“Gạt” quy định thu hồi đất vì dự án kinh doanh
Gạt hẳn nội dung thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội – đây là phương án được “chốt” trong bản dự thảo Hiến pháp mới sau khi đã tiếp thu, chỉnh lý từ hơn 26 triệu ý kiến góp ý sửa Hiến pháp trong suốt 3 tháng qua.
Quan điểm về vấn đề sở hữu đất đai (Điều 57), theo tổng hợp, hiện vẫn có 3 loại ý kiến. Thứ nhất, nhiều người tán thành với quy định của dự thảo Hiến pháp cho rằng quy định đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý… thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp.
Nhóm ý kiến khác đề nghị đa dạng hóa sở hữu đất đai. Ý kiến này cho rằng không thể quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân bởi khó trả lời những câu hỏi đặt ra “toàn dân là ai, có xác định cụ thể được không?”. Lập luận theo hướng này, toàn dân không phải là chủ thể của quyền sở hữu, không thể thực hiện các quyền đầy đủ của một chủ sở hữu hiện hình (gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt).
Nhiều người lại “hiến kế” tách quy định này thành 2 điều, một điều quy định về sở hữu toàn dân, một điều quy định về sở hữu nhà nước. Ý kiến này cho rằng, cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đất đai là tài nguyên quốc gia – thuộc sở hữu toàn dân với những đất đai mà toàn dân đã giao cho Nhà nước – một chủ thể cụ thể quản lý, sở hữu.
Việc thu hồi đất thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập đối với các dự án kinh doanh, thương mại.
Phân tích các khía cạnh, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận định, quy định đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý… thuộc sở hữu toàn dân là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã được xác định từ năm 1980 đến nay. Để làm rõ hơn nội dung này, dự thảo Hiến pháp được công bố để lấy ý kiến vừa qua đã định danh các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân bằng khái niệm “tài sản công” và xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, nếu theo ý kiến chia 2 loại sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước sẽ khó xác định rõ trường hợp nào nhà nước toàn quyền quyết định với tư cách là chủ sở hữu, trường hợp nào nhà nước có vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân.
Do vậy, UB Dự thảo đề nghị giữ nguyên quy định đưa ra trong dự thảo, không quy định đa sở hữu về đất đai.
Vấn đề thu hồi đất (Điều 58) thậm chí còn nhận nhiều hơn nữa những quan điểm tranh luận trái ngược nhau. Ngoài hướng tán thành quy định thể hiện trong bản dự thảo xây dựng 3 tháng trước về việc thu hồi đất cho mục đích quốc phòng an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội, nhiều ý kiến đề nghị không quy định về thu hồi đất đối với trường hợp đã có quyền sử dụng đất mà chỉ thu hồi đối với các trường hợp lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, kế hoạch, quy hoạch. Tất cả các trường hợp khác đều sử dụng hình thức trưng mua.
Video đang HOT
Loại ý kiến thứ 3 đề nghị bỏ trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vầ bồi thường theo quy định của pháp luật vì lý do phục vụ “các dự án phát triển kinh tế – xã hội”. Ý kiến này cho rằng có loại dự án đã được bao hàm trong trường hợp được thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, các trường hợp thu hồi, trưng mua “vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia khác hoặc lợi ích công cộng”.
Loại ý kiến thứ 4 lại cảnh báo, việc quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản dễ dẫn đến mâu thuẫn vì đã xác định là quyền tài sản tức là có quyền sở hữu và các quyền liên quan. Việc thu hồi đất, theo đó, không hợp lý vì quyền tài sản thì nhà nước phải trưng mua, trưng thu.
Tiếp thu ý kiến góp ý, nhóm biên tập dự thảo Hiến pháp đã chỉnh sửa lại điều khoản này, cơ bản như Hiến pháp hiện hành, không quy định trường hợp thu hồi đất để thực hiện “các dự án phát triển kinh tế xã hội”. Đồng thời, bản dự thảo Hiến pháp mới cũng được điều chỉnh điều 58 để giới hạn điều kiện thu hồi đất, chỉ trong trường hợp “thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, vì ccs lợi ích khác của quốc gia hoặc lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.
Cũng trong chương về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (chương III), nhiều góp ý về việc không liệt kê các thành phần kinh tế, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cũng được tiếp thu, giải trình cụ thể.
