Gặp lại người cha 10 năm sống trong ống cống nuôi 2 con đỗ thủ khoa đại học ở Hà Nội: “Tôi không còn ở cống nữa rồi”
Gần 10 năm sau khi được biết đến với câu chuyện ở ống cống làm việc, nuôi 2 con sinh đôi đỗ thủ khoa đại học, cuộc sống của ông Nguyễn Hữu Định đã ổn hơn rất nhiều khi các con đã ra trường.
Nhưng ông vẫn miệt mài lao động kiếm tiền, không bao giờ có tâm lý ỷ lại vào các con.
“Các con đều đã ra trường. Tôi không phải ở cống nữa”
Chúng tôi có dịp gặp lại ông Nguyễn Hữu Định (SN 1961, quê Ứng Hoà, Hà Nội, người cha từng ở ống cống nuôi 2 con đỗ thủ khoa đại học) tại khu vực ngã tư Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội).
Trong cái nóng oi bức đầu hè, mồ hôi chưa kịp ráo khi vừa kết thúc chuyến xe ôm, ông Định lấy chai nước uống vội rồi lại nhận bơm xe cho khách. Bao năm qua, ông vẫn tất bật như vậy.
Vẫn vẻ ngoài lam lũ, nhưng nụ cười thường xuyên nở trên gương mặt ông Định.
Năm 2013, ông Định được nhiều người biết tới qua câu chuyện 10 năm sống trong ống cống nuôi 2 con sinh đôi Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền đỗ thủ khoa Đại học Y Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.
“Hiện các con đều đã ra trường. Tôi cũng không phải ở cống nữa, nhưng mình là dân lao động, còn sức khoẻ là còn đi làm. Tôi không trông chờ, ỷ lại vào các con”", ông Định vừa tranh thủ làm vừa kể.
Cứ như vậy, chiếc xe máy, cái bơm và bộ đồ vá xe, bao năm qua vẫn là bạn đồng hành cùng ông Định mưu sinh khắp chốn.
Hình ảnh ông Định sống trong ống cống cách đây gần 10 năm.
Ông Định kể lại, năm 2013 khi Hà Nội chuyển bị đón cơn bão số 6 gia đình đang lo sốt vó, thì bất ngờ nghe tin vui khi cả 2 con đỗ thủ khoa đại học.
“Mừng không thể nào tả được, vì đời bố mẹ đã khổ vì không được học hành. Nên ngay khi các con đỗ, vợ chồng tôi quyết tâm bằng mọi giá, dù vất vả thế nào cũng phải nuôi các con ăn học nên người”, ông Định hồi tưởng.
Video đang HOT
Bộ đồ nghề vá xe được ông gọi là “của hồi môn”, luôn được gắn liền với chiếc xe máy khi ông Đinh ra khỏi nhà.
Không phụ công ơn cha mẹ, 2 con của của ông Định đều đạt thành tích cao trong suốt quá trình học tập. Hiện cả 2 đều đã có công việc ổn định. Riêng Nguyễn Hữu Tiền đã lập gia đình, ông Định cũng mới được “lên chức” ông nội được ít tháng.
Vất vả nuôi con ăn học nên người, nhưng bản thân người cha tuyệt đối không mong chờ các con phải phụng dưỡng.
Ông Định cùng 2 người con song sinh Tiến, Tiền đã trải qua nhiều khó khăn sau khi cả 2 đỗ đại học.
Ông Định tâm sự, các con ra trường được mấy năm nên cuộc sống hiện nay mới gọi là tạm ổn. Bản thân ông cũng có thể lựa chọn cách ở nhà làm việc vặt để các con chu cấp thêm, nhưng không bao giờ ông có ý định làm vậy.
Chiếc bơm hoen rỉ đã đồng hành cùng ông Định suốt 10 năm qua.
“Nghĩ lại những ngày phải ở cống, lo từng đồng tiền lo cho các con ăn học, nhiều khi gặp đối tượng nghiện hay trời mưa gió chả biết chạy đâu thì cuộc sống bây giờ của tôi đã tốt hơn rất nhiều.
Tối tôi về ở nhà, ngày thì đi làm xe ôm, đồng tiền kiếm được cũng vất vả nhưng tự do, đầu óc cũng rất thoải mái, không phải vướng bận gì. Các cháu đều ngoan, được học hành có công việc là hơn bố mẹ rồi”, ông Định bình thản nói.
