‘Gặp Thủ tướng, các địa phương lại xin tháo gỡ cho cây cầu, vài công trình vì ngoài tầm giải quyết’
Theo TS Nguyễn Minh Hòa, việc phân quyền khi thực hiện chính quyền đô thị hiện nay có độ mở chưa cao, địa phương khó chủ động.
Khi làm việc với Thủ tướng, địa phương lại xin tháo gỡ nhiều thứ vụn vặt vì dự án nhỏ nhưng ngoài tầm địa phương.
PGS.TS Vũ Tuấn Hưng – Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và PGS.TS Lâm Nhân – Trường đại học Văn hóa TP.HCM – chủ trì hội thảo – Ảnh: THẢO LÊ
Sáng 14-12, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ kết hợp Trường đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học phát triển giá trị truyền thống trong tiến trình xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Phân quyền ở Việt Nam có độ mở chưa lớn
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM) đã nêu quan điểm về phân cấp, phân quyền và cho rằng đây là vấn đề khó nhất trong xây dựng chính quyền đô thị. Theo ông, các địa phương hiện nay đề xuất phân cấp phân quyền để dễ phát triển hơn nhưng việc này rất khó thực hiện.
Dẫn bài viết “Nỗi lo sau tin vui metro số 1 chạy thử” trên báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng hiện nay tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) cơ bản đã hoàn thành nhưng “khổ cái là không có người vận hành”.
Ông kể cách đây 2 năm, TP.HCM cử 30 người sang Nhật học vận hành tuyến metro, trong đó có sinh viên của ông. Tuy nhiên, sau 2 năm không trả lương nên các nhân sự này đều bỏ đi.
Video đang HOT
“Vừa qua, TP.HCM có ý kiến sẽ chi trả số tiền này. Tuy nhiên khi trình Bộ Tài chính thì không được chấp nhận, quan điểm của bộ là không được lấy ngân sách ra trả mà khi tàu vận hành, bán vé thì trả lương”, ông Nguyễn Minh Hòa nói.
Theo ông, Việt Nam có phân cấp phân quyền nhưng khác với mô hình các nước là phân quyền theo lãnh thổ. Ở các nước, thị trưởng có quyền làm tất cả mọi việc để phát triển bang, nhưng thể chế này có hạn chế là rất dễ ly khai, cục bộ địa phương. Tại Việt Nam, không thể đòi hỏi phân quyền hoàn toàn cho một địa phương nào được.
Ông nhìn nhận phân cấp, phân quyền ở Việt Nam có sự kiểm soát lớn và độ mở chưa lớn. Dẫn chứng như nghị quyết 54 mở ra cho TP.HCM khá nhiều quyền quan trọng nhưng hiệu quả mang lại rất thấp. Một trong những lý do, ông cho rằng là vì TP có quyền nhưng quy trình ra quyết định không thay đổi.
“TP.HCM muốn thu phí cảng biển, thu phí xe hơi vào khu vực trung tâm thì phải có đề án trình các bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường. Khi các bộ này đồng ý thì trình Thủ tướng để Thủ tướng xem xét trình Quốc hội. Chỉ cần một bộ nào đó không đồng ý sẽ bị bác bỏ hoặc đi lòng vòng rất lâu”, ông Nguyễn Minh Hòa nói.
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM) phát biểu – Ảnh: THẢO LÊ
Làm việc với TP.HCM, Thủ tướng cũng đã từng nói về vấn đề “đường đi của văn bản rất lòng vòng, có khi 6 tháng, 1 năm chưa đến được Thủ tướng”. Chính cái lòng vòng này làm TP mất cơ hội, chậm tiến độ các dự án và để lại nhiều tiêu cực.
Chính phủ kiến tạo, địa phương hành động
Ông cũng nói thêm, có thực trạng là khi Thủ tướng đến làm việc, các địa phương lại xin tháo gỡ những chuyện khá vụn vặt liên quan đến một cây cầu, vài mẫu đất, một con đường. Ông cho rằng dù đây là những dự án rất nhỏ nhưng khi thực hiện lại ngoài tầm giải quyết của địa phương.
Để giải quyết các vấn đề kịp thời, Thủ tướng đã lập tổ công tác giúp các địa phương tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên, theo ông Hòa, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài cần phải có cách thức căn cơ hơn.
Cũng theo ông Hòa, cần cải cách quy trình, các bộ nên tập trung quản lý nhà nước, không nên tham gia quá sâu vào công tác quản lý địa phương, để các địa phương chủ động thực hiện và có sự giám sát của các bộ.
Thời gian qua, lãnh đạo TP.HCM cũng thấy khó mà xin phân cấp, phân quyền toàn diện, thay vào đó là xin từng món.