UB Dự thảo trình bày rõ, bên cạnh những ý kiến tán thành việc không quy định những nội dung này nhằm duy trì tính ổn định của Hiến pháp, quan điểm đối lập lại cho rằng cần tiếp tục liệt kê các thành phần kinh tế như trong Hiến pháp hiện hành và xác định vao trò nền tảng, chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước để phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng và thực trạng hiện này của nền kinh tế Việt Nam.
Theo loại ý kiền này, quy định nội dung cụ thể như vậy sẽ giúp xác định rõ vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước, thể hiện bản chất của chế độ. Mặt khác, quy định hiện hành về vấn đề này đã được kiểm nghiệm trong thực hiện, không cần sửa đổi, bổ sung.
Tiếp tục có 2 phương án được thiết kế cho dự thảo mới, một là cơ bản giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành, một bảo lưu quan điểm sửa đổi như bản dự thảo cũ.
“Bác” đề xuất lập Tòa án Hiến pháp
Về nội dung hoàn toàn mới – Hội đồng Hiến pháp (chương X), Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp biện giải sự cần thiết có cơ quan này vì cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện chủ yếu dựa vào việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Trong khi đó, Quốc hội là thiết chế ở tầm vĩ mô, lại hoạt động không thường xuyên, phần lớn đại biểu là kiêm nhiệm nên việc phát hiện, xử lý hành vi vi hiến không kịp thời. Thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp giao cho nhiều chủ thể khác nhau, theo nguyên tắc tự giám sát, kiểm tra, thiếu chế tài thực hiện. Hội đồng Hiến pháp khi thành lập sẽ thực hiện chức năng chuyên trách là bảo vệ Hiến pháp.
Mô hình Hội đồng Hiến pháp đã được cân nhắc đề phù hợp với nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Theo đó, mô hình tòa án Hiến pháp bị “bác” vì mang tính tài phán rõ nét. Hội đồng Hiến pháp vừa mang tính xem xét, ra quyết định đối với một số văn bản trái Hiến pháp và hành vi vi hiến, vừa có tính chất tham vấn (đưa ra các ý kiến chuyên môn để Quốc hội quyết định với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất).
UB Dự thảo cũng thống nhất bổ sung thẩm quyền cho Hội đồng Hiến pháp như quyền giải thích Hiến pháp và nhiều thực quyền hơn để thực hiện chức năng bảo hiến.
Theo Dantri
Vụ nổ làm 11 người chết: Ai có trách nhiệm bồi thường?
Sau vụ nổ kinh hoàng tại nhà ông "Phương khói lửa" làm 11 người chết, một vấn đề đặt ra là, khi người gây ra đại họa và cả gia đình ông đều đã tử vong, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường cho những nạn nhân bị liên lụy?
Những ngày qua, vụ nổ tại nhà kho chứa đạo cụ ở hẻm 348 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3, TPHCM) của chuyên gia khói lửa phim trường Lê Minh Phương làm 11 người chết vẫn chưa lắng xuống khi các vấn đề về bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân còn bỏ ngỏ. Thân nhân của những nạn nhân tử vong bày tỏ sự lo lắng khi người gây ra đại họa và gia đình ông đều đã chết, họ có được bồi thường thiệt hại hay không? Nếu có thì ai sẽ bồi thường?
Nạn nhân vẫn được bồi thường
Theo luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Đông Phương Luật, Đoàn luật sư TPHCM, nguyên nhân vụ cháy nổ xuất phát từ số vật liệu nổ, vũ khí mà ông Phương tích luỹ được. Ông Phương đã chết nên bản thân ông không còn trách nhiệm hình sự (TNHS) dù hậu quả từ hành vi tàng trữ, sử dụng, mua bán... là rất lớn. Tuy nhiên phía CQĐT vẫn khởi tố vụ án nhằm làm rõ sự liên quan của những người khác cũng như phần nào xác định trách nhiệm dân sự do hành vi nguy hiểm cho xã hội đó của ông Phương gây ra.
Trường hợp CQĐT xác định được những người cung cấp vũ khí, khí tài, chất nổ trái phép cho ông Phương thì những người này sẽ bị khởi tố về hành vi liên quan đến các nhóm tội về chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ tại các Điều 230, 232, 233 BLHS ở vai trò đồng phạm.
