Gặp ông ‘bụt’ của hơn 4.000 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Chiều 28.9, các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng đã có cuộc gặp gỡ với ông Erich Lejeune (74 tuổi), ông “bụt” – người mang lại cơ hội sống cho của hơn 4.000 bệnh nhi tim bẩm sinh tại miền Trung Việt Nam.
Ông “bụt” Erich Lejeune (thứ tư từ trái sang) trao tặng máy siêu âm tim 4 đầu dò phục vụ khám và điều trị tim miễn phí cho bệnh nhi tại Bệnh viện Đà Nẵng – ẢNH: AN DY
Tại buổi gặp gỡ, ông Erich Lejeune đã giao lưu với các y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng, chia sẻ tình yêu và động lực sống của mình. Đó là đồng hành và giành lại sự sống cho các bệnh nhi bị tim bẩm sinh không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới.
Ông Erich Lejeune (người Đức), được vinh danh là “ Doanh nhân của năm” tại Đức từ năm 1999. Ông là người sáng lập và đồng quản trị tổ chức từ thiện Trái tim vì trái tim (Heart for heart, CHLB Đức) từ năm 2003.
Ông Erich Lejeune cho biết, trong sự nghiệp của mình, vợ chồng ông gặp nhiều may mắn, thành công trong công việc và cuộc sống. Và với lòng biết ơn sâu sắc, cả hai thấy cần thiết phải đáp lại một điều gì đó với cuộc đời.
“Tôi có một trái tim – bạn có một trái tim, tại sao chúng ta không kết nối với nhau? Năm 2003 tôi đã nói như vậy với vợ tôi là Irene, và đó là giờ phút khai sinh ra “Heart for Heart”, ông Erich Lejeune nhớ lại.
Ông Lejeune cho biết, từ năm 2006, tổ chức của ông đã có mặt tại Việt Nam và đến Bệnh viện Đà Nẵng để cùng các bác sĩ phẫu thuật, can thiệp tim mạch cho hơn 4.000 bệnh nhi bệnh tim bẩm sinh, mang lại sự sống cho các em.
Trong 12 năm qua, tổ chức từ thiện Trái tim vì trái tim đã phối hợp với các bác sĩ bệnh viện Đà Nẵng thực hiện hàng trăm chuyến khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho gần 70 nghìn bệnh nhi ở các tỉnh thành miền Trung.
“Chúng tôi khác người Á Đông các bạn ở chỗ, các bạn âm thầm làm thiện nguyện, còn chúng tôi, ngược lại muốn mọi người biết đến để cùng chia sẻ, lan tỏa và nhân rộng nó, truyền cảm hứng làm thiện nguyện đến mọi người”, ông Lejeune bày tỏ quan điểm của mình.
Video đang HOT
Trò chuyện với các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng, ông Lejeune đánh giá rất cao năng lực và thiện tâm của các y bác sĩ mà ông tiếp xúc trong hơn 10 năm qua. Ông nhấn mạnh: “Các bạn hãy chia sẻ nhiều hơn về công việc của mình, hãy để mọi người hiểu và chia sẻ vất vả trong công việc cùng các bạn, hãy cùng nhau tạo ra động lực sống và cống hiến vì công đồng, vì chính bệnh nhân của mình. Hãy truyền cảm hứng về những điều tốt đẹp từ chính công việc cao cả, sứ mệnh cứu người rất nhân văn của các bác sĩ”.
Cũng theo ông Lejeune, việc xác định được động lực sống cho mình, cho công việc của mình sẽ giúp thành công trong nhiều lĩnh vực. “Động lực sống của tôi là làm việc chăm chỉ, tạo ra giá trị để bằng mọi cách giúp các bệnh nhi có một trái tim lành lặn để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Nó cũng không khác mấy với động lực sống của các bác sĩ là cứu người, là tìm cách điều trị bệnh, làm giảm nỗi đau cho con người…”, ông Lejeune chia sẻ tâm huyết.
