Gấp rút giải ngân các nguồn vốn trong lĩnh vực giao thông
Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, chỉ còn hơn một tuần nữa là kết thúc năm 2020, vì vậy các đơn vị của Bộ Giao thông Vận tải đang gấp rút cập nhật khối lượng và các thủ tục thanh toán để đảm bảo tiến độ giải ngân đề ra.
Mặt cầu Thăng Long trước thời điểm được sửa chữa. Ảnh minh họa: Trung Nguyên
Tính chung đến thời điểm này, theo báo cáo nhanh của các Ban quản lý dự án, tiến độ giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải đang được kiểm soát tốt, đa số các đơn vị đều đạt trên 90%, có đơn vị đã đạt tới 96% và sẽ về đích đúng như cam kết.
Là một trong những đơn vị thuộc nhóm đầu trong giải ngân các nguồn vốn của Bộ Giao thông Vận tải, trao đổi với phóng viên, ông Lương Quang Thanh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, năm 2020, đơn vị được giao giải ngân số vốn là 4.223,7 tỷ đồng, tính đến thời điểm này, đơn vị đã giải ngân đạt 96% số vốn được giao trên.
Dự kiến đến hết tháng 12, đơn vị sẽ hoàn thành việc giải ngân vốn được giao. Riêng số vốn đăng ký giải ngân thêm của năm nay là hơn 500 tỷ đồng cũng được đơn vị cơ bản hoàn thành theo kế hoạch Bộ Giao thông Vận tải giao.
Trong khi đó, ông Phùng Tuấn Sơn, Trưởng phòng kế hoạch – Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) thông tin, tổng kế hoạch vốn Bộ Giao thông Vận tải đã giao sau khi điều hòa, điều chỉnh năm 2020 cho Ban Quản lý dự án Thăng Long là hơn: 8.694 tỷ đồng; trong đó: các dự án vốn ODA là hơn 1.267 tỷ đồng; các dự án trái phiếu chính phủ là hơn 4.551 tỷ đồng; các dự án ngân sách nhà nước là hơn 2.875 tỷ đồng.
Kết quả giải ngân từ đầu năm đến hết 22/12/2020 của Ban Quản lý dự án Thăng Long là 8.091,9 tỷ đồng đạt 93,1% kế hoạch vốn giao. Dự kiến kết quả giải ngân từ đầu năm đến hết tháng 12/2020 là trên 8.580 tỷ đồng, đạt gần 99% kế hoạch vốn giao.
Ông Cao Việt Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch (Ban Quản lý dự án 2) thông tin, hiện tại Ban đã hoàn thành tiến độ giản ngân khoảng 82%. Ban sẽ phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vào 31/1/2021 (mốc thời gian kết thúc năm tài chính).
Video đang HOT
Lý giải mức giải ngân chưa cao, ông Cao Việt Hùng cho biết, tiến độ giải ngân của đơn vị đang được kiểm soát tốt. Nếu con số giải ngân như đầu năm Bộ Giao thông Vận tải giao thì thời điểm này Ban đã hoàn thành.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải mới bố trí đầu tháng 12 khoảng 300 tỷ đồng trả nợ xây dựng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên nên thủ tục cho khoản tiền này đang hoàn tất và sẽ khẩn trương giải ngân sau khi hoàn thành thủ tục.
Cũng theo ông Cao Việt Hùng, cuối tháng 10 vừa qua, Ban cũng mới được bố trí 150 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng cho cao tốc Bắc- Nam đoạn Quốc lộ 45- Nghi Sơn. Số tiền này cũng đang được Ban nỗ lực giải ngân xong trong năm tài chính 2020.
Ông Nguyễn Chung Khánh, Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 cho hay, kế hoạch giải ngân vốn của Ban đang bám sát tiến độ đề ra và Ban cam kết hoàn thành 100% kế hoạch Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu. Hiện một số khoản đang chờ tiền về Kho bạc Nhà nước là tiến hành giải ngân ngay.
Còn theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 6, đến thời điểm này đơn vị đã giải ngân đạt trên 90%. Hiện còn khoảng 300 tỷ đồng trong thời gian từ nay đến hết năm Ban sẽ hoàn thành kết hoạch được giao.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, hiện nguồn vốn trong nước cơ bản có thể giải ngân hết kế hoạch được giao trước 31/1/2021.
Tuy nhiên, phần vốn bố trí cho giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn và hoàn toàn phụ thuộc vào các địa phương, nên khó khăn trong việc đảm bảo giải ngân hết 100% kế hoạch.
