Gặp lão nông xuất sắc dưới chân dãy Tam Đảo
Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Nhớ lại những ngày đầu đặt chân tới khai hoang vùng đất dưới chân dãy núi Tam Đảo, ông Thiệp nói: “Hai vợ chồng tôi tự tay phá đá, san mặt bằng, phát nương trồng rừng, ngô, khoai, sắn… Lương thực làm ra, dư giả thì tôi đem bán, tích góp tiền để đầu tư chăn nuôi. Tận dụng địa hình đồi núi, vợ chồng tôi mua dê về thả, rồi nuôi thêm trâu, bò, lợn. Lúc đầu chỉ vài con, sau cứ xuất được lứa lợn, bán được đàn bò nào tôi lại mua thêm giống về nuôi tiếp…”.
Ông Lý Văn Thiệp cho cá tại trang trại VACR ăn. Ảnh: H.T
Sau nhiều năm cần cù, chịu khó, vợ chồng ông đã khai hoang được gần 20ha đất rừng trồng keo, bạch đàn, vườn ăn quả, chuồng trại… Ông cũng từng lặn lội trong và ngoài tỉnh đến các mô hình trang trại để học hỏi. Tích lũy được vốn, ông dần dần mở rộng trang trại. Một trong trong những việc làm thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo của ông trong quá trình lao động sản xuất là đã tận dụng địa hình, địa thế đào 1ha ao thả cá, làm mương dẫn nước từ các khe ở trên rừng về phục vụ chăn nuôi.
Cùng với đó, nắm bắt nhu cầu của thị trường, ông mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn khép kín. Khu chuồng trại được xây toàn bộ bằng kính, có điều hòa nhiệt độ, được chia làm nhiều khu chăn nuôi khác nhau. Chất thải được xử lý bằng hệ thống hầm biogas.
Video đang HOT
Hiện, trang trại của ông Thiệp đang có khoảng 1.700 con lợn thịt, 200 con lợn nái ngoại. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất trên 400 tấn lợn hơi có chất lượng cao ra thị trường. Đàn bò, đàn dê của gia đình sau nhiều năm cũng đã tăng lên gần 200 con. Khu chuồng gà ông thường nuôi 4.000 con gà thịt/lứa. Hằng năm, ông xuất bán trên 14 tấn cá chim, rô phi đơn tính, chưa kể 16ha cây lâm nghiệp và cây ăn quả… Tổng lợi nhuận từ mô hình VACR của ông Thiệp đạt hơn 2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương từ 3,5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, ông Lý Văn Thiệp và gia đình đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từ dịch bệnh đến hạn hán, bão lũ… Nhưng với tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm làm giàu của 1 cựu chiến binh, ông Thiệp đã từng bước khắc phục khó khăn để đi đến thành công. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn rất cởi mở trong việc chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn nhiều hộ khó khăn tại địa phương cách làm kinh tế, thoát nghèo và vươn lên khấm khá, kể cả cho vay vốn không lãi.
Với những kết quả đã đạt được, ông Thiệp là 1 trong những hội viên tiêu biểu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp nhiều năm liền. Ông Thiệp vinh dự là nông dân tỉnh Thái Nguyên được bình chọn nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016″.
Theo Danviet
Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo
Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...
Thuận vợ thuận chồng
Hẹn mãi chúng tôi mới gặp được anh Hữu bởi mùa này, vợ chồng anh bận túi bụi. Trong căn nhà khang trang, anh Hữu cùng vợ là Hồ Thị Hương- người dân tộc Vân Kiều hào hứng tiếp chuyện chúng tôi. Anh Hữu khẳng định ngay: "Đời tôi ăn nên làm ra là nhờ lấy được người vợ đảm đang". Chuyện tình của vợ chồng anh Hữu kể cũng lạ. Tháng 3.2001, lúc anh Hữu là công nhân lâm trường đang làm việc ở thôn Khe Van thì gặp chị Hương là thợ may. Sau lần trò chuyện hôm đó, 2 người nảy sinh tình cảm. 12 ngày sau, đám hỏi diễn ra và rồi ngày 23.6.2001 lễ cưới được tổ chức trước sự ngỡ ngàng của bà con lối xóm.
