Gặp nạn khi sex vì những lý do ngớ ngẩn
Trên thế giới, không ít người “ chết oan” vì yêu không đúng vị trí và hậu quả là nhẹ thì đau lưng, vẹo cổ, nặng có thể gãy xương, mất mạng.
Vẹo cổ, đau lưng vì “đổi gió” trên ghế sofa
Cách đây không lâu, chị Khánh Linh ở Hải Phòng phải nghỉ làm hơn một tuần ở nhà để “dưỡng thương” vì bị giãn dây chằng. Theo lời kể của chị thì vợ chồng trẻ mới cưới nên nhu cầu chăn gối cao và tùy hứng, có lúc ở ghế sofa hoặc ngay trong phòng tắm với những tư thế khác nhau.
Tai nạn chị Linh gặp phải cũng là từ một lần tùy hứng đó. “Giao ban” trên ghế sofa, đang lúc cao trào, anh chồng lật mạnh người, không ngờ cả hai ngã luôn xuống đất, khiến chị Linh đau ê ẩm lưng. Sau đó thì chị thấy khó xoay người, cổ nghênh sang một bên, không cử động được. Từ đó, vợ chồng chị cũng dè chừng hơn, không dám tùy tiện “giao ban” ở bất kỳ nơi nào trong nhà nữa.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trường phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà, thì tai nạn của chị Linh không phải trường hợp hy hữu. Trên thế giới, không ít người “chết oan” vì yêu không đúng vị trí và hậu quả là nhẹ thì đau lưng, vẹo cổ, nặng có thể gãy xương, mất mạng.
Video đang HOT
Những địa điểm rất thông dụng trong nhà như ghế sofa, ghế bành hoặc trong phòng tắm, thậm chí là trên xe ô tô… có thể giúp các cặp đôi thêm hào hứng nhưng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gặp tai nạn.
Rách âm đạo, thủng cùng đồ vì coi thường “hạn hán”
Tai nạn khi “yêu” gặp nhiều ở phụ nữ nhất là rách âm đạo, thủng cùng đồ do ân ái quá bạo liệt mà bôi trơn lại không đủ. Trường hợp chị Kiều Oanh ở Thanh Xuân, Hà Nội là một minh chứng. Sau khi “quan hệ” với chồng, chị phát hiện thấy âm đạo chảy nhiều máu, đau rát. Khi thấy máu không có dấu hiệu ngưng chảy, chị vội vàng tới ngay bệnh viện.
Chị thú nhận với bác sĩ rằng, do chồng “đòi hỏi” nhiều quá nên chị “chiều” cho dù âm đạo không tiết nhiều chất bôi trơn lắm. Cứ nghĩ sẽ không sao nên chị không nhắc chồng kéo dài màn dạo đầu. Không ngờ, chồng chị vì không biết nên “hành động mạnh” khiến kết quả là chị bị rách âm đạo, thủng cùng đồ. Cũng may chị được bác sĩ can thiệp kịp thời nên không bị mất quá nhiều máu và nguy hiểm tính mạng.
Tuy nhiên, bác sĩ Dung cho rằng, với hành vi “yêu” thô bạo thì dù có dùng chất bôi trơn cũng không cứu vãn được bao nhiêu, vùng kín, cùng đồ bị tổn thương là điều khó tránh khỏi. Đáng buồn là nhiều chị em lại e ngại không đến bác sĩ ngay mà tự trị thương ở nhà, dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Quý ông gãy “kiếm” do quý bà thích… bẻ
Một trong những sai lầm ngớ ngẩn gây hại nữa đối với các cặp đôi là thói quen… “bẻ kiếm” khi quan hệ.
Một bệnh nhân ngoài 30 tuổi đã phải đến phòng khám sản khoa cấp cứu lúc nửa đêm vì… “gãy kiếm”. Hóa ra, trong lúc cao trào, chị vợ tiện tay bẻ gập “của quý” của chồng xuống vì nghe nói làm như vậy sẽ kiềm chế được xuất tinh và kéo dài “cuộc vui”. Nhưng không ngờ, lúc đó dương vật đang đứng thẳng, đột ngột bị bẻ gập khiến bao xơ bị rách gây chảy máu, sưng to, bầm tím.
Theo bác sĩ Dung thì đa số ca gãy dương vật là do chính bệnh nhân tự bẻ khi thủ dâm hoặc do bạn tình làm gãy trong quá trình “quan hệ”.
Theo Ngoisao
Thủy đậu vào mùa: Chủ quan là mất mạng
Bác sĩ tử vong do bệnh thủy đậu (trái rạ) ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, một thanh niên bị lây bệnh từ người thân nhập viện và một sĩ quan đội khoẻ mạnh cũng bị mắc bệnh rồi biến chứng nặng.
