Gấp rút thảm nhựa 6 nhánh nối cầu cạn 5.000 tỷ với đường vành đai 3
Ngày 22/7, toàn bộ 6 nhánh nối cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long với đường vành đai 3 dưới thấp được nhà thầu Nhật Bản thảm nhựa, hoàn thành các công đoạn cuối cùng của dự án.
Các đơn vị thi công của nhà thầu Nhật Bản đang tiến hành thảm nhựa song song đồng thời tại các nhánh nối cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long với đường vành đai 3 dưới thấp. Hai lớp nhựa được trải thảm lên mặt bê tông cốt thép của cầu nối, đảm bảo chất lượng bề mặt của cầu đồng bộ với mặt đường của cầu cạn trên cao. Dự kiến từ nay đến hết ngày 25/7, công đoạn trải nhựa toàn bộ 6 cầu nối này sẽ hoàn thành.
Toàn cảnh quá trình thi công nhánh nối cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long với đường vành đai ba dưới thấp.
Video đang HOT
“Đây là một trong những dự án rất quan trọng của TP Hà Nội. Vị trí thi công dự án nằm ở nơi có nhiều xe và các phương tiện giao thông qua lại nên chúng tôi vừa thi công vừa phải đảm bảo an toàn. Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm tới nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huy động máy móc và nhân sự của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm được nguồn nhân công thay thế, đảm bảo tiến độ cam kết với chủ đầu tư”, ông Tetsushi Yamashita, đại diện nhà thầu Nhật Bản cho biết.
Quá trình thảm nhựa được tiến hành song song đồng thời tại các nhánh nối để đẩy nhanh tiến độ công trình.
“Toàn bộ kết cấu phần bê tông đã hoàn thiện. Công tác thảm nhựa bê tông mặt cầu, hoàn thành các biển báo, vạch sơn kẻ đường… sẽ được thực hiện đồng bộ để sớm đưa vào sử dụng”, ông Phạm Hoàng Giang, kỹ sư giám sát của dự án chia sẻ.
Sau khi hoàn thành, 6 nhánh nối cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long sẽ đồng bộ giao thông với đường vành đai 3 dưới thấp, thuận lợi cho người tham gia giao thông tại đây.
Tổng kinh phí xây dựng 6 nhánh nối cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long là 207 tỷ đồng, đây là một gói thầu nằm trong gói tổng thầu hơn 5.000 tỷ đồng đầu tư, xây dựng của dự án.
Hạn chế cho thuyền viên lên bờ để phòng dịch
Đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị vừa có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải các địa phương thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với phương tiện thủy.
Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh minh họa: Huỳnh Ngọc Sơn/TTXVN
Theo đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam yêu cầu Sở Giao thông vận tải các địa phương phối hợp với cơ quan y tế cập nhật, công bố các địa điểm xét nghiệm COVID-19 cho thuyền viên phương tiện thủy; bố trí địa điểm xét nghiệm thuận lợi và ưu tiên trả kết quả nhanh cho thuyền viên phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu để tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa.
Về áp dụng biện pháp phòng chống, dịch COVID-19 tại cảng, bến, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị Sở Giao thông vận tải các địa phương chỉ đạo cảng vụ đường thủy trực thuộc yêu cầu hạn chế thuyền viên lên bờ. Khi phương tiện thủy cập, cảng bến thủy, cảng biển, phương tiện chỉ cử một người lên bờ làm thủ tục cảng vụ và phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Các cảng vụ khi cấp phép vào, rời cho phương tiện cần linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất có thể để đảm bảo lưu thông hàng hóa.
Cũng theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, hiện các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện việc hạn chế thuyền viên lên bờ; không yêu cầu tất cả các thuyền viên trên phương tiện phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2 hoặc test nhanh kháng nguyên.
Ảnh: Shipper tất bật vận chuyển hàng hóa vào các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM Tại bệnh viện dã chiến số 3, 6, 7, 8, 9 đặt ở khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) mỗi ngày có hàng ngàn shipper vận chuyển hàng hóa, đồ đạc cho các bệnh nhân. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM đã sử dụng nhiều lô chung cư tái định cư Bình Khánh tại Khu đô...