Gắp miếng đùi gà thì bị chị chồng đá chân, vừa bỏ xuống chị đã hỏi mẹ câu này khiến tôi run cầm cập
Tái mặt trước câu hỏi của chị, như thế chẳng khác nào nói tôi.
Là người sợ kết hôn, nên mãi 30 tuổi tôi mới lập gia đình. Tôi lấy Phong vì anh đồng ý cưới ra ở riêng, cùng làm việc nhà, để tôi giữ tiền và không can thiệp vào đời sống riêng tư của vợ. Tình yêu chúng tôi dành cho nhau ở mức vừa phải, không sâu đậm, nhưng như thế lại hay. Hôn nhân chỉ cần cả hai tôn trọng nhau, tin tưởng thế là đủ.
Không sống cùng bố mẹ chồng dù Phong là con trai một, nhưng cứ cuối tuần chúng tôi lại về mẹ chơi. Lúc nào các chị về thì ở lại ăn cơm không thì nhà ai về nhà lấy. Bố mẹ tôi khá hiền, thương con cái không có gì phải chê cả. Tôi làm dâu 5 năm nhưng chưa bị bố mẹ mắng, điều tiếng gì cả. Tôi rất quý ông bà, thi thoảng biếu bố mẹ chút tiền ăn vặt.
Bố mẹ chồng tôi dễ tính một, thì bà chị chồng cả khó tính 10. Chị lấy chồng cách nhà 30km, 1 – 2 tháng mới về ngoại một lần. Nhưng lần nào về chị cũng hạch sách, nói đểu tôi không làm tròn phận làm dâu. Nể chồng, bố mẹ chồng tôi nín nhịn cho qua, vì chị cũng chỉ ở 1 – 2 hôm rồi đi, thi thoảng mới gặp. Chứ tôi mà sống chung với bà cô chồng này chắc cãi nhau liên miên mất.
Đợt này bố chồng tôi không may bị ngã xe, đi lại khó khăn, mẹ thì bị căn bệnh đau lưng hành lên hành xuống. Hai ông bà tự chăm nhau vất vả nên tôi cứ tuần vào 3 – 4 lần đỡ đần cơm nước, dọn dẹp giúp bố mẹ. Mẹ cứ bảo tôi về bà tự lo cho ông nhưng nhìn mẹ lom khom nấu nướng với cái lưng đau cũng tội, tôi bận con nhỏ nên chẳng vào liên tục được.
Video đang HOT
Lần này chị chồng lại về, chị về chơi với mẹ 3 hôm và bảo vợ chồng tôi qua ăn cơm. Chị khéo tay, nấu nhiều món ngon lắm. Chẳng bù cho tôi, vụng về chẳng biết nấu nướng gì, may chồng tôi khéo không thì chỉ ăn món luộc suốt. Tính tôi hồn nhiên, chẳng ngại nên ngồi vào mâm cơm thấy miếng đùi gà ngon tôi gắp ăn. Thế nhưng vừa gắp miếng thịt gà lên, chị Hoa – chị chồng đã đá chân ra hiệu. Biết ý tôi bỏ xuống luôn.
Chị nhìn tôi, thở dài rồi quay sang hỏi bố mẹ: “Bố mẹ giờ ốm yếu thế này có muốn sang ở với các con không ạ? Để con lo cho bố mẹ thì mới phải, yên tâm được”. Tái mặt trước câu hỏi của chị, chị Hoa nói vậy chẳng khác nào bảo bố mẹ về nhà tôi ở. Chồng tôi là con trai một, ông bà có ở thì ở với chúng tôi chứ ai lại qua nhà con rể.
Nghe chị nói vậy, chồng tôi đồng ý và mời bố mẹ về nhà mình luôn. Tôi nhăn mặt nhìn anh, anh vẫn ngó lơ. Bố mẹ nhìn chúng tôi lắc đầu bảo chưa đến lúc, ông bà vẫn còn chăm nhau được nên vẫn cố, ở chung phức tạp lại mất tình cảm mẹ con. Mẹ quyết vậy tôi thấy đúng, ông bà già yếu ở riêng tôi vẫn chạy qua chăm sóc cơ mà.
