Gặp cụ bà xem tướng số bằng ngoại ngữ ở Huế
Cụ nói “tiếng Tây” rất ngọt, trong đó tiếng Anh thì lưu loát. Thi thoảng, cụ còn “đá” được ít câu tiếng Pháp bồi, đủ để du khách hiểu.
Ngày ngày người ta nhìn thấy cụ bà cắp nón, bận áo bà ba, vấn tóc củ hành ra ngồi bên Cầu ngói Thanh Toàn hành nghề xem tướng số. Cụ nói tiếng Anh sõi như người bản địa. Và, có lẽ đây được xem là “thầy tướng” độc nhất của Việt Nam vì sử dụng ngoại ngữ xem tướng số cho người nước ngoài. Góc khuất của cuộc đời cụ là tuổi xế chiều rồi vẫn chưa được an nhàn.
Nặng tình với Cầu ngói Thanh Toàn
Ai đến Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế) sẽ gặp cụ bà Trần Thị Diều (79 tuổi). Người dân nơi đây gọi cụ bằng cái tên thân thương: Cụ Diều ngoại ngữ. Cụ bói tướng số bằng ngoại ngữ cho người nước ngoài để kiếm sống nuôi cháu. Hàng chục năm qua, cụ Diều đóng hai vai, cả xem tướng số và hướng dẫn viên du lịch miễn phí. Những câu chuyện về mảnh đất, con người ở đây qua lời hướng dẫn của cụ trở nên hóm hỉnh, gần gũi làm du khách rất thích thú.
Không biết tự bao giờ, cụ Diều đã coi Cầu Ngói như chính nhà của mình. Sau bao năm tha hương cầu thực ở Sài thành nhộn nhịp mà vẫn trắng tay, cụ quay về nơi chôn nhau cắt rốn. Về ngoại ngữ, cụ tâm sự: “Trước năm 1975, cụ từng giặt ủi thuê cho các căn cứ quân sự Mỹ – Ngụy tại Huế. Thế nhưng, cụ chỉ nghe, nói chứ không thể đọc, viết”. Khi Cầu ngói Thanh Toàn trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia, được khách thập phương biết đến, cụ về đây xem tướng số cho người qua kẻ lại. Ai cần biết thêm về xứ Huế, về lịch sử chiếc cầu, cụ lại đứng ra làm hướng dẫn viên miễn phí. Theo cụ Diều, Cầu Ngói Thanh Toàn đã gắn với tuổi thơ của cụ. Vì thế, khi quay lại Huế, cụ không thể đi đâu kiếm sống, ngoài nơi này.
Những câu chuyện vui
Một ngày của cụ Diều bắt đầu từ việc thắp nén hương lên chiếc ban thờ dựng ở gian giữa của Cầu ngói vào buổi sáng và kết thúc khi nào cảm thấy khách đã vãn. Cụ bảo, hương khói không phải là mê tín gì, mà đó là cách để thể hiện sự tôn kính với những người có công dựng nên chiếc cầu. Cụ xem chỉ tay, nhìn dung mạo để nói về con đường hạnh phúc theo quan niệm trong kinh dịch của người phương Đông, chứ không hề tuyên truyền mê tín dị đoan.
Đang ngồi trò chuyện với PV, đôi khách người Thụy Điển đến, cụ liền bắt chuyện bằng tiếng Anh. Nhiều người khách thấy lạ và ngạc nhiên, khi một cụ bà tóc bạc phơ, nhỏ xinh, lại có thể nói tiếng Anh lưu loát thế. Không những thế, cụ còn có thể xem bói, điều rất hiếm thấy ở nước họ. Thấy vậy, nhiều người nước ngoài đã dừng lại trò chuyện với cụ, nghe cụ nói về tương lai, đường tình của mình.
Cụ Diều đang xem chỉ tay cho du khách bằng tiếng Anh
PV trực tiếp chứng kiến cụ xem tay cho cặp đôi người Canada tên Montano và Alizame, cùng 29 tuổi. Sau khi hỏi về quê quán, năm sinh, rồi xem kỹ về đường chỉ tay, cụ Diều nói: Sau này họ hạnh phúc và có con trai đầu lòng, vì điều đó thể hiện rất rõ qua 2 đường chỉ ở cuối ngón út của cạnh bàn tay. Nghe xong, cặp uyên ương này hài lòng gật đầu.
