Gặp “sóng thần” Covid-19, Italia cho 10.000 sinh viên y tốt nghiệp sớm
Italia sẽ cho phép khoảng 10.000 sinh viên y khoa được đi làm sớm nhằm bổ sung lực lượng chống dịch Covid-19 khi số ca nhiễm đã lên tới hơn 31.500 người.
Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân tại bệnh viện ở Rome. (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Bộ Đại học Italia Gaetano Manfredi cho biết chính phủ nước này đã cho phép các sinh viên y khoa năm cuối bắt đầu làm việc sớm từ 8-9 tháng so với thời gian dự kiến, đồng thời miễn các bài kiểm tra bắt buộc mà thông thường các sinh viên phải hoàn thành trước khi đủ điều kiện tốt nghiệp.
“Điều này đồng nghĩa với việc 10.000 bác sĩ sẽ được bổ sung vào hệ thống y tế quốc gia và về cơ bản sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt mà đất nước đang phải đối mặt”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Manfredi cho biết.
Các sinh viên y khoa sẽ được triển khai tới làm việc tại các phòng khám đa khoa hoặc nhà riêng của những người lớn tuổi. Lực lượng sinh viên y khoa sẽ giúp giải phóng bớt khối lượng công việc của các bác sĩ nhiều kinh nghiệm hơn, trong khi các bác sĩ này được điều động tới các bệnh viện để điều trị cho số lượng bệnh nhân ngày càng đông.
Số ca tử vong vì virus corona chủng mới (Covid-19) tại Italia đã tăng thêm 2.503 trường hợp trong 24 giờ. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Italia tính đến ngày 17/3 là 31.506 trường hợp, cao nhất trong số các nước bên ngoài Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã khiến các bệnh viện tại vùng tâm dịch ở phía bắc Italia rơi vào tình trạng quá tải, trong khi các khu vực khác cũng tăng cường hệ thống y tế để ứng phó với số ca bệnh ngày càng tăng lên trên cả nước.
“Lombardy trên bờ vực sụp đổ. Toàn bộ giường chăm sóc đặc biệt và máy thở đều đang được sử dụng”, Matteo Salvini, người đứng đầu khu vực, cho biết.
Video đang HOT
Tại Milan, thủ phủ vùng Lombardy, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khi thành phố này ghi nhận tới 343 ca nhiễm virus corona chỉ trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 2.326 trường hợp.
Trong hơn 3 tuần qua, 1.135 người cần được chăm sóc đặc biệt tại Lombardy, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 tại Italia. Tuy nhiên, theo Giacomo Grasselli, lãnh đạo bộ phận chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Policlinico ở Milan, khu vực này chỉ có 800 giường bệnh.
Các nhà chức trách Italia vẫn đang nỗ lực để thiết lập hàng trăm giường chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện dã chiến đặc biệt bên trong trung tâm triển lãm Fiera Milano. Tuy vậy, họ vẫn đang chờ bổ sung máy thở và đội ngũ y tế đủ năng lực để ứng phó với dịch bệnh.
Cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi hôm qua tuyên bố ông sẽ quyên góp 10 triệu euro (khoảng 11 triệu USD) để trang bị cơ sở vật chất cho bệnh viện dã chiến mới.
Tại Rome, tập đoàn dầu khí ENI đã chi hàng triệu euro để biến bệnh viện tư nhân Columbus thành một trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona.
Chính phủ Italia tuần trước đã tuyên bố lệnh phong tỏa, đóng cửa các nhà hàng, quán bar và phần lớn cửa hàng trên toàn quốc, ngoại trừ các cửa hàng đồ ăn, hiệu thuốc. Người dân Italia được yêu cầu ở trong nhà và chỉ nên ra ngoài trong các trường hợp khẩn cấp. Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu tạm đóng cửa.