Chẳng hạn như trong đề xuất nghị quyết thay thế nghị quyết 54, TP có kiến nghị phân cấp cho UBND TP được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị nằm trong tổng thể quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Tức là xin trung ương được quyền phê duyệt, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị mà không phải xin các bộ ngành như trước đây, tất nhiên phải nằm trong tổng thể quy hoạch chung.
“Đó chính là cách tiếp cận mới, được tự do hành động trong khuôn khổ và hành lang pháp lý. Đó là phân quyền có nguyên tắc”, ông Hòa nói.
Ông Nguyễn Minh Hòa cho rằng cần tính toán đến một Chính phủ kiến tạo, địa phương hành động. Tức là Nhà nước, Chính phủ lập hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, công cụ kiểm sát, còn lại phân quyền cho các tỉnh thành thực hiện.
Metro Nhổn - ga Hà Nội chạy thử đoạn trên cao vào đầu tháng 12
Dự kiến vào ngày 5/12, tuyến đường sắt đô thị thí điểm (metro) Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội sẽ chạy thử đoạn trên cao.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), khi chạy thử đoạn trên cao tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, ở giai đoạn đầu tiên sẽ vận hành hệ thống trong thời gian tối thiểu 5 ngày nhằm đo lường hiệu suất RAMs (có thể kéo dài đến 6 tuần nếu tính khả dụng của hệ thống dưới 98%). Lịch tàu chạy từ 9h đến 19h, từ thứ 2-6 hàng tuần, với tối thiểu là 4 đoàn tàu, tối đa là 8 đoàn tàu.
Dự kiến vào ngày 5/12, metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ chạy thử đoạn trên cao (ảnh: Tố Linh).
Giai đoạn 2 của quá trình chạy thử sẽ diễn ra ngay sau khi đánh giá hiệu suất RAMs, với 5 kịch bản giả định tàu gặp sự cố. Cụ thể, kịch bản mất điện toàn tuyến hoặc một số tuyến; mất nguồn cấp điện phụ trợ; phát hiện cháy tại một ga và tình huống xuất hiện tàu cứu hộ.
Hiện, hệ thống các ga ngầm và ống hầm của tuyến metro này đạt trên 42% khối lượng công việc.
Liên quan đến dự án này, lãnh đạo MRB cho biết, vào tháng 8/2021, do vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB), dự án phải dừng thi công gói thầu CP03. Sau đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của TP Hà Nội, vấn đề được tháo gỡ, công tác đền bù đã hoàn tất. Đầu tháng 11/2022, các nhà thầu đã huy động công nhân đến công trường.
Về phần đi ngầm dưới lòng đất của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, MRB cho biết đoạn này chỉ dài 4km nhưng các ga này lại đi qua khu nội đô chật hẹp và bắt buộc đảm bảo giao thông trên khu vực. Do đó, dự kiến vào giữa hoặc cuối năm 2023, Robot đào hầm mới có thể chính thức hoạt động.
Về mặt kỹ thuật, sau khi trao đổi với các chuyên gia và lắng nghe khuyến nghị tư vấn về hệ số an toàn, robot được thiết lập với tốc độ 10m/ngày đêm. Với công nghệ khoan ngầm này, robot khoan đến đâu, các cánh tay robot sẽ lắp đặt luôn vỏ hầm tới đó, tức là sẽ tạo ra một ống hầm hoàn chỉnh.
Dự án metro, Nhổn - ga Hà Nội có 10 gói thầu chính, gồm 9 gói thầu về xây lắp, thiết bị (5 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu thiết bị) và 1 gói Tư vấn chung. Đến nay, UBND TP Hà Nội đã hoàn thành công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị (trong đó gói thầu CP01 và CP04 đã thi công xong, hiện đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công).
Do việc chậm trễ trong GPMB, nhà thầu HGU (liên danh Huyndai và Ghella) đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí là 114,7 triệu USD và đề nghị chấp thuận thanh toán nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc và sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên Trọng tài quốc tế. Phía MRB cũng đã cử thành viên đại diện cho chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của Hợp đồng.
Liên quan đến việc tái khởi động gói thầu CP03 của dự án này, đại diện MRB cho biết, hiện 2 bên đều đưa ra những lý lẽ của mình tại Ban hòa giải của Tòa trọng tài. Tuy nhiên, 2 bên đều xác định việc thi công vẫn sẽ tiến hành, song song với đó cùng chờ Ban giải quyết tranh chấp của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra các phán quyết cuối cùng.
'Thảm họa' rác thải sau những phiên chợ đêm phố cổ Hà Nội Sau mỗi đêm phiên chợ diễn ra, khi các ki ốt bán hàng thu dọn, cảnh rác thải vứt bừa bãi trên các tuyến phố gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường... Chợ đêm phố cổ Hà Nội - "chợ phiên" đặc biệt giữa lòng phố cổ từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc, thu hút người dân...