Cùng giao lưu với ông Lejeune, tiến sĩ-bác sĩ Lê ức Nhân, Giám đốc Bệnh viện à Nẵng, cho biết: “Hơn 10 năm qua, ông Erich Lejeune và tổ chức Trái tim vì trái tim đã hỗ trợ Bệnh viện à Nẵng các thiết bị phục vụ công tác khám và chữa bệnh, thành lập Hội đồng cố vấn với sự cộng tác của các giáo sư và bác sĩ đầu ngành về tim mạch trên thế giới. Những hỗ trợ này giúp Khoa Phẫu thuật và can thiệp tim mạch Bệnh viện à Nẵng trở thành nơi có tỷ lệ tầm soát, can thiệp tim mạch lớn nhất Việt Nam. ặc biệt là tài trợ phẫu thuật, can thiệp tim miễn phí cho hàng nghìn em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
Cũng theo bác sĩ Lê Đức Nhân, từ nay đến cuối năm 2018, tổ chức Trái tim vì trái tin sẽ hỗ trợ một giàn máy thông tim hiện đại cùng các máy móc đi kèm có trị giá hơn 40 tỉ đồng cho Trung tâm tim mạch (Bệnh viện à Nẵng) khi trung tâm này chính thức đi vào hoạt động.
Hiện, ông Lejeune đã được nhiều trường đại học tại Đức và Việt Nam phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự. Ông cũng là tác giả của 21 đầu sách được dịch ra 16 thứ tiếng và bán chạy nhất châu Âu với những đề tài về triết học, kinh tế và đặc biệt là khơi nguồn động lực cho cuộc sống.
Theo thanhnien.vn
Quảng Nam: Hơn 2.000 trẻ em được khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí
"Mỗi lần xem ti vi, tôi chỉ ước ngày nào đó cháu mình được tài trợ để mổ tim. Thế rồi hôm nay, tôi không ngờ gia đình mình được đón nhận niềm vui ấy. Tôi chỉ biết cảm ơn trời phật", trên đây là tâm sự của bà Hồ Thị Mười, bà nội cháu Bùi Thảo Nguyên (4 tháng rưỡi), ở thôn Phú Mỹ, xã Đại Hiệp, Quảng Nam) khi tham gia chương trình "Trái tim cho em" vừa qua tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Trong hai ngày làm việc nhiệt tình, trách nhiệm và đầy tình thương của các bác sĩ, y tá thuộc Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Trung Ương Huế trong Chương trình "Trái tim cho em" lần đầu tiên đến với tỉnh Quảng Nam, khoảng 2.300 trẻ em vừa được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh.
Có hơn 100 trường hợp phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh cần tái khám và theo dõi định kỳ, 19 trường hợp có chỉ định phẫu thuật/can thiệp. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bệnh trạng chuyển nặng, cơ hội chữa trị là vô cùng ít do gia đình thiếu quan tâm, đưa trẻ đi khám quá muộn dẫn đến qua giai đoạn "vàng" để can thiệp phẫu thuật.
Mặc dù nắng nóng nhưng ngay từ sáng sớm, hàng trăm gia đình đã đưa con em đến khám sàng lọc. Có gia đình phải đi từ 4h sáng, vượt hàng trăm km để đến với chương trình.
Chị Hồ Thị Tiệp cho PV Dân trí biết, hai vợ chồng chị đều là người dân tộc thiểu số. Gia đình đã vượt 50km về bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để khám cho con.
Bế con trai mới 9 tháng tuổi trên tay, chị Hồ Thị Tiệp cho PV Dân trí biết, mình vượt 50km về bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để khám cho con. Từ lúc 3 tháng trở ra, con chị tím môi, khóc không ra tiếng và toàn thân tím tái. Chị sợ quá nhưng không có điều kiện đưa con đi khám ở bệnh viện.
"Lên tháng thứ 4, con bị viêm phổi nằm viện cả tháng nhưng cũng không biết con bị tim bẩm sinh. May hôm nay được biết đến chương trình, được biết con sẽ có tên trong danh sách các cháu được tài trợ tiền mổ hàng chục triệu đồng, tôi mừng rớt nước mắt", chị Tiệp nói.
Được biết chị Tiệp là người dân tộc Ka dong còn chồng là dân tộc Co. Hai vợ chồng làm nông, không ruộng, không nghề nghiệp ổn định nên ai thuê gì làm nấy. Ăn còn không đủ nên trước đó chị chưa có ý định đưa con đi chữa trị.
Cũng tại chương trình, chúng tôi để ý đến ông bố trẻ tay bế cháu bé nhỏ xíu trên tay. Thi thoảng, anh cúi xuống hôn vào vầng trán con rồi đưa tay áo quệt mồ hôi trên trán đứa trẻ bé bỏng.