Video đang HOT
Cụ Diều nói như giải thích: “Nhiều người hỏi tôi, người nước ngoài, nhất là người phương Tây có theo quan niệm phương Đông đâu mà xem bói cho họ? Tôi thường trả lời rằng, số mạng của con người không liên quan đến địa lý. Thường thì cuộc đời thể hiện rất rõ qua tướng mạo và đường chỉ tay, nên khi nhìn qua có thể thấy được ít nhiều về tương lai của họ. Hơn nữa, trước khi xem cho ai, tôi cũng nói trước rằng, đó không phải là khẳng định, mà tất cả chỉ đoán định mà thôi, nên du khách thường rất hài lòng”. Cụ kể tiếp: “Tôi xem tình duyên cho khách nước ngoài, nhớ nhất là cô gái người Anh. Cách đây 4 năm, cô ấy 30 tuổi, nhưng lấy một người đã qua một đời vợ. Nhìn chỉ tay và tướng mạo, tôi phân tích đường tình trắc trở, vì đường yêu bị phân nhánh. Tuy cô đã lấy chồng thứ 2, nhưng người chồng này vẫn vương vấn với người tình cũ. Nghe xong, cô gái sợ quá, bật khóc tu tu. Thấy vậy, tôi động viên cô gái, ai cũng có số mệnh…”.
Long đong phận hồng nhan
Cụ Diều bảo, cụ làm nghề này không bao giờ lợi dụng để “móc túi” người khác. Du khách cho thì cụ nhận, mà không thì cụ cũng vui lòng: “See you again (hẹn gặp lại lần sau)”. Ban đầu làm nghề này, nhiều người lầm tưởng rằng cụ lợi dụng để xin tiền. Thế nhưng, khi tận mắt chứng kiến thì mọi người hiểu. Để tạo nên nét đặc sắc của địa danh Cầu ngói, nhiều công ty du lịch ở Huế đã ký hợp đồng với cụ, mỗi khi khách về thăm, có nhu cầu xem tướng số, thì họ lại giới thiệu đến cụ.
Hơn 30 năm làm nghề xem đường tình duyên cho khách, cụ xem không biết bao nhiêu đôi bàn tay từ Âu sang Á, từ Bắc đến Nam quả địa cầu. Nhiều trường hợp, sau khi nghe cụ đoán tương lai tình duyên, về nước quả nhiên đúng thật. Những năm sau trở lại Việt Nam, họ đến thăm cụ, cảm ơn và cho tiền. Cụ cho biết: “Rất nhiều cặp, nghe tôi đoán tương lai chỉ tay mà nên duyên, sống hạnh phúc, khi trở lại Việt Nam du lịch đều hỏi han, cảm ơn. Thế nhưng, như cụ kể thì cũng không biết bao trường hợp chia ly như cụ đoán, vì số mệnh là tất yếu.
Sau những câu nguyện hóm hỉnh, khi chúng tôi hỏi về đời tư, như chạm vào vết thương lòng, giọng cụ Diều thấp xuống: “Đúng là chuyên đi đoán tình yêu cho người, còn chính, tôi không làm được. Cuộc đời cụ là chuỗi ngày lận đận, đến cuối đời vẫn cực nhọc một mình nuôi đứa cháu ngoại. Cụ chưa bao giờ được nếm vị ngọt hạnh phúc gia đình theo đúng nghĩa.
Thời con gái, cụ không quá xinh, nhưng ai cũng công nhận là có duyên và thông minh. Thời làm công nhân ủi giặt thuê cho căn cứ quân sự chính quyền Mỹ- Ngụy ở Phú Bài (nay là Thị trấn Phú Bài), Diều phải lòng một Đại tá của chính quyền Nguỵ quân, rồi sinh cô con gái. Nhưng khi đất nước hòa bình, thì tình duyên cũng tan vỡ. Chồng về với vợ ở Sài Gòn. Cô con gái cụ lớn lên cũng 2 lần chồng, để lại cho cụ đứa cháu ngoại, rồi đi biền biệt không về.