Vợ chồng anh Đặng Quang Hữu chuẩn bị đưa cây tràm đi trồng ở mảnh đất 5 ha vừa mới mua lại. Ảnh: N.V
Năm 2009, bố mẹ cháu Hồ Thị Sữa, xã Hướng Hiệp ly hôn bỏ cháu bơ vơ. Đứng trước nguy cơ cháu Sữa bỏ học lớp 4, vợ chồng anh Hữu đã nhận Sữa làm con nuôi, thương yêu như con đẻ. Nay cháu Sữa đang học lớp 11 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị.
Ra riêng, vợ chồng anh Hữu sinh con trong căn nhà nhỏ lụp xụp được bà ngoại để lại cho. Chị Hương tiếp tục nghề may, anh làm công nhân lâm trường, và cùng nhau khai hoang đất rừng trong những thời gian rãnh rỗi. Mỗi nhát cuốc giáng xuống đất là một lần mồ hôi, nước mắt và máu vợ chồng anh đổ xuống với bao lo lắng, hiểm nguy từ bom đạn chiến tranh để lại.
Năm 2005, đánh liều, anh Hữu vay 7 triệu đồng mua cây tràm trồng trên diện tích 5ha vợ chồng đã dày công khai hoang suốt 5 năm. Năm 2006, anh Hữu nghỉ việc ở lâm trường, về nhà khai hoang đất rừng và lập vườn ươm giống cây phục vụ việc trồng rừng của gia đình, vừa cung ứng cho người dân. Cũng thời gian đó, anh Hữu bắt đầu vay mượn ngân hàng thu mua sắn, tràm của người dân trong huyện.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, số tiền lãi từ việc buôn bán, dành dụm của hai vợ chồng đều dành để khai hoang đất đai, trồng rừng. Vì vậy, đến nay anh Hữu đã có 11ha rừng tràm trồng xen canh cây sắn và thu hoạch cuốn chiếu. Năm 2011, anh Hữu mua xe tải phục vụ việc vận chuyển, buôn bán. Tổng thu nhập mỗi năm anh Hữu có trên dưới 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ.
Giúp dân giảm nghèo
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Hữu còn giúp bà con vay vốn không lãi để giảm nghèo. "Nhờ có nguồn vốn vay theo Chương trình 30A với lãi suất thấp, tôi mới dám vay vốn nhiều rồi cho bà con trong huyện mượn để làm ăn, chứ nếu lãi như ngân hàng thương mại thì tôi cũng chịu" - anh Hữu cười.
Để trồng được 1ha rừng tràm người dân cần chi phí khoảng 20 triệu đồng, còn trồng sắn cần khoảng 15 triệu đồng. Anh Hữu cho bà con mượn ít nhất nửa số tiền trên, có nhà anh cho mượn 100% tiền cần đầu tư, không lãi. Lật cuốn sổ cho mượn tiền dày cộp của anh Hữu, chúng tôi bất ngờ khi số tiền anh cho bà con mượn lên tới cả tỷ đồng mà chỉ ghi vài dòng thông tin đơn giản.
Anh Hữu cho biết, mỗi năm cho khoảng 600 hộ dân ở các xã như Hướng Hiệp, Đakrông, Mò Ó... mượn với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng để trồng tràm, sắn. Đến vụ thu hoạch, anh Hữu bao tiêu sản phẩm, còn người dân sẽ trả tiền gốc cho anh. "Chấp nhận lời lãi ít lại để hỗ trợ bà con thoát nghèo, làm giàu là cách sản xuất bền vững. Tiền của tôi cứ nằm mãi trong dân, người này mượn, người khác mượn chứ có ở trong nhà đâu"- anh Hữu bày tỏ.
Anh Hồ Văn Vân, thôn Xa Rúc, xã Hướng Hiệp trước đây là hộ nghèo. Biết chuyện, anh Hữu tìm đến cho anh Vân mượn tiền đầu tư và khai hoang thêm đất. Đến nay, anh Vân có đến 11ha rừng tràm, 1 ha sắn, thu nhập cao thuộc hạng nhất thôn.
Theo Danviet
"Nữ tướng" trồng rừng vượt nghịch cảnh thành tỷ phú Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú. Vượt qua nghịch cảnh Sau ngày lập gia đình rồi ra ở riêng, cuộc sống của vợ chồng chị...