Gặp gỡ Methuselah, con cá cảnh có tuổi đời lớn nhất thế giới
Cá phổi là một trong những loài cá thú vị nhất trên Trái đất nhưng cũng là một trong những loài khó xác định số tuổi chính xác nhất.
Methuselah-Chú cá phổi lớn tuổi nhất thế giới.(Nguồn: Gayle Laird)
Methuselah là tên của một con cá thuộc giống “cá phổi” hiện đang sinh sống tại Thủy cung Steinhart ở San Francisco. Nó được cho là con cá nhiều tuổi nhất đang sống trong môi trường nuôi nhốt, với độ tuổi ước tính từ 92 đến 101 năm.
Methuselah đến với nước Mỹ vào năm 1938, trên một chiếc tàu hơi nước từ Australia, cùng với 230 con cá khác.
Ban đầu, Methuselah được trao danh hiệu không chính thức là con cá cao tuổi nhất từng được nuôi nhốt vào năm 2017, khi các chuyên gia ước tính tuổi của nó là 84. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra gần đây cho thấy Methuselah thậm chí còn già hơn dự đoán trước đó, khoảng từ 92 tới 101 tuổi.
Cá phổi là một trong những loài cá thú vị nhất trên Trái đất nhưng cũng là một trong những loài khó xác định số tuổi chính xác nhất.
Các nhà khoa học thường thu thập xương tai của cá phổi sau khi chúng chết và đếm số lượng xương để ước tính tuổi. Nhưng những con cá phổi lại có cấu trúc xương tai rất khác nhau. Vì thế, việc xác định tuổi của chúng khá khó khăn.
Sở dĩ loài cá này được gọi là cá phổi bởi chúng có phần phổi rất phát triển. Phổi lớn giúp loài này sống được trong môi trường nước có hàm lượng oxy cực thấp, mà những giống cá khác không thể chịu đựng được.
Ngoài ra, cá phổi cũng có bộ gene lớn hơn hẳn so với các loài động vật khác từng được biết tới. Chúng có 43 tỷ cặp base, tức lớn hơn 14 lần số lượng cặp nhiễm sắc thể của con người.
Video đang HOT
Nhân viên tại Thủy cung Steinhart mô tả Methuselah là một con cá vui vẻ, thích tương tác với khách thăm quan thủy cung.
Các nhà khoa học đang không rõ liệu Methuselah có cảm thấy nó bị già, hay có các hành động biểu lộ sự già hơn so với những con cá phổi trẻ tuổi, hay không.
(Ảnh: John G Mabanglo)
Một số chuyên gia nói rằng những con cá cao tuổi sẽ bộc lộ vài dấu hiệu cho thấy chúng đã già, gồm thay đổi ở phần xương sống, giảm cân, mắt đục và đổi màu vảy. Tuy nhiên các dấu hiệu này chưa xuất hiện trên cơ thể của Methuselah./.
Hang động kỳ lạ 'phun ra' hàng chục nghìn con cá mỗi năm
Hàng năm, cứ vào đúng dịp Thanh minh, hang động này lại 'phun ra' vô số cá.
Hang động "nhả cá" cùng thời điểm mỗi năm
Có một hang động tên là "Lưu Ngư động" ở Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hang động này có một miệng hố phun ra nước suối quanh năm. Hàng năm cứ từ 8 đến 10 ngày trước và sau dịp Tết Thanh minh, hang động này lại "nhả ra" hàng chục nghìn con cá. Người dân địa phương cho biết đây là hiện tượng xảy ra hàng năm nên họ thường chuẩn bị sẵn dụng cụ để bắt và đựng cá. Cá bắt được sẽ được dùng để nấu ăn hoặc bán.
Hang động kỳ lạ cứ tới dịp Tết Thanh minh lại phun ra hàng chục nghìn con cá. (Ảnh: Sohu)
Những con cá này khi mới rời khỏi hang động có màu trắng, sau đó chúng dần chuyển sang màu đỏ. Tới khi cá chuyển thành màu đỏ tươi thì chúng sẽ chết. Đặc biệt, những con cá này không giống những con cá khác ở Hồ Bắc. Chúng có hương vị rất thơm ngon, hầu như không có xương, chỉ có một xương sống chạy dọc lưng. Vì thế, người dân bắt được chúng thường dùng để nấu ăn cho người già và trẻ nhỏ.
Khi thông tin về hiện tượng lạ này lan rộng, hang động này đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nơi đến tham quan. Tình trạng này đã kéo dài cho tới năm 2012, các nhà khoa học đã đến tận nơi để kiểm tra. Sau đó, sự thật về hang động "phun ra" cá đã được hé lộ.
L oài cá kỳ lạ "ẩn mình" trong hang động
Bất ngờ, các chuyên gia khi vừa nhìn thấy loài cá lạ trong hang động đã thốt lên rằng: "Chúng là hóa thạch sống . Bấy lâu nay mọi người luôn ăn loại cá vốn được quốc gia bảo vệ đấy." Khi biết được sự thật từ chuyên gia, những người dân địa phương không khỏi bàng hoàng.