Để thực thi mệnh lệnh trên, cảnh sát Italia đã tăng cường công tác kiểm tra rà soát. Khoảng 172.720 người đã bị yêu cầu dừng lại để kiểm tra hôm 16/3 và bị chất vấn về lý do ra ngoài. Con số này tăng 50% so với ngày trước đó. Lệnh phong tỏa tại Italia dự kiến kéo dài tới ít nhất đầu tháng 4.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo dantri.com.vn
Bác sĩ, y tá tại Nhật Bản bị đồng nghiệp kỳ thị, gọi là 'mầm bệnh'
Đội ngũ y tế tham gia vào công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính những người đồng nghiệp xa lánh. Một bác sĩ còn bị cấm đặt chân đến bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Bác sĩ và y tá ở Nhật Bản tham gia vào công tác chống dịch Covid-19 bị cấp trên và đồng nghiệp xa lánh, kỳ thị. Con cái những người này cũng bị phân biệt đối xử ở trường học, theo South China Morning Post.
Theo đó, không ít người của đội ngũ y tế bị chính những người làm việc cùng gọi bằng cái tên "mầm bệnh", "mang theo virus", "nguồn lây nhiễm".
Hiệp hội Y khoa Nhật Bản (JDAM) đã nhận được hàng chục báo cáo về sự kỳ thị đối với các nhân viên y tế, bao gồm một trường hợp nam bác sĩ bị cấm đặt chân tới bệnh viện nơi anh đang làm việc.
Nhiều nhân viên y tế tham gia công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính đồng nghiệp xa lánh. Ảnh: AP.
Con cái của lực lượng y tế cũng được yêu cầu ở nhà, thay vì đến trường như các học sinh khác.
Trước tình hình trên, JDAM đưa ra tuyên bố kêu gọi các lãnh đạo, nhân viên y tế và trường học cần có hành động kịp thời để chấm dứt tình trạng này.
"Nhiều bác sĩ, y tá đã mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình để cứu những người khác. Song, họ lại bị đối xử bất công theo cách không thể tin được", bản báo cáo của Hiệp hội viết.
"Điều này nên được coi là một vấn đề vi phạm nhân quyền. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ và yêu cầu rằng tình hình cần được khắc phục", phía Hiệp hội nhấn mạnh.
Jun Okumura, nhà phân tích tại Viện Các Vấn đề Toàn cầu Meiji (Nhật Bản), cho biết thái độ phân biệt đối xử có thể lý giải từ việc thiếu hiểu biết của mọi người. Song, đối với những người làm trong lĩnh vực y tế, điều này thật khó chấp nhận.
Hành khách từ tàu Diamond Princess được kiểm tra sau khi rời tàu. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đưa ra văn bản yêu cầu hành động để chấm dứt sự phân biệt đối xử với những người nhiễm virus corona, áp dụng với cả lực lượng y tế tiếp xúc với người bệnh.
"Chính phủ, công dân, cộng đồng, những người có ảnh hưởng và phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự kỳ thị. Mỗi người nên có hành động ủng hộ, thay vì xa lánh khi tình hình dịch bệnh vẫn đang nghiêm trọng", theo WHO.
Chính phủ Nhật Bản hiện vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ về cách kiểm soát sự bùng phát của virus corona, bao gồm cả việc xử lý "ổ dịch nổi" Diamond Princess với hơn 600 người nhiễm bệnh. Tính tới ngày 23/2, số ca nhiễm tại Nhật đã lên tới 773 người.
Hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản thừa nhận 23 hành khách đã được cho phép rời tàu mà không thực hiện xét nghiệm cần thiết. Những người này đã sử dụng phương tiện công cộng sau khi rời khỏi khu vực cách ly.
Theo Zing
Tình thương của những người xa lạ giữa tâm dịch: Các y bác sĩ hát mừng bệnh nhân xuất viện, người đã khỏi bệnh tâm huyết vẽ tranh thay lời cảm ơn Những bức vẽ được các bệnh nhân hoàn thiện thay lời tri ân đến các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch COVID-19. Sau khi dịch bệnh đã được khống chế, trong khi các bệnh viện cabin di động khắp thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã đóng cửa thì 2 bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần...