vì luật Đất đai, để có thể tập hợp được toàn bộ các quy định pháp luật đất đai, hạn chế ban hành các văn bản dưới luật, nâng cao hiệu lực quản lý về đất đai. Dự thảo cũng cần khắc phục tình trạng xung đột, mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quan hệ pháp luật đất đai ở trong nhiều văn bản luật khác... Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tháng 5 tới.
Theo ANTD
Cần tăng tiền đền bù cho người dân Đó là kiến nghị của đa số đại biểu các tỉnh, thành phố phía nam tại hội thảo đóng góp sửa đổi luật Đất đai, Nghị định 69 do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức ngày 1.3 ở TP.HCM. Dễ xảy ra tiêu cực Theo đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, thực tế thời gian qua...