Cùng với đó, tiến độ triển khai, thực hiện các dự án ODA hiện đang bám sát yêu cầu đã đề ra, một số dự án lớn đã hoàn thành đúng tiến độ, như: cảng Lạch Huyện, đường ô tô Tân Vũ-Lạch Huyện, Quốc lộ 217 giai đoạn 2, cầu Hưng Hà, cầu Thịnh Long…
Để việc giải ngân đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh thủ tục đấu thầu, sớm hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán để đảm bảo kế hoạch giải ngân theo yêu cầu.
Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sớm hoàn thiện các thủ tục để thực hiện giải ngân đối với công tác chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản; các dự án điều chỉnh tăng từ nguồn vốn kéo dài như dự án La Sơn-Túy Loan và Nha Trang-Cam Lâm và công tác tạm ứng hợp đồng xây lắp các dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Cùng đó, tăng cường giám sát tình hình triển khai các dự án đang triển khai thực hiện, thúc đẩy thủ tục nghiệm thu thanh toán; tham mưu báo cáo Bộ phụ trách dự án giải pháp xử lý cụ thể để thúc đẩy tiến độ giải ngân.
Chia sẻ về kết quả giải ngân đạt kết hoạch đề ra, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Bộ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành cũng như chú trọng các dự án trọng điểm. Theo đó, Bộ đã tích cực phối hợp với các cơ quan, địa phương để tiếp tục triển khai thi công các gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đồng thời, hoàn thiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) tập trung triển khai và hoàn thành dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, dự án nâng cấp, sửa chữa đường cất, hạ cánh, đường lăn Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài…
Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2020, Bộ được giao khoảng 39.826 tỷ đồng, gồm: 36.122 tỷ đồng kế hoạch năm 2020 và 3.704 tỷ đồng kế hoạch kéo dài.
PVGas ước lãi sau thuế cả năm đạt 7.883 tỷ đồng
Năm 2020, PVGas ước đạt doanh thu 66.182 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.905,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.883 tỷ đồng.
Ngày 18/12, tại hội nghị người lao động năm 2020 của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas, HoSE: GAS), Tổng giám đốc Dương Mạnh Sơn cho biết, 2020 là một năm đặc biệt khó khăn khi PV Gas cũng như các doanh nghiệp triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lan rộng đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên thế giới; tác động, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu.
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong nước đều đình đốn, nhu cầu nhiên liệu sụt giảm, đặc biệt là sản phẩm khí của PVGas cung cấp cho sản xuất điện và công nghiệp giảm đáng kể; một số dự án lớn có tiến độ sát và phức tạp, quá trình triển khai có nhiều phát sinh phải xử lý, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19;...
Dù vậy, PVGas cũng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó, PVGas đã cung cấp 8.866,8 triệu m3 khí khô; sản xuất và kinh doanh 1.908,9 ngàn tấn LPG và về đích trước kế hoạch 3 tháng. Tổng công ty cũng sản xuất và cung cấp 58,2 ngàn tấn condensate, vượt kế hoạch 6%.
PVGas tiếp tục cung cấp khí ổn định để sản xuất gần 20% sản lượng điện, 70% đạm, đáp ứng trên 62% thị phần LPG cả nước.
Các chỉ tiêu tài chính hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm từ 0-48%. Cụ thể, doanh thu đạt 66.182 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.905,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.882,7 tỷ đồng. PVGas là top đầu các đơn vị có các chỉ số tài chính khả quan trong PVN khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu đạt 16%, trên vốn điều lệ đạt 41%, nợ phải trả/tổng tài sản 23%.
Mặc dù, gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, PVGas vẫn hoàn thành và đưa vào vận hành toàn bộ chuỗi dự án khí Nam Côn Sơn 2 trong tháng 12/2020, dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải vượt tiến độ kế hoạch đề ra, công tác quyết toán các dự án đầu tư có nhiều tiến triển.
Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng Công ty mẹ đạt 6.752,2 tỷ đồng (nếu chỉ tính dự án do PVGas trực tiếp thực hiện/điều hành thì PVGas giải ngân vốn đầu tư đạt 128% kế hoạch); toàn PVGas giải ngân đạt 6.842,2 tỷ đồng. PVGas cũng tiết giảm chi phí 820 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch.
VEC chính thức có tân Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ông Trương Việt Đông vừa được điều động từ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam về làm Chủ tịch HĐTV VEC. Ông Trương Việt Đông (giữa) chính thức là tân Chủ tịch HĐQT VEC (Ảnh: Lê Thanh). Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa chính thức có tân Chủ tịch HĐTV khi Ủy ban Quản lý vốn...