Gặp “cổ động viên số 1 Việt Nam” 20 năm làm mũ linh vật SEA Games: “Tôi đi dọc bờ hồ Hoàn Kiếm đến sân Hàng Đẫy, ai cũng ngước nhìn”
20 năm qua, ông Tuấn chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào, với những bộ trang phục và mũ linh vật độc đáo.
3 tiếng trước trận đại chiến U23 Việt Nam gặp Indonesia, ông Nguyễn Quang Tuấn, 73 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đội chiếc mũ sao la, tay đánh trống, miệng không ngớt “Việt Nam vô địch” trước sân vận động Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), chiều 6/5.
Ông Tuấn được mệnh danh là “ Cổ động viên số 1 Việt Nam” hay “ Tuấn Trâu Vàng”, 20 năm qua chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào. Dù U23 Indonesia được nhận xét là đối thủ cực mạnh, nhưng ông tin, các chiến binh sao vàng sẽ giành chiến thắng với kết quả 2-1.
Không để ông Tuấn và cổ động viên nước nhà thất vọng, những chàng trai vàng đã chiến đấu áp đảo với tỷ số 3-0 trước Indonesia – màn ra quân cực kỳ ấn tượng tại SEA Games 31.
Ông Nguyễn Quang Tuấn tiếp lửa cho đội tuyển Việt Nam trong trận mở màn gặp Indonesia chiều 6/5 (Ảnh: Phương Thảo)
“Tuấn Trâu Vàng” – Cổ động viên số 1 Việt Nam
Ông Ngô Quang Tuấn mê bóng đá từ nhỏ. Ngày còn là quân nhân, ông từng là cầu thủ bóng đá nghiệp dư. Về hưu năm 1989, ông quyết định dành trọn đam mê cho bộ môn túc cầu.
Thập niên 1990, người ta đến các sân vận động cổ vũ cuồng nhiệt, nhưng chưa bao giờ có một “ nhạc trưởng”. Khán đài khi ấy không nhiều màu sắc. Nghĩ phải làm điều gì ấn tượng và độc đáo thể hiện tình yêu bóng đá, tại giải Tiger Cup 1998, trong trận Việt Nam gặp Thái Lan ông nhờ họa sĩ – nghệ sĩ nhân dân Phạm Viết Song họa mặt.
“Tôi đi dọc bờ hồ Hoàn Kiếm đến sân Hàng Đẫy, ai cũng ngước nhìn, khen quá đẹp”, ông Tuấn nhớ lại.
Đến SEA Games 2003 tại Việt Nam với biểu tượng trâu vàng, trước đó một tháng, ông Tuấn đến làng nghề, đặt làm một đầu trâu rước lễ. Tuy nhiên, cách khai mạc 3 ngày, các nghệ nhân vẫn chưa hoàn thành, ông chuyển hướng làm mũ sừng trâu bằng cốt tre, mây cho kịp tiến độ.
Hôm đó, ông Tuấn vẽ mặt, đeo cặp sừng trâu nặng gần 4kg, mặc trang phục tự thiết kế, trên cổ đeo trống, tự tin bước vào sân vận động Mỹ Đình trước ánh mắt trầm trồ của các cổ động viên khác.
“Từ đôi sừng trâu đó mà tôi được người hâm mộ bóng đá cả nước gọi là Tuấn “trâu vàng”", người đàn ông cười, nói đã theo chân các đội tuyển Việt Nam qua không biết bao kỳ đại hội SEA Games, AFF Cup, World Cup,… đi gần hết sân vận động khắp cả nước để cổ vũ.
Năm 2003, ông Tuấn nhờ người họa mặt, đeo sừng trâu, nổi bật trên khán đài. Từ đó, ông được mọi người đặt biệt danh là “Tuấn Trâu Vàng” (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Năm 2022, ông Tuấn mang đến mũ linh vật hình sao la
Mỗi mùa SEA Games, ông Tuấn đều chế tác mũ linh vật để cổ vũ đội tuyển Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Video đang HOT
Từ 2003, mỗi kỳ SEA Games, ông Tuấn đều đặt may 2 bộ quần áo và mũ linh vật. 20 năm qua, “cổ động viên số 1 Việt Nam” đã làm được 9 mũ linh vật SEA Games, như đại bàng Gilas (2005), mèo Can (2007), voi Champa và Champi (2009), rồng Komodo (2011), cú mèo (2013), sư tử biển Nila (2015), hổ Rimau (2017), quả bóng xốp Pami (2019) và năm nay là cặp sao la.
Ngoài ra, tại một số giải đấu trong nước, ông cũng tạo sự khác biệt bằng những mũ linh vật độc đáo hoặc trang phục nổi bật.
Mũ đơn giản nhất, ông Tuấn làm trong 9 ngày. Chiếc cầu kỳ, như mũ linh vật sư tử biển SEA Games 28 (năm 2015), được chế tác hơn 3 tháng.