Anh là Võ Văn Hòa, ở thôn Tam Hòa, xã Đại Lộc, Quảng Nam. Được biết từ khi sinh ra, con trai anh- cháu Võ Hoàng Thiên đã phải nằm lồng kính cả tháng do yếu ớt. Được 3 tháng, con bị bệnh phải đi khám ở Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng và được biết con bị đao, bị suy dinh dưỡng, bệnh tim bẩm sinh thể nặng có tên "tứ chứng Fallot" (T4F).
Anh Võ Văn Hòa, ở thôn Tam Hòa, xã Đại Lộc, Quảng Nam cho biết, con mình bị T4F. Anh đã tự liên lạc với nhiều chương trình trên mạng nhưng đây là lần đầu tiên, con anh được mổ tim miễn phí.
"Tôi lò mò lên mạng tìm hiểu thông tin một số chương trình và liên lạc để xin tài trợ nhưng đều bặt vô âm tín. Tôi nhờ bạn bè liên lạc giúp cũng không được. Con thì ngày càng oặt oẹo, không tăng cân, ăn gì cũng nôn. Hiện đã được 5 tháng nhưng con chỉ được 5kg, vợ chồng tôi sốt ruột quá.
Chúng tôi đều không có nghề nghiệp, hiện đang làm thuê. May ông bà chủ thương tình cho chúng tôi ở trọ miễn phí trong căn phòng nhỏ tầm 15m2, tiền đâu ra để phẫu thuật. Hai vợ chồng cũng vận động vay mượn họ hàng nhưng ai cũng nghèo. Đang tuyệt vọng thì chúng tôi biết được chương trình này", anh Hòa rưng rưng chia sẻ.
Được biết, bệnh nhân Võ Hoàng Thiên đã được BS chỉ định mổ. Trung bình mỗi ca mổ T4F có chi phí khoảng 40 đến hàng trăm triệu đồng, tùy độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. Chi phí mổ sẽ được chương trình và bảo hiểm tài trợ toàn bộ.
Cháu Thảo Nguyên cũng được chẩn đoán bị T4F. Như một số bệnh nhân khác của đợt khám này, các bác sĩ ở Bệnh viện T.Ư Huế sẽ đảm nhận ca phẫu thuật.
"Mỗi lần xem ti vi, tôi chỉ ước ngày nào đó cháu mình được tài trợ để mổ tim. Thế rồi hôm nay, tôi không ngờ gia đình mình được đón nhận niềm vui ấy. Tôi chỉ biết cảm ơn trời phật", đây là tâm sự của bà Hồ Thị Mười, bà nội cháu Bùi Thảo Nguyên (4 tháng rưỡi), ở thôn Phú Mỹ, xã Đại Hiệp, Quảng Nam). Cháu Thảo Nguyên cũng được chẩn đoán bị T4F. Như một số bệnh nhân khác của đợt khám này, các bác sĩ ở Bệnh viện T.Ư Huế sẽ đảm nhận ca phẫu thuật.
Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi tại các địa phương đã trở thành hoạt động thường xuyên của chương trình "Trái tim cho em". Chương trình do Quỹ Tấm lòng Việt, Đài THVN, Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel thực hiện từ năm 2008 đến nay . Chương trình đang hợp tác với 18 bệnh viện, trung tâm tim mạch lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để chữa trị cho các bệnh nhân nghèo.
Hiện, đã có hơn 60.000 trẻ em tại hơn 40 tỉnh được khám sàng lọc và phát hiện hơn 1.000 trường hợp bị tim bẩm sinh. Sau gần 10 năm, chương trình hỗ trợ cho hơn 4.000 trẻ em được mổ tim trên cả nước.
Hạnh Nguyên
Theo Dân trí
Ở Mỹ từng có ca mổ tim hở độc đáo 'không cần truyền máu' Bé RaeLynn Gehrke mắc bệnh tim bẩm sinh. Muốn cứu sống bé, các bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật. Cách này cần phải truyền máu. Bé RaeLynn Gehrke được phẫu thuật tim hở mà không cần truyền máu theo đúng yêu cầu của gia đình - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SHARING MAYO CLINIC Tuy nhiên, gia đình lại không chấp nhận cho...