Theo 24h
Gần 80 tuổi vẫn nặng gánh mưu sinh nuôi cháu
Mang một quá khứ đau buồn, bước sang tuổi 80 nhưng bà Mót vẫn phải bươn chải, bán hàng rong bên đường để nuôi các cháu ăn học.
Quá khứ đau buồn
Cụ kể: "Hồi xưa, gia đình cụ khá giả, có xe hơi, nhà cửa đàng hoàng ngay tại quận 3. Hình như, vì có chút của nổi ấy, con cụ đâm ra đua đòi, ăn chơi, rồi nghiện ngập, hư hỏng." Cụ Năm có 4 người con trai, thì ba đã chết. Vì nghiện ngập, bệnh tật. Hai người con trai chết trong khám Chí Hòa, 1 thì bị tai nạn.
Gạt đi dòng nước mắt, cụ Năm kể tiếp: "Đứa con gái đang thuê nhà trọ bên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình và đi làm giúp việc cho người ta. Nó có một đứa con". Chúng tôi thắc mắc: "Chồng của chị ấy đâu mà để bà ngoại và vợ phải lăn lộn mưu sinh nuôi cháu?"
Cụ Năm nói: "Nó ăn chơi nên không có chồng mà có con. Bây giờ thì hối hận và tu chí làm ăn. Dù đồng lương không nhiều nhưng có việc làm ổn định, được nhà chủ quý là mừng lắm rồi."
Chúng tôi hỏi: "Những người con dâu của cụ đâu mà không nuôi con, để cụ phải nuôi cháu?" Cụ khua tay: "Đừng nhắc đến chúng nó nữa. Sau khi các con tôi chết, chúng nó cũng có đi về mấy lần, rồi mất tăm". Cụ Năm bần thần hồi lâu rồi kể về đời mình: "Chồng tôi bỏ đi gần 30 năm nay.
Từ đó tới nay, biệt tăm tung tích. Từ khi gia đình tan nát, tôiå bắt đầu cuộc sống sinh nhai bằng cách buôn bán nhỏ ở lề đường. Hàng tôi bán là nước giải khát, café, áo mưa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 7, quận 3. Đến Tết nay nữa là được 21 năm rồi. Và, cũng là 6 năm, tôi ngủ Tết trên con đường này".
Cụ Mót đã 80 tuổi vẫn phải ngồi bán hàng rong, kiếm chút lãi nuôi cháu
Chuyện đời thấm đẫm nước mắt của cụ bà 80
Cụ kể: "Năm ngoái, vào một đêm đang ngủ trên ghế bố thì có mấy thanh niên lại sờ khắp người. Tưởng là chuột, nên tôi lấy tay phủi đi. Nhưng mãi không thấy hết, tôi tỉnh giấc và tá hỏa khi thấy mấy người đang lục túi để tìm tiền, tài sản. Tôi nói, tao có đồng xu nào đâu mà tìm, thế là bọn chúng mới đi.
" Cũng vào một đêm "không tốt", khoảng 3h sáng, đang ngủ, có một bọn người xấu (hình như đánh thuốc mê) cho cụ ngủ say, rồi khuân hết đồ bán hàng của cụ đi. Cái gì không lấy được chúng vứt bừa bãi, lăn lóc ra giữa đường. Thế là tỉnh giấc, cụ ngồi khóc quá trời. Nhiều người đi ngang qua, biết chuyện mỗi người cho cụ ít tiền làm vốn, tiếp tục bán hàng.
Biết mình buôn bán trên vỉa hè là vi phạm nhưng cụ không còn cách nào khác hơn để mưu sinh, nuôi 5 đứa cháu đi học. Cụ Năm cho biết: "Chính quyền biết hoàn cảnh của tôi nên họ rất thông cảm. Họ để cho tôi bán chứ không đuổi, thậm chí còn hỗ trợ cho thẻ bảo hiểm y tế để tôi chữa bệnh khi trái gió trở trời hay ốm đau...