“Tuổi cao, sức khỏe yếu, có những sản phẩm, tôi phải nhờ người hỗ trợ chế tạo khung rồi tự mình trang trí thêm”, ông Tuấn kể có 5 chiếc mũ ông tự làm 100%, làm say mê, đến 1-2h sáng, quên ăn quên ngủ.
Những trận đấu của đội tuyển chưa khi nào vắng bóng “cổ động viên số 1 Việt Nam” (Ảnh: Phương Thảo, Nhân vật cung cấp)
“20 năm qua, tôi chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào”
Năm 2020, loài sao la – “kỳ lân Châu Á” được chọn là linh vật của SEA Games 2021 tại Việt Nam. Ông Tuấn lên ý tưởng về cặp mũ sao la, nhưng gián đoạn do sức khỏe yếu, phải nằm viện điều trị 15 ngày. Để kịp tiến độ, ông nhờ người quen dựng trước khung và cắt gọn mũ.
Xuất viện, ông dành 5 ngày liên tiếp để làm mũ sao la. Cũng như những chiếc mũ trước, mũ sao la trải qua 5 bước, gồm nghiên cứu hình dáng linh vật; tạo khung bằng nan tre, xốp, lồng bàn, đồ dùng bằng nhựa sẵn có; bồi nhiều lớp giấy xi măng cho cứng hoặc gọt xốp đắp lên khung; tô màu, phủ nhũ; hoàn thiện.
“Khó nhất là bước làm khung, tạo được dáng chắc chắn, cứng cáp. Nhưng lâu nhất là khâu tô màu, trang trí sao cho giống thật”, người đàn ông bộc bạch.
Chiều 6/5, tại sân vận động Việt Trì (Phú Thọ), ông Tuấn nổi bật với bộ trang phục đỏ và cặp mũ sao la “khổng lồ”. Ông cùng các cổ động viên nhiệt thành khác, thắp đỏ tinh thần yêu bóng đá.
“20 năm qua, tôi chưa bỏ lỡ kỳ SEA Games nào”, ông xúc động. Để chi trả cho “sự nghiệp” cổ động viên, phần lương hưu hàng tháng ông đều dành trọn để làm mũ linh vật, hay tài trợ cho những chuyến đi nước ngoài cổ vũ đội tuyển. Năm 2011, SEA Games 26 được tổ chức tại Indonesia, ông Tuấn bỏ ra “8 tháng lương hưu”, tương đương 32 triệu đồng. Đây là chuyến đi tốn kém nhất từ trước đến nay.
Bộ trang phục đỏ đặc trưng, mỗi năm lại được ông Tuấn “biến hóa” để thêm phần đặc sắc (Ảnh: Phương Thảo, Nhân vật cung cấp)
Mỗi khi ra nước ngoài, không thể họa mặt, nhưng ông Tuấn đều cố gắng mang theo mũ linh vật. Không ít lần chiếc mũ cồng kềnh, cao đến nửa mét, bị nhân viên sân bay hay bảo vệ sân vận động giữ lại. Ông Tuấn mất nhiều thời gian giải thích, nhờ can thiệp để thông qua. Có những chuyến đi kéo dài hơn 1 tuần, lâu nhất là chuyến sang Lào năm 2009 hết 11 ngày.
Với những trận đấu trong nước, nếu không đi ô tô cùng hội anh em, ông Tuấn tự lái xe máy, đầu đội mũ linh vật, lòng đầy tự hào và hân hoan.
“Gia đình không hề cấm cản, ngược lại rất ủng hộ tinh thần yêu bóng đá của tôi”, ông nói.
Bà Lê Thị Thịnh, 71 tuổi, vợ ông Tuấn, gọi đam mê bóng đá của chồng là niềm vui tuổi già. Hai ông bà, mỗi người một niềm vui riêng, nhưng đều ủng hộ nhau hết mực.
Tình yêu bóng đá, có lúc vui, có lúc buồn. Ông Tuấn nhớ lại kỳ SEA Games 2015 tổ chức tại Singapore, khi Việt Nam thua Myanmar, mọi người về hết, ông vẫn ngồi trên khán đài, bật khóc.
Trong trận tranh huy chương đồng, Việt Nam thắng Indonesia tỷ số cách biệt 5-0, cầu thủ Quế Ngọc Hải đã chạy lên khán đài, ôm chặt và tặng ông chiếc áo đấu, như một lời cảm ơn sâu sắc.
“Tôi luôn tin tưởng thắng lợi của đội tuyển. Nếu không may đội nhà bị thủng lưới, tôi càng quyết tâm cổ vũ mạnh mẽ hơn, để tiếp sức các cầu thủ lấy lại tinh thần chiến đấu. Đấy mới gọi là cổ động viên chân chính”, ông Tuấn nói và nhấn mạnh “còn sức khỏe ngày nào, còn đi theo đội tuyển ngày đó”.