Loài cá mà hang động "nhả ra" là cá vây tia Scaphesthes macrolepis quý hiếm. (Ảnh: Sohu)
Hóa ra những con cá mà hang động "nhả ra" là loại cá vây tia có tên khoa học là Scaphesthes macrolepis. Loại cá này còn được gọi là hóa thạch sống, chúng là loài động vật được xếp hạng bảo vệ cấp 2 của Trung Quốc. Sở dĩ chúng được gọi là hóa thạch sống bởi chúng vẫn giữ nguyên hình dáng không thay đổi từ giai đoạn trứng nước của lịch sử tiến hóa và không có bất kỳ họ hàng còn sinh tồn nào gần gũi.
Theo cuốn "Thái Sơn dược vật chí", cá vây tia Scaphesthes macrolepis được gọi là cá vây đỏ Thái Sơn. Chúng được liệt vào một trong năm loại cá tiến vua có giá trị nhất thời xưa. Cá vây đỏ Thái Sơn là loài cá nước ngọt, thịt mềm, vị thơm ngon mà không tang. Chúng là món ăn bắt buộc phải có trong các bữa ăn của hoàng gia. Các hoàng đế Trung Quốc xưa thường đến Thái Sơn để thưởng thức loại cá này bởi chất lượng của cá vây đỏ Thái Sơn ở đây là cao cấp nhất.
Cá vây tia Scaphesthes macrolepis sống ở các khe suối và chui vào hang động khi mùa đông tới. (Ảnh: Sohu)
Cá vây tia Scaphesthes macrolepis sống ở các khe suối trên núi cao từ 270 đến 1500m trên mực nước biển. Đặc biệt, người ta thường tìm thấy chúng ở các khu suối bắt nguồn từ các vết nứt dung nham và hang động karst. Khi mùa đông tới, chúng sẽ trốn dưới đáy nước từ tháng 10 và ra khỏi đó vào giữa tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thích hợp để cá vây tia Scaphesthes macrolepis phát triển tốt là từ 4 đến 26 độ C, nếu thấp hơn 2 độ C hoặc cao hơn 28 độ C chúng sẽ chết.
Cá vây tia Scaphesthes macrolepis là loài ăn tạp, chúng chủ yếu ăn ấu trùng thủy sinh, tảo và các động vật không xương sống. Khác với các loài cá thông thường, miệng của cá vây tia Scaphesthes macrolepis có cấu tạo như một cái như một cái xẻng để chúng có thể dễ dàng lấy tảo bám trên bề mặt đá sỏi.
Giải mã bí ẩn hang động "phun ra" cá
Các chuyên gia đã giải đáp câu hỏi vì sao "Lưu ngư động" lại có thể "phun ra" một loài cá quý hiếm như vậy. Họ đã thực hiện một chuyến khảo sát để tìm hiểu vấn đề. Sau chuyến điều tra địa hình xung quanh hang cá, họ bất ngờ tìm thấy nhiều hang cá khác ở các ngôi làng xung quanh.
Tất cả những hang động này đều có điểm chúng là chúng là hang karst (hang đá vôi) lớn, lòng hang rất rộng, có nhiều măng đá, nhũ đá. Khu vực xung quanh các hang cá này có nhiệt độ trung bình hàng năm là 16 độ. Lượng mưa khoảng 770mm và thời gian không có giá lạnh là khoảng 250 ngày.
Các chuyên gia lý giải vì cá vây tia Scaphesthes macrolepis chui khỏi hang động vào tháng 4 nên mới có hiện tượng hang "nhả ra" cá như vậy. (Ảnh: Sohu)
Vì vậy, những con cá vây tia Scaphesthes macrolepis đã chọn những hang động này làm nơi sinh sống của chúng. Chúng vào hang vào cuối mùa thu, đẻ trứng ở vùng thượng lưu và sau đó chui ra khỏi hang vào tháng 4 năm sau. Thời điểm này cũng vô tình trùng với Tết Thanh minh nên mới dẫn tới cảnh tượng hàng chục nghìn con cá cùng lúc "phun ra" từ hang động.
Sau khi được các chuyên gia cung cấp thông tin về tầm quan trọng của cá vây tia Scaphesthes macrolepis, người dân địa phương đã không còn bắt chúng để ăn. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, loài cá này sẽ rơi vào cảnh cạn kiệt dẫn tới tuyệt chủng. Cuối cùng, người dân địa phương đã dựa vào hiện tượng hiếm có này để thu hút khách du lịch từ trong và ngoài nước tới tham quan.
Loài cá có thể nhận ra mình trong gương và ảnh tĩnh Loài cá bác sĩ có thể nhận ra chính mình qua gương và ảnh tĩnh - đó là phát hiện mới của của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Osaka, Nhật Bản. Trong nghiên cứu, nhóm sử dụng loài cá bác sĩ (bluestreak clean wrasse) chuyên ăn vảy chết và các loài ký sinh bên ngoài cơ thể những con cá khác. Loài...