Gặp mặt nhân chứng lịch sử Điện Biên Phủ
Chiều 29/4, Đoàn khối các cơ quan TP Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Hội cựu chiến binh Đà Nẵng cùng phối hợp tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hào khí Điện Biên”.
Tham gia có 200 cựu chiến binh, đoàn viên, thanh viên TP Đà Nẵng. Đây là dịp để những chiến sỹ Điện Biên ôn lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Ông Nguyễn Bình, phó ban liên lạc cựu chiến binh Điện Biên Phủ TP Đà Nẵng, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị cao xạ (Đại đoàn 312) cho biết, trước đây Đà Nẵng có 40 người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng đã mất 11 người còn lại 29 người. Trong số 29 người thì có khoảng nửa sức khỏe đã yếu, số người có thể ngồi nói chuyện như thế này cũng rất ít. Vừa rồi, thành phố Đà Nẵng cho các chiến sỹ Điện Biên đi tham quan Điện Biên Phủ nhưng chỉ được 4 người đăng ký vì thế chuyến đi đành phải hủy.
Buổi giao lưu diễn ra chiều 29/4
Ôn lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Bình kể: “Tôi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lúc 27 tuổi. Vào chiến dịch tôi là chính trị viên đại đội cao xạ pháo của Đại đoàn 312. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là án ngữ ở Âu Lâu – Yên Bái để bảo vệ cái phà qua sông từ thị xã Yên Bái sang Âu Lâu tiến vào Điện Biên.
Trong chiến dịch Điên Biên Phủ, địch đinh ninh rằng muốn đánh Điên Biên Phủ thì chúng ta phải có pháo mà phải là pháo 105 ly hoặc 75 ly mới đối phó được với chúng. Chúng chặn luôn con đường quốc lộ số 6 để chúng ta không thể đưa pháo lên Điện Biên. Vì thế địch rất chủ quan cho rằng ta không còn con đường nào nữa. Nhưng thực ra, ta có một con đường khác. Đó là con đường từ Yên Bái qua phà Âu Lâu rồi qua quốc lộ số 6. Chúng ta mở đường đi suốt ngày suốt đêm nhưng địch không biết được. Khi chúng ta kéo pháo vào Điện Biên địch cũng vẫn không biết gì hết. Chúng còn thách thức ta nếu đánh vào Điện Biên thì đây sẽ là cái cối xay thịt quân ta”.
Ông Nguyễn Văn Mùi kể lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Còn ông Nguyễn Văn Mùi (tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn 36, Đại đoàn 308) bồi hồi nhớ lại: “Trong chiến dịch, tôi không trực tiếp đánh địch mà được ở trên đưa về bộ đội tiền phương, đi hầu hết các sư đoàn nên đều biết được tình hình của anh em. Lúc chuẩn bị đánh thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay đổi phương án là “Đánh nhanh thắng nhanh” qua “Tiến chắc đánh chắc” nên yêu cầu ta kéo pháo ra. Lúc bấy giờ, chưa được giải thích rõ ràng nên nhiều anh em nghi ngờ: Tại sao kéo pháo vào vất vả bây giờ lại kéo ra? Tại sao chuẩn bị đánh rồi lại kéo pháo ra? Nhưng sau khi được giải thích cụ thể, anh em không còn giao động nữa và tin tưởng với phương án của Đại tướng”.
Video đang HOT
Theo ông Bình, kỷ niệm sâu sắc nhất của ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ đó là sự lãnh đạo sáng suốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nói về kỷ niệm những ngày tháng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, bác Bình cho biết đó là kỷ niệm sâu sắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – là một con người sáng suốt, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Bác Hồ. Chính nhờ việc thay đổi phương châm “Tiến chắc đánh chắc” này làm cho đất nước được giải phóng nhanh hơn.
Theo Dantri
Xuân về trên vùng đất thiêng
Thật vinh dự khi Quảng Bình được giao nhiệm vụ canh gác phần mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xuân này, tổ công tác gồm hàng chục cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng luôn vững vàng ở "vùng đất thiêng".
Xuân về thêm nhớ đến Người
Vũng Chùa - Đảo Yến được mọi người biết đến là vùng vịnh đẹp, yên bình. Bởi nằm sát biển nhưng lại kín gió, là nơi bà con ngư dân địa phương neo đậu tàu thuyền mỗi khi mưa bão đến. Có lẽ cũng vì yêu quê hương, yêu cảnh non nước hữu tình mà lúc còn sống Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tâm nguyện chọn đây là nơi yên giấc thiên thu.
Giờ đây, theo tâm nguyện của Đại tướng, phần mộ của Người được chính quyền địa phương, gia đình, quân dân xây dựng kiên cố, bảo vệ trang nghiêm.
Những ngày cuối năm, dòng người về viếng Đại tướng lại thêm đông
Đây là mùa xuân đầu tiên Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên giấc ngàn thu trên đất mẹ. Khi đất trời vào xuân, Vũng Chùa - Đảo Yến vốn đẹp lại càng trở nên lung linh, huyền ảo. Trên những ngọn đồi, cây cối đang đâm chồi nảy lộc, tiếng chim hót rộn ràng, xa về phía biển, nước trong xanh một màu, vỗ những đợt sóng êm đềm, hiền hòa. Người nằm đó, Vũng Chùa - Đảo Yến yên bình, lại thêm thiêng liêng, thành kính.