Hơn nữa, những người xung quanh đây cũng thương tôi lắm. Thế nên việc tắm rửa, sinh hoạt tôi đều ra vào hai tòa nhà lớn nói trên. Có nhiều người cảm động, đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi nhiều thứ. Người thì mua cơm, người thì cho quần áo, người lại cho năm ba đồng.
Riêng mấy chú bảo vệ tốt vô cùng, mỗi ngày các chú ấy đều giúp tôi dọn hàng ra, dọn hàng vào. Các chú ấy còn đùa, con giúp ngoại thế, mai mốt ngoại chết, ngoại phù hộ cho con nhiều nhất nhé. "
Câu chuyện làm cụ Năm nhớ và cảm động cho đến bây giờ là vào ngày mồng 1 Tết năm trước, một cán bộ đang công tác ở Sở Công an đến và cho cụ một trái sầu riêng, 1 trái khổ qua, một cục thịt, 1 hột vịt và bao lì xì 400 ngàn đồng. Cụ thắc mắc: "Sao chú lại cho tôi". Chú cán bộ trả lời: "Sau khi cúng xong, ba con nói mang đến cho cụ". Cụ lại hỏi: "Mồng 1, nhất là mồng 1 Tết, không kiêng cử gì à?" Chú cán bộ cười, rồi chúc mừng năm mới cụ và về nhà.
Theo cụ Năm, bán hàng mỗi ngày cụ kiếm được hơn trăm ngàn. Tất cả số tiền ấy, cụ dùng vào việc nuôi các cháu ăn học. Cùng với đứa cháu ngoại, cụ còn vài đứa cháu nội - con của con trai cụ mất để lại. Một đứa hiện đang học lớp 9 và một đứa đang học lớp 6...
Hôm qua, chúng nó mới ghé đây thăm cụ, thương quá, cụ ôm cháu vào lòng, nói: "Bà thương các cháu quá. Không biết bà còn sống được bao lâu nữa để mà lo cho các cháu." Nói đến đây, nước mắt cụ Năm lại chảy xuống gò má.
Cụ sống một cuộc sống khắc khổ, ước mong giản dị nhưng không giống người khác. Cụ mong có sức khỏe để kiếm thêm đồng tiền, cùng con gái nuôi các cháu ăn học, trưởng thành. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, mấy đứa cháu của cụ rất ngoan, thương bà mà lại học giỏi. Chính vì thế, có người tốt bụng, muốn đưa cụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, nhưng cụ cảm ơn mà không theo. Cụ Năm tâm sự: "Tôi cảm ơn cô chú ấy nhưng tôi đi với cô chú ấy, sướng thân tôi, mấy đứa cháu ai lo?"
Rất cần lòng trắc ẩn từ các nhà hảo tâmChia tay cụ Năm trong khi trời đang mưa, nhưng chúng tôi thấy nóng trong lòng. Chúng tôi mong cụ có sức khỏe, sống lâu hơn để có thể lo cho các cháu, để cụ toại nguyện với suy nghĩ của mình. Chúng tôi hy vọng, thông qua bài viết này, những người hảo tâm, chính quyền đại phương hãy giúp cụ Năm chăm sóc các cháu. Những tấm lòng hảo tâm xin gửi trực tiếp về cho cụ hoặc báo Người đưa tin. Chúng tôi sẽ là cầu nối để bạn đọc chia sẻ cho những mảnh đời khó khăn. Theo NDT
Học trò mồ côi nuôi cháu nhỏ vẫn đỗ thủ khoa đại học Cuộc sống cơ cực, cậu học trò mồ côi vẫn cố học và đã đỗ thủ khoa đại học. Ba mất lúc Đệ tròn 9 tuổi, 4 năm sau mẹ qua đời, đến năm 16 tuổi thì chị gái ly hôn chồng để lại con thơ cho em nuôi dưỡng rồi đi biệt xứ. Cuộc sống cơ cực, cậu học trò mồ côi...