Mẹ không qua, chồng về nhà nói tôi. Anh bảo tôi là con dâu hư, sợ khổ không dám phục vụ bố mẹ. Không bằng chị Hoa, sống với bố mẹ chồng bao năm có kêu than gì đâu. Tôi khó chịu cáu gắt thì anh lại đáp trả: “Mai kia con dâu đối xử với em như vậy em nghĩ sao?”. Tôi rất buồn vì chồng hành xử như thế. Tính tôi thích tự do, không chung đụng với ai cả. Chẳng lẽ không cho bố mẹ ở cùng là sai ư? Ông bà cũng có nhà, có sức khoẻ và kinh tế chăm nhau cơ mà?
(Xin giấu tên)
Chuyện bi hài khi con rể nhiều tuổi hơn bố mẹ vợ
Nhiều hơn bố mẹ vợ 6 tuổi nên anh Q nghĩ nát óc để tìm ra cách xưng hô hợp lý, cuối cùng hai bên gọi nhau là "đằng ấy" và xưng "bản thân".
Ngày nay, chuyện con rể bằng tuổi, hơn hoặc kém một vài tuổi so với bố mẹ vợ không còn lạ. Giờ ít ai nghĩ đến rào cản tuổi tác bởi tình yêu là không biên giới, không tính bằng tuổi. Dù vậy, nhiều chuyện bi hài xảy ra khi mà chàng rể nhiều tuổi hàng ngày phải đối diện với bố mẹ vợ còn trẻ.
Anh Q lấy vợ trẻ. Anh hơn vợ 20 tuổi. Ngày vợ anh dẫn về ra mắt bố mẹ để đặt vấn đề cưới xin, bố mẹ vợ không tin là chuyện thật, tưởng con gái nói đùa. Biết bố mẹ vợ kém mình tới 6 tuổi nên anh Q lúng túng trong cách xưng hô. Phía nhà gái thì cũng ngượng ngùng không kém. Là người từng trải, có địa vị nhưng khi đối diện với sự việc này, anh vẫn không quen và không biết gọi bố mẹ vợ thế nào cho thoải mái.
Khi vợ chồng anh Q có con, bố mẹ vợ từ quê lên Hà Nội thăm cháu thường xuyên; hàng xóm mà nghe gia đình anh xưng hô chắc cũng phải bấm bụng cười. Hồi đầu thì anh lí nhí xưng con nhưng thấy mỗi lần như thế, bố mẹ vợ đều đỏ mặt nên anh suy nghĩ nát óc tìm từ thay thế. Từ đó đến nay anh và bố mẹ vợ gọi nhau là "đằng ấy" và xưng là "bản thân".
(Ảnh minh họa)
Bất cứ ai lần đầu mà nghe cách xưng hô trong gia đình anh Q đều phải quay mặt đi để cười. Nhiều người bạn góp ý cứ xưng con nhưng anh Q bảo: "Mình cũng xưng thế nhưng mà bố mẹ vợ thấy ngại ngùng, khó hòa nhập nên mới nghĩ ra cách gọi chung chung như vậy. Nhiều khi nghĩ cũng buồn cười nhưng mà thôi, mỗi nhà một hoàn cảnh, giờ gọi cũng quen rồi. Lấy vợ trẻ nên chấp nhận. Gọi gì không quan trọng, miễn là mọi người trong gia đình thấy thoải mái, vui vẻ".
Còn anh T đang công tác trong ngành báo chí lấy vợ kém 16 tuổi, còn anh kém bố mẹ vợ 4 tuổi. Anh kể: "Bố mẹ vợ mặc dù hơn 4 tuổi nhưng nhìn hình thức còn trẻ hơn anh. Bố mẹ vợ ít tuổi kể ra cũng nhiều chuyện hài hước".