Trong thời khắc của sự sum vầy, đoàn tụ thì dòng người đổ về Vũng Chùa - Đảo Yến lại thêm đông. Họ đến để bày tỏ lòng tri ân, thành kính với một nhân cách vĩ đại.
Chiều cuối năm, trong dòng người xếp hàng đợi được viếng Đại tướng có những người khách phương xa, những cô sinh viên, cậu công nhân trên đường về quê đón tết. "Bọn em quê Nghệ An hiện đang học ở Huế, khi nghe tin Bác mất mọi người đều rất hụt hẫng nhưng vì điều kiện không thể đi viếng Người ngay được. Trước khi về Tết, nhóm bạn rủ nhau hành trình bằng xe gắn máy để ghé vào đây thắp hương cho vị anh hùng dân tộc, thần tượng của tuổi trẻ chúng em", - Bạn Nguyễn Thị Ly, sinh viên trường Đại học Huế tâm sự.
Cán bộ BĐBP Quảng Bình rước vòng hoa phục vụ cán bộ, nhân dân vào viếng phần mộ Đại tướng
Với những người con Quảng Bình làm ăn xa xứ nay có dịp về quê, trong niềm vui đoàn tụ gia đình đón Tết, họ lại nhớ đến công lao của người anh hùng của dân tộc.
Họ tìm đến phần mộ của Đại tướng với lòng thành kính sâu sắc. "Làm việc ở TP. HCM, ngày nghe tin Bác mất, tôi đã rất buồn, thương tiếc. Giờ đây, khi về đón Tết với gia đình, chúng tôi lại càng nhớ thương, biết ơn Người. Đến đây, thắp nén hương lên phần mộ của Người để bày tỏ sự thành kính sâu sắc." - Anh Nguyễn Văn Hùng, một doanh nhân huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đang làm việc tại TP. HCM tâm sự.
Còn với ông Chu Văn An, Bí thư chi bộ thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông chia sẻ: "Nhân dân địa phương rất cảm động và tự hào khi Người và gia đình đã mang đến cho vùng đất quê hương chúng tôi một đặc ân thiêng liêng. Vào những dịp lễ, tết thế này nhân dân ở đây lại ra khu mộ của Người thắp hương để tỏ lòng tri ân Đại tướng".
Có chúng con đứng gác
Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Bình vinh dự được lựa chọn làm nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn nhân dân về viếng mộ phần của Đại tướng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến. Từ những ngày đầu cho đến nay, cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác luôn phát huy trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết, ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ.
"Những ngày Miền Trung có mưa bão, anh em làm nhiệm vụ ở phần mộ Người được trang bị áo mưa để đứng gác. Tuy thế, các chiến sĩ vẫn ướt sũng, rồi những đêm đông buốt giá, thế nhưng anh em đều khắc phục khó khăn, đứng gác bên Người với sự thành kính, trang nghiêm." - Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Bình nói về tổ công tác làm nhiệm vụ tại mộ phần Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Huỳnh Ngọc Sơn động viên cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ
Để đảm bảo cho khu vực phần mộ của Đại tướng luôn trong không khí trang nghiêm, trật tự. Cán bộ, chiến sĩ đứng gác phải là những người luôn thể hiện được tác phong, lễ tiết quân nhân cách mạng, chính qui. Từ đó, nhắc nhở nhân dân cần có trang phục lịch sự, gọn gàng khi vào viếng Người.
Để đảm bảo an ninh tuyệt đối, cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác còn yêu cầu nhân dân để túi xách, balô trên phương tiện, đồng thời yêu cầu các trưởng đoàn trình giấy tờ tùy thân và thông báo chi tiết số lượng người đến viếng.
Mộ phần Đại tướng nằm ở lưng chừng núi Thọ Sơn, lối lên viếng cũng khá hẹp. Trong khi đó, với số lượng người viếng lên tới 4.000-5.000 lượt/ ngày, nơi đây thật sự quá tải nếu cán bộ điều hành không chu đáo.
Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác luôn tìm hiểu những kiến thức địa lý, lịch sử, di tích ở vùng đất thiêng để sẵn sàng giải thích khi nhân dân hỏi.
Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh BĐBP thắp hương viếng phần mộ Đại tướng và động viên cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ
Một mùa xuân nữa lại về, những người lính biên phòng đã quen rồi cảnh đón Tết xa nhà. Phần lớn cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng sẽ chắc tay súng trên đường tuần tra biên giới để cho nhân dân, đồng bào tuyến sau được đón tết sum họp, bình yên, hạnh phúc. Còn tại Vũng Chùa - Đảo Yến tổ công tác đặc biệt của BĐBP Quảng Bình cũng sẽ luôn vững vàng bên mộ Người để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng.
Nguyên Duy - Viêt Lam
Theo Dantri
Hơn 20.000 người viếng Đại tướng tại quê nhà Lệ Thủy Theo Ban Tổ chức Lễ tang tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến thời điểm chiêu ngay 12/10, đã có gần 2.000 đoàn khách với hơn 20.000 người từ mọi miền đất nước về dâng hương tiễn biệt Đại tướng tại quê nhà An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Từ sáng sớm, từng dòng người từ mọi miền...