Sau cặp sao la, người đàn ông dự định chế tác cặp thỏ mặc trang phục truyền thống Khmer, cho SEA Games 32, tổ chức tại Campuchia năm 2023.
Các tuyển thủ thi 'bắn trong hành tiến' tại Army Games
Bốn xạ thủ của đội tuyển Thăng Long (Việt Nam) về đích sau đội tuyển Uzabekistan trong phần thi "Bắn trong hành tiến", sáng 3/9.
Sáng 3/9, bốn đội mạnh nhất cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 gồm Thăng Long (Việt Nam), Liên bang Nga, Belarus, Uzabekistan tranh tài ở giai đoạn thứ 4 "Bắn trong hành tiến", nội dung "Xạ thủ bắn tỉa".
Bốn xạ thủ đầu tiên của bốn đội tuyển cùng xuất phát trên thao trường Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (ngoại thành Hà Nội).
Họ phải vượt qua nhiều vật cản trước khi đến trường bắn. Tuyển thủ Việt Nam đang qua tường thủng cao 60 cm, rộng 50 cm. Cuộc đấu bắt đầu từ khoảng 10h 30 phút. Lúc này trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời khoảng 35 độ C nhưng độ ẩm cao.
Sau đó, xạ thủ vượt qua vật cản tường thấp, vượt hào. Tổng chiều dài của bài thi "Bắn trong hành tiến" (không bao gồm chạy phạt) là 1.000 m.
Xạ thủ Uzabekistan vượt hàng rào thép gai. Kích thước hàng rào chỉ cao 40m gây nhiều khó khăn cho tuyển thủ, đặc biệt là đối với vận động viên có thể hình to lớn.
Xạ thủ Uzabekistan thi bắn súng.
Nội dung này được thực hiện sau khi các xạ thủ vượt qua hàng loạt chướng ngại vật. Mỗi người sẽ thực hành bắn ba loại súng gồm súng ngắn K59, súng trường bắn tỉa SVD, súng tiểu liên AK74. Mỗi loại súng được phát 3 viên đạn để hạ 3 mục tiêu.
Xạ thủ đội tuyển Liên bang Nga chạy phạt 200 m sau khi bắn hỏng mục tiêu, theo quy chế. Vị trí chạy phạt được bố trí ngay trong sa đồ thi.
Xạ thủ Lê Đình Quân của Việt Nam vượt tường xích.
Sau khi kết thúc chạy phạt hoặc bắn súng, xạ thủ tiếp tục cơ động đến tường xích. Theo kinh nghiệm của các tuyển thủ, nếu leo ở sát cột sẽ bớt sự dao động của xích và dễ thực hiện hơn.
Xạ thủ Vi Thái Bình của Việt Nam vượt thang tay. Để qua được chướng ngại vật này, xạ thủ cần có lực lớn của cánh tay, bả vai.
Sau vật cản tường xích, các xạ thủ phải vượt qua thang tay với chiều cao điểm thấp nhất là 2,5 m, điểm cao nhất 3 m, khoảng cách giữa mỗi thang là 0,5 m. Nếu xạ thủ bị rơi xuống đất thì phải bắt đầu lại từ đầu, không được bỏ qua vật cản và cũng không được đổi bù bằng thời gian.
Tuyển thủ Liên bang Nga bê hộp đạn nặng di chuyển trên quãng đường khoảng 20 m. Đây là nội dung cuối cùng xạ thủ phải làm trước khi cơ động về đích.
Tuyển thủ Vi Thái Bình của Việt Nam về đích.
Ở phần thi này, mỗi đội tuyển gồm 4 tuyển thủ sẽ lần lượt thực hiện bài thi. Xạ thủ số 1 về điểm xuất phát, đập tay xạ thủ số 2 để đồng đội tiếp tục cơ động và thực hành bắn theo toàn bộ quy trình như trên. Thời gian xạ thủ cuối cùng về đích là thành tích của đội. Bài bắn này cũng giống thi xe tăng hành tiến, đội nào về trước, thời gian ít hơn thì đội đó giành chiến thắng. Bắn súng trượt thì thời gian được tính ở vị trí vòng phạt.
Các tuyển thủ Uzabekistan ôm nhau ăn mừng khi về nhất phần thi "Bắn trong hành tiến" - phần thi cuối cùng của nội dung "Xạ thủ bắn tỉa", với thời gian 34 phút 51 giây.
Chiều nay, Ban giám khảo sẽ họp thảo luận và công bố kết quả chính thức.
Niềm vui của Việt Nam sau khi hoàn thành phần thi, về đích sớm thứ 2
Nhật Bản sẽ gửi thêm vaccine AstraZeneca cho Việt Nam Ngày 3/9, ngoại trưởng Nhật Bản cho biết chính phủ nước này đã quyết định cung cấp thêm 440.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan vào đầu tháng 9 này. Theo Thông tấn xã Việt Nam , Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết quyết định cung cấp vaccine phòng ngừa Covid-19 lần này của chính phủ...