Về trách nhiệm dân sự (TNDS), Điều 604 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: "Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp pháp luật có quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó". Do đó, trong trường hợp cháy nổ của Phương khói lửa, người gây thiệt hại phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Nạn nhân bị liên lụy trong vụ Phương khói lửa vẫn được bồi thường
Theo các cơ quan chức năng nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn này có thể là do một lượng lớn thuốc pháo chứa trong nhà ông Phương. Như vậy, trách nhiệm bồi thường trong vụ án này thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể là do chất nổ, chất cháy gây nên.
Theo khoản 2,3 Điều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy địnhthì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, ngay cả khi không có lỗi. Trừ các trường hợp: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, trường hợp này không thuộc các sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết được quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Khoản 1 Điều 16 Bộ Luật Hình sự 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009). Do vậy, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại có gia đình các nạn nhân ngay cả khi không có lỗi.
Trong khi đó, dưới góc độ là một chuyên gia về bảo hiểm, ông Trần Tam Phúc, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA cho rằng, trong trường hợp này những nạn nhân vẫn được bồi thường, tuy nhiên mức độ bồi thường tùy thuộc vào từng loại bảo hiểm.
Theo đó, những nạn nhân đã tử vong hay bị thương nếu có bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm, nếu công ty bảo hiểm được yêu cầu bảo hiểm con người. Phí bảo hiểm dao động từ 28.000 đồng/năm với số tiền bảo hiểm tối đa 10 triệu đồng hoặc phí bảo hiểm đến vài triệu đồng hay nhiều hơn, tùy vào mức trách nhiệm và quyền lợi được yêu cầu.
Trong trường hợp có tham gia bảo hiểm sinh mạng/thương tật do tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ chi trả đến hết hạn mức/đến số tiền cao nhất mà hai bên đã thỏa thuận và được qui định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm qui định bồi thường 100 triệu đồng trong trường hơp tử vong do tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường đến 100 triệu đồng nếu người tham gia chết do tai nạn.
Ai có trách nhiệm bồi thường?
Luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng, trong vụ cháy nổ này, cần xác định rõ ai là chủ sở hữu hoặc là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng các chất nổ, chất cháy này? Ông Phương mua các chất này với tư cách cá nhân hay pháp nhân (Công ty Lạc Việt)? Nếu ông Phương mua với tư cách pháp nhân thì việc ông Phương được giao chiếm hữu, sử dụng có đúng quy định của pháp luật không? Khi đó sẽ xác định được người có trách nhiệm bồi thường. Nếu ông Phương mua các chất nổ, chất cháy này với tư cách cá nhân hoặc với tư cách pháp nhân nhưng ông Phương được công ty giao chiếm hữu, sử dụng theo đúng quy định pháp luật, thì ông Phương là chủ sở hữu. Như vậy ông Phương là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân.
Nếu ông Phương mua các chất cháy, chất nổ này với tư cách pháp nhân và việc ông Phương được công ty giao chiếm hữu, sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì công ty Lạc Việt là chủ sở hữu các chất nổ, chất cháy này có trách nhiệm bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Luật sư Nguyễn Thành Công cho rằng, người thân còn lại của ông Phương theo hàng thừa kế có trách nhiệm bội thường trên số tài sản còn lại
Phạm vi bồi thường là toàn bộ các thiệt hại về người (ngoài gia đình ông Phương), căn nhà ông thuê và các nhà lân cận cùng các tài sản bị hư hại ngoài các tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Phương.
Nguồn tài sản sử dụng để bồi thường là phần di sản của ông Phương. Hiện nay ông Phương và toàn bộ gia đình (vợ, con) đều đã qua đời nên hàng thừa kế thứ nhất của ông sẽ là Cha Mẹ ruột (hoặc các hàng thừa kế thứ 2, 3) sẽ nhận phần thừa kế này để thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Trường hợp phần bồi thường vượt quá số di sản để lại thì chỉ thanh toán đến hết phần di sản này mà thôi (Đ.637, 674, 683 BLDS).
"Nếu các căn nhà, tài sản của những người khác ngoài gia đình ông Phương bị thiệt hại mà có mua bảo hiểm cháy, nổ thì sẽ được cơ quan bảo hiểm đền bù tương ứng. Tất nhiên, bảo hiểm sau đó sẽ yêu cầu người quản lý di sản của ông Phương thanh toán lại", luật sư Nguyễn Thành Công nói.
Theo Dantri
Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Nhật lần thứ nhất Sáng 26.11, tại Hà Nội, Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng lần thứ nhất, dưới sự đồng chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ngài Hironori Kanazawa, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Tại buổi đối thoại, hai bên nhất trí nhiều...