Dạy các con yêu lao động
Ông Định tâm sự, bản thân ông cũng thường cùng các con ôn lại những kỷ niệm những lúc khó khăn. Nhất là khi sau khi 2 con vào đại học một thời gian, ông Định thôi sống ở cống. Ba bố con chuyển lên thuê phòng trọ nhỏ gần tường của Tiến là Đại học Y Hà Nội.
Chi phí tiền thuê trọ, điện nước, sinh hoạt của 3 ngời dù chắt bóp hết sức cũng mất 4-5 triệu mỗi tháng. Vợ ông Định ở quê quanh năm làm nông, thỉnh thoảng lên “tiếp tế” cũng chỉ được chút gạo và thực phẩm.
“Cứ có khách gọi là bất kể xa gần tôi đều đi, mình vất vả quen rồi nên không nề hà gì” – ông Định khẳng khái nói.
Các chi phí phát sinh trở thành gánh nặng lớn với gia đình. Nhưng những lúc như vậy và kể cả sau này, mấy cha con vẫn lấy khó khăn làm động lực để vươn lên.
Ông cũng cho biết, thời điểm 2 con đỗ đại học, biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều cơ quan báo chí cũng đến viết bài. Qua đó nhiều mạnh thường quân biết tới và đến trợ giúp, người cho tiền đóng học, người mua cho máy tính, đồ dùng học tập. Những tấm lòng nhân ái đó đã giúp san sẻ những khó khăn với gia đình.
Mỗi ngày ông Định thường dậy từ sớm đi làm, nhiều hôm có chở khách xa, tối muộn ông mới về tới nhà.
Qua đó, ông Định luôn nhắc nhở các con về lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người. Đặc biệt là yêu lao động, bằng mồ hôi, trí tuệ của mình để kiếm những đồng tiền chân chính.
Đang tiếp chuyện, thì chuông điện thoại của ông lại vang lên vì có khách quen đặt chở đi xa. Chào chúng tôi, ông Định lại quay xe lên đường.
Bóng người cha cứ thế lẫn vào dòng người đang tất bật dưới cái nóng đầu hè.
Nhiều sinh viên có biểu hiện ngại đi học trở lại
Sau khi Hà Nội trở lại trạng thái 'bình thường mới', một số trường ĐH có động thái chuẩn bị đón sinh viên quay trở lại. Tuy nhiên, không ít sinh viên bày tỏ tâm lý e ngại việc đi học trực tiếp.
Tranh luận sôi nổi "trực tuyến - trực tiếp"
Ngay sau khi Hà Nội thực hiện Nghị quyết 128, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là cơ sở đào tạo đầu tiên ở Hà Nội có động thái sẵn sàng đón sinh viên (SV) trở lại học tập trung.
Giữa tháng 10, PGS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng nhà trường, dẫn đầu tổ kiểm tra cơ sở vật chất của trường để chuẩn bị cho việc này. Tuy nhiên, sau khi thông tin được đưa lên trang mạng xã hội của trường, bên cạnh nhiều SV bày tỏ sự vui mừng, không ít SV đã để lại bình luận mong muốn nhà trường kéo dài hơn nữa thời gian học trực tuyến. Một số SV cho biết chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhưng một số SV đưa ra những lý do kiểu như "học trực tuyến, thi trực tiếp thì em... chết", hoặc "giờ ra Hà Nội học từ 6 giờ 45 với thời lượng 75 phút/tiết, cộng với thời tiết lạnh giá mưa bão thì em chưa quen đâu ạ"...
Mới đây, ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức thông báo SV và học viên cao học, nghiên cứu sinh tiếp tục học trực tuyến hết học kỳ 1. Thông tin này được chia sẻ trên trang diễn đàn của SV Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và nhận được sự bình luận sôi nổi. Khá nhiều bình luận kiểu như "học trực tuyến quen rồi, giờ mà học trực tiếp là em sốc", "mong trường Hust (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - PV) học tập trường này"...
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế Hà Nội học trực tuyến - THANH THƯ
Ở chiều ngược lại, nhiều SV cảm thán "thiệt thòi nhất là với các bạn SV cần làm thí nghiệm nghiên cứu ở phòng lab", "học ĐH mà cứ học trực tuyến thế này chẳng khác gì nghỉ học, chẳng có cảm giác gì là SV"...