Suýt chết vì thủy đậu
Ngày 8/1, chị Lâm Thanh Xuân, vợ anh Lại Ngọc Tuấn (40 tuổi, sĩ quan quân đội ở quận 9, TPHCM) đang điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Bộ Quốc phòng 175 cho hay: "Anh Tuấn bị bệnh thủy đậu gần tháng nay, giờ nhìn thế này là đỡ lắm, chứ hôm mới nhập viện cứ tưởng là anh ấy không qua được. Bệnh gây biến chứng toàn thân, khuôn mặt biến dạng, mắt mờ, miệng thì chảy máu với dãi ra liên tục. May mắn, anh ấy đã thoát khỏi tay thần chết và đang dần hồi phục".
ThS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Nhiễm cho biết, bệnh nhân Ngọc Tuấn là một trong những ca bị bệnh trái rạ nặng hiếm gặp. Biến chứng gây viêm loét giác mạc, họng thì gặp nhiều nhưng bị viêm loét giác mạc cả hai mắt, niêm mạc miệng, lưỡi, họng, hậu môn, bao quy đầu thì ít gặp. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị sốt cao, rét run, nhiễm trùng, ban phỏng nước nhiều độ tuổi, dày đặc khắp người. Do tình trạng bệnh nhân nặng và diễn tiến nhanh nên bệnh viện đã phải hội chẩn liên chuyên khoa nhiễm, mắt, tai mũi họng và bỏng để có phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Khuôn mặt bị biến chứng viêm loét giác mạc, niêm mạc miệng... của bệnh nhân Lại Ngọc Tuấn.
Người lớn thường chủ quan
Chị Thanh Xuân chia sẻ thêm, chồng chị là bộ đội, nhưng đóng quân gần nhà nên thường về nhà. Chị và hai con nhỏ thì đã tiêm ngừa bệnh thủy đậu nên không hề hấn gì, trong khi anh chưa tiêm ngừa vì nghĩ rằng bệnh này trẻ con mới hay bị chứ người lớn không sao.
Ca tử vong ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thì cả hai vợ chồng đều là bác sĩ (ở Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Bệnh nhân nhập viện lúc 2 giờ sáng ngày 26/12 vào Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn với chẩn đoán suy gan, thủy đậu, viêm phổi nặng và sốc nhiễm trùng. Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân sốt cao từ ngày thứ 1 - 4, nổi nhiều nốt đậu (bóng nước) toàn thân. Đến ngày thứ 5 bệnh nhân đau thượng vị, nôn ói, sau đó nhập viện Bệnh viện FV có men gan tăng và X-quang cho thấy thâm nhiễm phổi 2 đáy nên sang ngày hôm sau bệnh nhân trở nên nguy kịch chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tại đây, bệnh nhân được thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh, kháng siêu vi, hồi sức cấp cứu tuần hoàn 3 lần không hiệu quả và bệnh nhân tử vong ngày 27/12.
Trường hợp khác là anh Phùng Thanh Phan (23 tuổi, quận Bình Thạnh, TPHCM) nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM lúc 16h50 ngày 2/1 sốt, gồng người, nốt thủy đậu. Mẹ anh cho biết, trước đó 4 ngày anh bị sốt, nổi trái rạ toàn thân. Sau đó, do đau tức ngực quá, sốt và gồng cứng tay chân nên đến khám và nhập viện. Trước đó, trong gia đình có 4 người bị bệnh trái rạ nhưng chủ quan nên bị lây.
Nên chủ động tiêm ngừa
ThS.BS Phạm Văn Bình chia sẻ, thủy đậu là bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này. Một số người vẫn có thể mắc bệnh lần thứ hai và lần này thường gặp là bệnh zona.
TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự Phòng TPHCM cho biết, trong năm 2012, TPHCM có 340 ca điều trị nội trú do bệnh thủy đậu, trong đó có một ca tử vong. Khi có triệu chứng phát ban, nổi bóng nước, người bệnh phải nghỉ ngơi cho đến khi các mụn nước khô vảy hoàn toàn. Không sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt với người bệnh, tiếp xúc phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng. Phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh nơi ở của bệnh nhân hằng ngày bằng nước Javel hoặc dung dịch cloramin B.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh thủy đậu có thể lây lan qua đường hô hấp do người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với quần áo hoặc vải trải giường, dịch tiết từ bóng nước của người bệnh... Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi hoặc người lớn đều nên tiêm ngừa thủy đậu. Những phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ chưa được chủng ngừa lúc nhỏ đều phải tiêm ngừa trước khi quyết định có thai ít nhất 3 tháng.
Theo Bùi Hương (Kiến thức)
Cứu người... bị mất mạng, còn ai dám giúp? Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, hành vi giúp người khác bị vạ lây chỉ là một sự cố nhưng giữa cái an toàn và hiểm nguy, nhiều người đã chọn phương án không quan tâm. Khi một số người chưa hết ám ảnh vị trí 13 thế giới về vô cảm mà hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố...