Gặp người từng “giáp mặt” ma cà rồng lưỡi dài tới ngực
Lời đồn thổi về sự tác oai, tác quái của ma cà rồng ở cái xóm núi này khiến nhiều gia đình luôn nơm nớp lo sợ.
Ma cà rồng rất thích… trẻ con
Sáng sớm hôm sau, lần theo địa chỉ ông Vinh cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà chị Lưu Thị Phượng – mẹ của cháu Trịnh Báo Phúc (2 tuổi) được cho là vừa bị ma cà rồng cắn.
Ngôi nhà của chị Phượng nằm chênh vênh trên một bãi đất trống ở ngoài xóm. Chị vừa khóc hết nước mắt cho người chồng xấu số, nên khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi, héo hon. Cậu con trai đang nằm viện suốt nửa tháng qua mà bệnh tình chưa đỡ. Khi chúng tôi nhắc đến đứa con trai út, chị Phượng tỏ ra lo lắng và sợ sệt: “Tôi đưa cháu đi viện khám mấy lần mà các bác sĩ chưa khám ra bệnh gì. Cháu ấy vẫn sốt cao… mê man suốt. Tôi lo là cháu bị bệnh khác cơ. Các cụ bảo bệnh này là do con ma cà rồng gây ra”.
Chị Phượng hoang mang về ma cà rồng
Cách đây khoảng 1 tháng, tự nhiên cháu Phúc bị sốt, đêm xuống là khóc nức nở. Cháu có biểu hiện cũng rất lạ, luôn tỏ ra hoảng hốt như vừa bị ai đánh vậy. Hôm sau chị Phượng về mẹ đẻ kể lại câu chuyện này. Chưa kịp nghe hết câu chuyện, mẹ chị Phượng đã tỏ ra hoang mang, lo lắng: “Thôi chết! Thằng bé bị ma cà rồng cắn rồi. Tôi đã bảo ngay với chị rồi, ở cái xóm đó ma mãnh chạy đầy đường, đứng có ở, chị lại không nghe”.
Video đang HOT
Nghe mẹ nói vậy, chị Phượng vẫn chưa tin, bởi lẽ có bao giờ chị nhìn thấy ma cà rồng đâu. Con ma đó “đầu ngang mũi dọc” ra sao, có ai biết đâu. Suốt mấy năm sống ở cái xóm núi heo hút này, chị nghe bà con đồn đại thứ ma đó rất thích hút máu trẻ con. Chị cho đó là điều tầm bậy, chỉ đến khi mẹ đẻ lấy 1 nắm lá rừng rồi vò nát xát vào người đứa trẻ, chị mới ngã ngửa người ra. Trên lưng, bụng, vùng cổ của đứa con trai nổi đầy vết chân răng đỏ lòm. Có những chỗ hiện nguyên hình cả hàm răng sắc nhọn. “Lạ nhất là cái vết đỏ đó chỉ hiện nguyên hình khi bà con bôi thứ lá đó vào cho cháu”, chị Phượng nhớ lại.
Ôm đứa con vào lòng, chị tỏ ra hoang mang, lo lắng tột đỉnh. Bởi lẽ ai mà bị ma cà rồng cắn coi như mạng sống khó bảo toàn.
Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi chị Bảy (chị gái của chị Phượng) sang chơi. Vừa gặp chúng tôi, chị Bảy như tìm được nơi trút bầu tâm sự: “Lần trước thằng bé cũng có triệu chứng như vậy, tôi bảo cái Phượng, cháu nó bị ma cà rồng cắn đấy. Khi đó, Phượng lại không tin. Nhà tôi nuôi lợn ở đây, tôi đã nhiều lần đứng trong khe cửa nhìn thấy cả đàn ma cà rồng kéo vào chuồng lợn nhà tôi kiếm ăn. Vợ chồng tôi đóng kín cửa, không dám hé răng nửa lời”.
Cũng theo chị Bảy, chồng của chị Phượng vừa mất cũng có thể do ma cà rồng nó gây ra. Con ma đó ở ngay xóm này. Như để chứng minh cho việc con trai mình bị ma cà rồng cắn, chị Phượng dẫn chúng tôi ra sau vườn. Tay chị hái thoăn thoắt thứ lá cây hình tam giác, màu xanh biếc rồi giơ lên cho chúng tôi xem. Theo chị Phượng, người Thái gọi cây này là “nhú mẹ khăm”. Nếu không bôi thứ lá cây này khó mà phát hiện được ma cà rồng cắn.
Sau chuyện chồng chị Phượng mất không rõ nguyên nhân, giờ đến cháu Phúc bị sốt liên miên khiến bà con ở cái xóm nhỏ này càng thêm phần lo lắng. Không chỉ nhằm hại trẻ con, ma cà rồng còn rình bắt người già. Bà con nơi đây còn kể, mấy hôm trước bà cụ Thời bị ốm. Con cháu đi làm để cụ một mình ở nhà, ma cà rồng đã lẻn vào nhà khiến cụ được một phen thừa sống thiếu chết. Sau những chuyện liên tiếp xảy ra ở xóm, người dân nơi đây đã tỏ ra cảnh giác hơn. Mặt trời khuất sau đỉnh núi là họ giữ rịt những đứa trẻ ở trong nhà. Ai cũng cắt cử người trông nom con cháu cho cẩn thận, chỉ cần sơ sểnh một chút là ma cà rồng sẽ vào hại con trẻ ngay. Mối lo sợ trở lên tột đỉnh khi chính nhiều người dân nơi đây “nhìn thấy” ma cà rồng vào buổi tối rồi bị nó đuổi cho chạy thục mạng.
Sự lạc hậu và cả tin đã hình thành con ma cà rồng trong đầu dân bản
Nhiều đời nay bà con người Thái ở cái xóm nhỏ này luôn ám ảnh bởi ma cà rồng. Họ cho rằng, có 2 loại ma cà rồng: Loại “truyền thừa” tức là những người là ma cà rồng có gene truyền lại. Loại thứ hai là được gia đình truyền lại. Việc này được làm rất kín, thường là họ truyền cho con dâu.
Từ ngày xưa, rất lâu rồi, khi dân tộc Thái xuất hiện và cư trú tại vùng đất Tây Bắc này đã có 1 sự thật là trong 1 bản làng nào đó sẽ có 1 dòng họ ma cà rồng sinh sống. Dòng họ này sống tách biệt khép kín trong bản làng nhưng cũng sinh sống và làm việc hàng ngày cùng tất cả mọi người dân khác. Trong một dòng họ thường thì người truyền cho nhau dòng máu này cách nhau 2 đời và đặc biệt là đa số là phụ nữ.
Ban ngày họ là người bình thường, ban đêm lại hóa thành ma cà rồng. Họ thường đi hút máu các loài động vật trong bản làng và bắt trẻ con mới đẻ ăn thịt. Ma cà rồng có phép biến hóa thành 1 số loài động vật khác khi bị đuổi hay phát hiện “có phép biến hóa thần thông như Tôn Ngộ Không”. Do vậy, người dân tộc Thái ở nơi đây mới nghĩ ra nhiều cách để chống lại ma cà rồng. Riêng phụ nữ khi sinh nở thì phải có người thân trong gia đình trông 24/24 trong vòng 3 tháng. Họ cho rằng, đứa trẻ khi vừa sinh xong, mùi máu tanh dễ dẫn ma cà rồng đến bắt trẻ con hoặc hút sạch máu người mới đẻ. Ai mà ở cùng bản với dòng họ nào có dòng máu ma cà rồng là họ luôn thuê thầy về để làm 1 con ma gọi là ma giữ nhà để bảo vệ gia đình và súc vật nuôi.
Người dân làm đồ để bảo vệ đàn gia súc
Để đối phó với ma cà rồng, từ xưa các cụ người Thái nơi đây đã truyền lại nhiều bài thuốc bí truyền. Ngoài việc bà con dùng bẫy đặt ở đầu cửa ngõ như nhà ông Vinh, họ còn trồng một loại cây có quả dài. Mỗi khi ma cà rồng đến nhà nhìn thấy thứ cây này là chạy mất dép, không dám vào hại người nữa. Lần đầu tiên nghe ông Vinh kể về chuyện ma cà rồng khiến tôi còn hoài nghi, nhưng trước thái độ sợ sệt và chuẩn bị các thứ rất công phu ở trong nhà để áp chế ma cà rồng của người dân nơi đây, mới thấy hết được sự lo sợ của họ. Nhà nào cũng có giẻ rách, thảo quả, bồ kết và gừng.
Theo bà Kỷ, cách làm này cũng vô cùng cầu kì. Nếu phát hiện nhà mình có khả năng sẽ bị ma cà rồng tấn công, gia chủ dùng giẻ quấn chặt các thứ nguyên liệu trên vào với nhau rồi đốt. Mùi thảo quả, giẻ cháy cùng vị cay của gừng cũng như bồ kết là dạng đuổi tà ma, âm khí ra khỏi nhà. Thứ này cũng khiến ma cà rồng sợ phát khiếp. Nếu nó vào nhà sẽ phải hiện nguyên hình, bà con sẽ dễ bề phát hiện.
Anh Hoàng Văn Thực, chồng của chị Bảy mỗi khi nhớ lại câu chuyện “gặp” ma cà rồng, tim đập chân run. Ngày đó anh có cái xe đạp cà tàng, anh rong ruổi đi tán gái bản xa. Nhờ ăn nói khéo, anh “cưa” được một cô gái khá xinh. Thế nhưng bạn bè ai cũng bảo: “Mày cẩn thận, nó là ma cà rồng đấy”. Anh tỏ ra khó chịu và cho là người ta ghen ăn tức ở, nhưng anh cũng thấy chớm sợ. Tưởng gì, ma cà rồng vùng này đâu có lạ. Hơn nữa vào ban ngày, ma cà rồng chưa bộc lộ. Nó có gì khác người thường đâu! Anh đã âm thầm dùng một phép thử, xem người mình yêu có phải là ma cà rồng hay không. Hôm đó anh bắt 1 con nhái bén bỏ vào trong túi quần vì nghe nói ma cà rồng rất nhạy cảm với đồ tanh. Tối hôm đó như thường lệ, anh rủ bạn gái đi chơi trên chiếc xe đạp cũ của mình. Vừa đi được một lúc, anh thấy người yêu mình ngáp ngắn ngáp dài luôn miệng kêu: “Anh ơi em buồn ngủ quá! Anh ơi em buồn ngủ quá!”. Anh quay lại nhìn thì thấy cô gái đã ngủ gục trên lưng mình nhưng lưỡi thì… dài tới ngực! Hãi quá anh vứt luôn cả xe đạp, bỏ chạy thục mạng. Từ đó anh không dám vào bản tán gái nữa.
Quả thực có ở cái xóm núi này mới cảm nhận hết được sự đề phòng ma cà rồng của người dân lên cao đến nhường nào. Từ việc chỉ mặt đặt tên xem ai là người trong xóm cần phải tránh xa đến việc dùng nhiều mẹo để tránh ma cà rồng hại. Nhớ lúc chúng tôi đến nhà chị Bảy, trong tay chị luôn giơ cái chổi quét nhà lên khẳng định: “Nếu muốn phát hiện ma cà rồng chì cần dùng cái chổi đập vào nó là nó hiện nguyên hình. Nếu gặp nó ngoài đường thì dùng cọc rào có thể đánh đuổi được nó đi”.
(Còn nữa)
Theo ANTD
Choáng ngợp Pù Luông
Thấp thoáng những ngôi nhà ẩn mình giữa màu xanh miên man của núi rừng, của những dãy ruộng bậc thang mùa thắm vàng, mùa rợp một màu xanh tràn trề sức sống, mây lẩn vẩn quanh người tạo thành một bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa hoang sơ. Đó là cảnh tượng bạn có thể bắt gặp khi đặt chân đến Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông.
Pù Luông là tên gọi của người dân tộc Thái, có nghĩa là đỉnh núi cao nhất. Địa danh này những năm gần đây đã trở thành địa chỉ hấp dẫn đầy thử thách với những người ưa thích sự mạo hiểm và khám phá. Toàn bộ vùng lõi của KBTTN Pù Luông rộng trên 16 nghìn hecta thuộc 9 xã của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Đây là hệ sinh thái đá vôi còn lại khá hiếm hoi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong vùng Đông Nam Á. Đây cũng là kho lưu giữ và bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, bởi những nét văn hóa đặc sắc, những thắng cảnh làm say lòng người.
Đến Pù Luông, phương tiện được nhiều người lựa chọn nhất là xe máy. Từ Hà Nội bạn có thể theo quốc lộ 6 qua thành phố Hòa Bình, rẽ vào ngã ba Tòng Đậu và chạy thẳng qua Mai Châu, Co Lương rồi cứ theo đường 15C mà chạy tới. Những cung đường ở Pù Luông luôn khiến người đi phải thay đổi cảm xúc liên tục, đó là cảm giác sung sướng, choáng ngợp khi phải men theo những sườn núi, ngắm cảnh thiên thiên rộ sắc, lại có những cung đường cả người lẫn xe đều long lên sòng sọc với những đá hộc và ổ gà.
Điểm dừng chân quen thuộc chính là bản Kho Mường, nơi đây không những có con suối Kho Mường để bạn đắm mình và quên đi mệt nhọc đường dài mà còn là nơi có nhiều nhà làm du lịch, có thể đảm bảo chỗ ăn, chỗ nghỉ cho bạn với chi phí khoảng 50 nghìn đồng/người/ngày. Hơn thế nữa bạn còn được tận hưởng những món ngon nổi tiếng của vùng sơn cước như cơm lam, gà đồi, cá nướng... Khi đêm đến, có thể thả hồn phiêu du theo điệu Khặp, âm thanh Khua luống, tiếng hát đến mê lòng người của những cư dân bản Thái.
Theo ANTD
Hẹn nhau về mùa yêu Tháng 3, tháng 4 khi hoa mận, hoa đào đã phai tàn, những trận mưa xuân lây rây còn rơi rớt lại, khắp núi rừng Tây Bắc lại bừng trắng hoa ban. Vào thời điểm ấy, những mầm măng cũng cựa mình nhú lên khỏi mặt đất. Như vợ chồng ngâu, một năm chỉ đoàn tụ một ngày, hoa ban- măng đắng cũng...