Gắp đồng xu ra khỏi dạ dày bệnh nhi 4 tuổi
Trong lúc chơi đùa, bé 4 tuổi ở Đà Nẵng nuốt đồng xu kim loại có đường kính 2 cm vào dạ dày.
Chiều 15/12, các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng gắp đồng xu bằng kim loại ra khỏi dạ dày bệnh nhi V.A.Y.N. (4 tuổi).
Theo lời kể của phụ huynh, trong lúc chơi đùa, bé N. nuốt đồng xu vào bụng. Sáng 14/12, mẹ bé đưa con đi khám. Các bác sĩ phát hiện có một đồng xu kim loại với đường kính 2 cm trong dạ dày của bé.
Sau nội soi, sức khỏe bệnh nhi trở lại bình thường. Ảnh: Trúc Đào.
Video đang HOT
Sau hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng chỉ định nội soi can thiệp thực quản dạ dày để gắp dị vật kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra cho bệnh nhi.
Quá trình nội soi diễn ra khó khăn vì bệnh nhi trước đó ăn no, thức ăn che lấp khiến việc tìm kiếm và gắp dị vật mất thời gian.
Bác sĩ Đặng Phục, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, cho biết sau thủ thuật, bệnh nhi đã trở lại bình thường, không còn đau. Bệnh nhi không bị biến chứng và có thể xuất viện.
Lưu ý 3 thời điểm không nên cho trẻ uống nước vì cực hại sức khỏe
Việc uống nước không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần chú ý.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, 3 thời điểm sau tốt nhất không nên khuyến khích trẻ uống nước vì có thể gây hại dạ dày:
Ảnh minh họa
Không uống nước ngay sau ăn
Việc cho trẻ uống nước sau khi ăn là một điều nên tránh vì nước sẽ làm loãng axit trong dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi, chướng bụng.
Uống nước trong bữa ăn dẫn đến giảm sự tiết nước muối và do đó, thực phẩm không được phân huỷ trong cơ thể và có thể trở nên độc hại ngay cả khi bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh.
Không uống ngay sau khi vận động
Sau khi vận động, trẻ thường thích uống nước để bổ sung cơn khát, nhưng đây là phản ứng phụ tiêu cực. Vì khi luyện tập căng thẳng, nhiệt độ cơ thể tăng lên, uống nhiều nước sẽ làm mát tức thời nhưng có thể làm cạn kiệt chất điện phân và tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị tích tụ thức ăn trước đó, thậm chí khiến trẻ bị đau bụng và có triệu chứng nôn trớ.
Tốt nhất nên cho trẻ uống nước từ 15 đến 20 phút sau khi vận động và uống nước thành từng ngụm nhỏ để tránh tăng gánh nặng cho dạ dày.
Không uống trước đi ngủ
Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là không phù hợp, vì dù sao các cơ quan trên cơ thể con người cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu uống quá nhiều, chắc chắn sẽ gây gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày của trẻ, đồng thời gây tích tụ thức ăn và các vấn đề khác.
Ngoài ra, việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ khiến giấc ngủ gián đoạn vì bạn sẽ cần đi tiểu trong đêm nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, vào ban đêm thận hoạt động chậm hơn so với ban ngày gây nên tích nước. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhận thấy khuôn mặt và cánh tay sưng vào buổi sáng.
Đau bụng cả tháng vì ăn 5 quả hồng ngâm Hình ảnh nội soi cho thấy dạ dày bệnh nhân chứa khối bã thức ăn có kích thước lên tới 10x13 cm. Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân nữ (45 tuổi, trú tại Hà Nội), có triệu chứng đau bụng âm ỉ và ngày một tăng, dẫn đến gầy, sút cân sau một tháng không...