Gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cử tri kiến nghị sớm quy định rõ ràng về làm từ thiện
Tại buổi tiếp xúc có Chủ tịch nước, cử tri huyện Hóc Môn cho rằng hoạt động từ thiện hiện nay có nhiều bất cập và kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sớm sửa đổi quy định cũng như có luật về hoạt động này.
Cử tri Nguyễn Văn Dũng ( thị trấn Hóc Môn) phát biểu tại buổi tiếp xúc – Ảnh: TỰ TRUNG
Chiều 11-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng tổ đại biểu số 10 thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri Hóc Môn, TP.HCM.
Cùng tổ đại biểu với Chủ tịch nước có bà Nguyễn Thị Lệ – chủ tịch HĐND TP.HCM – và thiếu tướng Phan Văn Xựng – chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM.
Trao đổi tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Dũng (thị trấn Hóc Môn) cho biết hiện Chính phủ có nhiều nghị định quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tuy nhiên thời gian qua hoạt động từ thiện còn nhiều bất cập.
Theo ông Dũng, quy định hiện nay quỹ từ thiện phải có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Tuy nhiên trong đợt bão lụt tại miền Trung năm 2020 có nhiều cá nhận đứng ra vận động quyên góp, trực tiếp nhận tiền vào tài khoản hàng trăm tỉ và trực tiếp đi phát tiền.
Video đang HOT
Cử tri thị trấn Hóc Môn cho rằng: “Đây là lỗ hổng của pháp luật”. Dù hiện tại Bộ Công an đã chỉ đạo các tỉnh, thành xác minh, làm rõ các hoạt động từ thiện trên nhưng bản thân ông Dũng băn khoăn về mức độ khả thi của việc xử phạt.
“Tôi đề nghị Chính phủ sớm điều chỉnh lại các nghị định liên quan đến vấn đề từ thiện. Bên cạnh đó, Quốc hội cần sớm ban hành luật lập quỹ từ thiện”, ông Dũng nêu ý kiến.
Cùng nói về vấn đề từ thiện, thượng tọa Thích Minh Thanh – trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Hóc Môn – chia sẻ thời gian qua hoạt động từ thiện được nhiều người quan tâm, khi dịch bệnh diễn ra phức tạp.
Thượng tọa Thích Minh Thanh nói: “Quãng thời gian qua, hầu hết hoạt động từ thiện đều mang tính tự phát. Hiện giờ, người ta nói nhiều đến sao kê. Chúng tôi khi làm từ thiện rất ưu tư, không biết mình có làm đúng không, mình làm thì có sao không?”.
Từ đó, thượng tọa kiến nghị, Chính phủ cần có những quy định, điều luật cụ thể đối với hoạt động từ thiện. Theo ông, để công tác từ thiện phát huy được hiệu quả, phải quy định rõ ràng về lộ trình, cách thức thực hiện…
Đại biểu cảm thấy có trách nhiệm đối với trẻ em ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Cử tri Trần Hoài Phương Uyên (thị trấn Hóc Môn) phản ánh đợt dịch COVID-19 vừa qua đã khiến nhiều em nhỏ mất cha, mất mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Dù Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ đột xuất, hỗ trợ lâu dài, nhưng việc để các em được sống và học tập đầy đủ sẽ khó đảm bảo.
Bà Uyên đề xuất các đại biểu xem xét các chính sách hỗ trợ, chăm lo lâu dài các em nhỏ mồ côi do dịch COVID-19. Việc hỗ trợ các em nhỏ và người chịu ảnh hưởng do dịch nên do một cơ quan phụ trách, chủ trì để tránh trùng lặp, bỏ sót.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết tính đến nay, TP.HCM đã có gần 16.000 người tử vong do dịch COVID-19.
Nhiều trẻ em mất cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ, nhiều gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn, nhiều nhà máy đóng cửa, hàng vạn người dân rời thành phố về quê hương.
“Chúng ta thấy hàng ngàn người, mang theo trẻ nhỏ rời thành phố bằng xe máy. Chúng tôi, trên cương vị là đại biểu Quốc hội cũng cảm thấy có trách nhiệm đối với những vấn đề này”, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước: 'Pháo đài không có nghĩa là biệt lập, ngăn sông cấm chợ, mỗi nơi mỗi kiểu'
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh pháo đài không phải là biệt lập, ra các quyết định trái với quy định của trung ương, của thành phố để ngăn sông cấm chợ, ngăn cản sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển lao động.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với cử tri huyện Củ Chi sáng 11-10 - Ảnh: TỰ TRUNG
Sáng 11-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng tổ đại biểu số 10 thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Cùng tổ đại biểu với Chủ tịch nước có bà Nguyễn Thị Lệ - chủ tịch HĐND TP.HCM và thiếu tướng Phan Văn Xựng - chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, trước việc một số địa phương đưa ra các quy định kiểm soát giao thông trái với quy định trung ương, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, Chủ tịch nước đã nhắc lại và phân tích khái niệm "pháo đài chống dịch".
Theo Chủ tịch nước, khi nói đến việc "xã, phường là pháo đài chống dịch" thực chất là khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của địa bàn cơ sở và đề cao vị trí quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Khái niệm "pháo đài" không phải để các địa phương biệt lập, ra các quyết định trái với quy định của trung ương, của thành phố để ngăn sông cấm chợ, ngăn cản sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển lao động.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, nếu không nhận thức việc này thì địa phương sẽ mỗi nơi làm một kiểu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, gây ắc tách giao thông, đứt gãy cung ứng.
"Báo chí những ngày gần đây nói rất nhiều việc chúng ta cắt khúc địa phương này, địa phương khác. Nhân đây tôi nói lại chuyện pháo đài này để mọi tỉnh, mọi huyện, mọi xã, mọi cơ sở hiểu được chuyện này, không để tình trạng ngăn sông cấm chợ xảy ra", Chủ tịch nước chia sẻ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri TP.HCM Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi sau khi được bầu làm đại biểu Quốc hội, đơn vị huyện Hóc Môn - Củ Chi, TP.HCM. Sáng 11/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có mặt tại TP.HCM để cùng tổ đại biểu số 10 dự Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc...