Gặt hái thành công nhờ nuôi lợn VietGap
Nhờ việc áp dụng chăn nuôi lợn thịt theo quy trình VietGAP và liên kết cùng các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, ông Vũ Việt Nhật ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đã gặt hái thành công khi đưa sản phẩm thịt lợn tới tận tay người tiêu dùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trang trại của ông Nhật có diện tích rộng 1.500m2 với 5 dãy chuồng, thường xuyên nuôi 200 con lợn thịt và 50 con lợn nái. Tháng 10.2014, ông tham gia Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm” (Lifsap), theo đó ông áp dụng quy trình VietGAP vào chăn nuôi và được dự án hỗ trợ 30.000 USD để xây dựng lò mổ công suất 50 con/ngày, đêm. Cùng với sự hỗ trợ, ông Nhật vay thêm vốn đầu tư xây dựng các khu chế biến thực phẩm, hút chân không, đóng gói giao sản phẩm tới các cửa hàng.
Chăn nuôi sạch đang đem lại lợi nhuận khá cho nhiều trang trại (ảnh minh họa). Ảnh: I.T
Khi đứng ra thành lập Công ty CP Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Hưng Yên chuyên sản xuất thịt lợn sạch, trang trại của ông Nhật đã liên kết với 4 trang trại lớn (quy mô 2.000 con/trại) và 15 trại nhỏ (400 con/trại) để có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Các trang trại này đều chăn nuôi theo quy trình VietGAP và tới tháng 8.2015, sản phẩm của công ty ông Nhật đã được chứng nhận VietGAP.
Ông Vũ Việt Nhật cho hay: “Áp dụng quy trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngay khâu đầu tiên là thức ăn đã phải đảm bảo an toàn. Lợn con khi được 3 tháng tuổi, cho ăn toàn bộ cám hỗn hợp và tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thú y, có ghi chép đầy đủ. Khi lợn từ 3 tháng tuổi trở lên, sẽ chuyển sang ăn thức ăn hữu cơ tự phối trộn gồm 60% ngô, 20% cám gạo, 20% đỗ tương. Chúng tôi không hề sử dụng các chất như kháng sinh, chất tăng trọng hay chất tạo nạc”.
Đàn lợn của ông Nhật chỉ được cho ăn thức ăn hữu cơ nên phải nuôi tới 6 tháng mới được xuất chuồng. Song cũng nhờ đó mà chất lượng thịt thơm ngon hơn so với chăn nuôi dùng cám công nghiệp.
Video đang HOT
Khi lợn đủ trọng lượng sẽ được chuyển tới lò mổ của gia đình để giết mổ và chế biến. Trung bình, mỗi ngày cơ sở giết mổ 5 con lợn phục vụ cho chế biến và kinh doanh. Những lúc trang trại không cung cấp đủ lợn thịt, ông Nhật sẽ nhập lợn của những trang trại chăn nuôi liên kết đã được kiểm soát về chất lượng thịt.
Theo đó mỗi ngày, doanh nghiệp của ông Nhật cung cấp ra thị trường (chủ yếu là các cửa hàng thực phẩm sạch) 30 – 50kg giò, 300 – 400kg thịt lợn tươi sống với giá bán cao hơn giá thị trường 10-20%.
Ông Nhật cũng cho biết: “Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi an toàn thực phẩm, chúng tôi quản lý rất chặt chẽ từ quá trình chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm. Khi đưa tới các cửa hàng thực phẩm, sản phẩm được đóng gói, dán nhãn để truy xuất nguồn gốc. Sự khép kín trong chuỗi sản xuất thực phẩm giúp chúng tôi xây dựng được thương hiệu sản phẩm thịt lợn sạch. Mỗi năm gia đình tôi xuất bán từ 1.500 – 2.000 con lợn, thu lãi trên 1 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với chăn nuôi truyền thống trước đây”.
Theo Danviet
Sẽ có 900.000ha trồng rau an toàn
"Cục Trồng trọt đang xây dựng chương trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 900.000ha để phục vụ cho hơn 90 triệu người dân thụ hưởng" - ông Nguyễn Như Cường - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) nói với phóng viên NTNN/Dân Việt.
Hiện nay xu hướng sản xuất nông sản sạch, an toàn đang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển nông sản sạch ở Việt Nam?
- Nông sản sạch hay nói đúng hơn là nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là xu hướng phát triển chung của xã hội, bởi vì nhu cầu của người dân là muốn được thụ hưởng nông sản sạch, nông sản an toàn, đấy là quyền của người dân.
Đại diện Sở NNPTNT Hà Nội và doanh nghiệp kiểm tra vùng sản xuất rau su su an toàn tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Ảnh:T.L
Theo điều 7 của Luật An toàn thực phẩm, các đơn vị khi sản xuất thực phẩm trong đó có rau đưa ra thị trường tiêu thụ phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Trách nhiệm của người sản xuất phải sản xuất sản phẩm an toàn để cung cấp cho thị trường.
Việt Nam với trên 90 triệu dân, ai cũng mong muốn được sử dụng nông sản sạch, đảm bảo an toàn, vì vậy nhu cầu cho thị trường này rất lớn. Điều đó chứng tỏ tiềm năng của ngành hàng này là vô cùng rộng mở. Không chỉ rộng mở ở thị trường trong nước mà còn đầy tiềm năng xuất khẩu ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay xuất khẩu rau quả mang lại giá trị hơn 1 tỷ USD mỗi năm, thị trường ASEAN, EU... là những thị trường tiềm năng mà chúng ta cần khai phá.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, mở rộng sản xuất nông sản sạch, nhà nước, chính quyền địa phương cần làm gì, thưa ông?
-Hiện nay các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn về đất đai. Họ là những người làm ăn lớn nên cần sản xuất lớn, cần diện tích lớn. Vậy làm sao tạo điều kiện để doanh nghiệp có đủ ruộng đất sản xuất, điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương, chính sách tốt thì mới thu hút được nhiều nhà đầu tư vào nông nghiệp. Trung thực mà nói, thời gian qua nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống, tới đây các cơ quan nhà nước cần điều tra, đánh giá, rà soát bổ sung những chính sách thực sự có hiệu quả để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp và nông dân.
Phải có sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lý trung ương, chính quyền địa phương và người dân thì mới thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, thúc đẩy sản xuất nông sản sạch, an toàn phát triển mạnh. Nếu các bộ ngành vào cuộc mạnh mẽ mà địa phương thờ ơ thì câu chuyện sẽ không được giải quyết, điều đó cũng giống như một bàn tay làm sao vỗ được thành tiếng.
Tôi thấy những địa phương nào, lãnh đạo chính quyền vào cuộc quyết liệt thì ở đó việc thực hiện sẽ được làm tốt. Ví dụ như ở Hà Nam, lãnh đạo tỉnh đứng ra tập hợp người dân, tập hợp đất đai thành một vùng sản xuất rộng lớn, người dân tham gia sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, doanh nghiệp có được đất dai rộng lớn để sản xuất lớn, tập trung.
Tôi còn nhớ thời đó Bí thư tỉnh ủy Hà Nam là anh Mai Tiến Dũng đã đến vận động từng hộ dân liên kết tập hợp đất đai để làm ăn sản xuất lớn. Sở TNMT đại diện UBND tỉnh đứng ra thay mặt người dân ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp yên tâm đầu tư cho nông nghiệp địa phương, người dân cũng yên tâm vì đã có chỗ dựa tin cậy là lãnh đạo tỉnh. Không chỉ có Hà Nam, rất nhiều tỉnh khác như Hà Nội, Lâm Đồng, TP.HCM, Hà Tĩnh... đều có chính sách riêng để hỗ trợ thu hút doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp, sản xuất nông sản sạch, an toàn.
Được biết Bộ NNPTNT đang soạn thảo quy định mới về chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh xu hướng sản xuất nông sản sạch, an toàn. Vậy quy định mới sẽ có gì khác so với trước thưa ông?
- Trước đây Bộ NNPTNT đã đưa ra quy định về sản xuất VietGAP với 65 chỉ tiêu bắt buộc, 9 chỉ tiêu khuyến khích. Tuy nhiên sau gần 10 năm thực hiện, việc sản xuất rau được chứng nhận VietGAP là không nhiều, khoảng vài chục nghìn ha. Bởi các chỉ tiêu này rất phức tạp và tốn kém. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục Trồng trọt xây dựng tiêu chuẩn VietGAP làm sao đảm bảo sản xuất an toàn, truy xuất được nguồn gốc, xây dựng thành tiêu chuẩn. Hiện tại Bộ tiêu chuẩn đó đang được xây dựng, đến năm 2017 bộ tiêu chuẩn này sẽ được ban hành.
Quy trình sản xuất được chứng nhận VietGAP mới theo chỉ đạo của Bộ trưởng phải đáp ứng 3 tiêu chí: đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp. Bộ tiêu chí mới chỉ có 18 chỉ tiêu bắt buộc, 2 chỉ tiêu cần thực hiện. Hiện nay chúng tôi đang lấy ý kiến góp ý của các địa phương, các doanh nghiệp, nông dân sản xuất theo VietGAP, các tổ chức chứng nhận, các hợp tác xã.
Bên cạnh xây dựng bộ tiêu chí mới, Cục Trồng trọt đang xây dựng chương trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 900.000ha để phục vụ cho hơn 90 triệu người dân được thụ hưởng. Quy trình sản xuất này sẽ rất đơn giản, tập trung hướng dẫn 3 vấn đề: thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, đất. Bên cạnh đó phải có sự thúc đẩy liên kết và giám sát lẫn nhau của các hộ dân.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Phục hồi thương hiệu Cam Bãi Phủ Sau thời gian mai một, năm 2013 Đang uy, chinh quyên xa Đinh Sơn xây dưng đê an khôi phuc thương hiêu cam Bai Phu. Trong qua trinh thưc hiên, 20 hô dân trông cam theo đê an đươc Hôi nông dân tinh cho vay 600 triêu đông, binh quân 30 triêu đông/hô. Viêc đâu tư trông, khôi phuc thương hiêu cam Bai...