Vấn đề tâm lý
Theo nhiều cán bộ phụ trách mảng đào tạo của các trường ĐH, tâm lý ngại đi học trực tiếp trở lại sau một thời gian học trực tuyến quá dài là hiện tượng có thật ở một số SV. PGS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cho biết vừa qua trường đã khảo sát sơ bộ tâm tư nguyện vọng của SV liên quan tới việc đi học trở lại thì nhận được nhiều luồng thông tin trái chiều. "Nó là một vấn đề tâm lý", PGS Hiền nhấn mạnh.
PGS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng nhận xét: "Đúng là có một phần không nhỏ SV ngại đi học trở lại, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa đông ở miền Bắc. Nhiều em chỉ thấy việc học trực tuyến mang lại sự dễ chịu mà chưa nhận thức thấu đáo về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện hoạt động dạy học theo cách thức đảm bảo chất lượng tốt nhất".
Nhưng PGS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng không thể căn cứ vào việc một số em "la lối" trên mạng xã hội để cho rằng SV ngại đi học trở lại. "Chưa có con số khảo sát cụ thể nhưng tôi cho rằng số em muốn học trực tuyến kéo dài nhiều lắm cũng chỉ vài trăm em trên tổng số khoảng 30.000 SV của Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Lý do muốn học trực tuyến của những SV này xuất phát từ nhu cầu cá nhân, chẳng hạn vì đang đi làm thêm, nếu học trực tuyến thì dễ trốn học hơn. Những SV này lại tích cực bày tỏ trên mạng xã hội nên người ta nhầm tưởng. Với lớp tôi đang dạy (gồm 62 SV), khi tôi hỏi, cả 62 em đều nói muốn lên giảng đường học lắm rồi thầy ơi", PGS Triệu cho biết.
Bao giờ các trường đh mở cửa lại?
Theo PGS Hiền, vừa qua Trường ĐH Ngoại thương mới thực hiện khảo sát sơ bộ về tình hình tiêm vắc xin cũng như tâm tư nguyện vọng của các SV về việc đi học trở lại. Qua đó cho thấy tình hình không khả quan, nghĩa là khó thực hiện việc đón tất cả SV quay trở lại trường học tập trong thời gian vài tuần tới. Rất nhiều SV chưa được tiêm, hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi, mà trường không muốn đối mặt với nguy cơ vừa mở cổng trường lại phải đóng ngay do xuất hiện F0. Để có quyết định chính thức, sắp tới trường sẽ khảo sát toàn bộ SV về tình hình tiêm vắc xin, khảo sát về cả tâm tư nguyện vọng của SV về phương án học tập trong thời gian tới.
"Trường muốn sớm tổ chức dạy trực tiếp, có thể không đồng loạt với tất cả SV mà sẽ ưu tiên SV các năm cuối", PGS Hiền chia sẻ.
Còn Trường ĐH Kinh tế quốc dân, dù sốt sắng chuẩn bị cho việc mở cửa trường trở lại, nhưng khi bắt tay triển khai thì gặp khó khăn do chưa thể đăng ký tiêm vắc xin cho SV ngoại tỉnh như mong muốn ban đầu.
Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cho biết trong bối cảnh hiện nay, nhà trường xác định dạy trực tuyến ít nhất đến khi SV thi xong giữa kỳ, tức khoảng giữa tháng 11, thì mới xây dựng phương án cho SV lên trường, để các em được học thực hành hoặc học các nội dung phải làm thí nghiệm.
PGS Nguyễn Phong Điền phân tích: "Việc tổ chức cho SV đi học trở lại tại trường phụ thuộc vào 2 điều kiện: TP.Hà Nội cho phép và độ phủ vắc xin của SV. Nếu thuận lợi thì cũng phải đến hết tháng 11 các trường ĐH mới có thể mở cửa giảng đường cho SV đến học trở lại".
"Em trai họ" Sơn Tùng M-TP làm rách toang 1 tờ giấy mà học trò nào cũng lo sợ, zoom kỹ lại phát hiện sự thật "ngã ngửa" Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, cậu "em trai họ" Sơn Tùng M-TP cũng lọt top thủ khoa khối A. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021, xôn xao thông tin về "em trai họ" của Sơn Tùng M-TP lọt top thí sinh có số điểm cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021. Đó là...