Chuyện xưng hô cũng buồn cười không kém. Anh thì không ngại gì cả, vẫn gọi bố mẹ xưng con. Còn bố mẹ vợ của anh lại ngại nên toàn nói trống không. Ví dụ như bảo con rể ăn đi thì họ chỉ nói "ăn cá không" hay "có nước hoa quả đó uống không?". Nhiều khi thấy mẹ vợ nói thế, anh cũng trả lời cho xong và quay đi cười tủm tỉm.
Ở quê, bố mẹ vợ anh thuộc diện trẻ trung, ăn chơi. Mẹ vợ tính ra mới hơn 40 nên ăn mặc cũng rất hiện đại, nhưng khi lên Hà Nội chăm cháu thì phải chọn những bộ quần áo mặc cho đúng tuổi phụ huynh. Nhiều lúc bà cũng phân trần vì sợ con rể chê lạc hậu: "Lên đây trông cháu mặc như này cho tiện". Còn anh khi ở nhà không dám cởi trần mặc quần đùi, lúc nào cũng chỉn chu quần short và áo phông. Anh cười hài hước, nhiều khi mẹ vợ ở nhà mặc áo rộng cổ anh cũng ngượng. Khổ thế đấy, mẹ vợ hơn có vài tuổi mà nhìn bà lại còn trẻ hơn cả con rể, mà bà chăm tập thể dục, không dám ăn nhiều vì sợ béo nên người còn săn chắc hơn cả vợ anh.
Khi mẹ vợ ở cùng thì anh T cũng không dám dậy muộn mặc dù rất muốn ngủ nướng. Vợ anh thường đi làm sớm nên ở nhà chỉ còn mẹ vợ, mình nằm ngủ cũng vô duyên nên anh lại dậy đi ra ngoài đường.
Còn anh H có nhiều chuyện dở khóc dở cười khi mà mẹ vợ ít tuổi hơn con rể. Hồi mẹ vợ anh H lên ở với con gái mới sinh em bé, nhiều người không biết mặt vợ anh khi đến nhà toàn chào mẹ vợ là em, tưởng đó là vợ anh, khiến bà xấu hổ không dám xuất hiện khi nhà có khách. Rồi vấn đề ăn mặc, mẹ vợ anh cũng phải tìm những bộ đồ già hơn tuổi để mặc cho ra dáng bà ngoại. Khi về quê con rể thì mẹ vợ anh tỏ ra lúng túng. Do không cùng thế hệ nên hai bên thông gia cũng chỉ nói chuyện qua loa vì bố anh hơn rất nhiều tuổi. Không biết nói gì cho hòa hợp, họ đành lấy đứa cháu ra trêu đùa cho thời gian trôi qua.
Khi con rể hơn tuổi bố mẹ vợ hoặc ít hơn vài tuồi, ban đầu chuyện tình thường không được nhà gái chấp nhận. Bố mẹ nào chả muốn con gái có tấm chồng tử tế, tuổi tác hòa hợp để còn dễ sống, nhưng đó là sự lựa chọn của con cái nên không bố mẹ nào muốn làm khó. Ban đầu có nhiều chuyện dở khóc, dở cười nhưng khi về sống với nhau, bố mẹ vợ mới nhận ra, tuổi tác cũng không phải là vấn đề quá lớn, điều quan trọng là hai con yêu thương và thực sự tôn trọng nhau. Đặc biệt, điều bố mẹ vợ nhìn thấy rất rõ là con rể lớn tuổi thường chu đáo và rất lễ nghĩa, biết trên dưới với gia đình vợ. Họ, những bố mẹ vợ, đa phần đều rất hài lòng mặc dù đôi lúc còn nhiều cái bất tiện và rơi vào tình huống bi hài.
Chị chồng nhét vào tay 50 triệu sau 2 tháng tôi chăm ở cữ Tôi vội trả lại cho chị chồng nhưng chị ấy không nhận, còn bảo tôi xứng đáng nhận được số tiền này. Ảnh minh họa Khi chị chồng thông báo tin về quê ở cữ, không chỉ tôi mà bố mẹ chồng tôi cũng bất ngờ. Bởi chị chồng sống ở thành phố, ở cữ sẽ thoải mái, dễ chịu hơn nhiều. Vợ...