Gặp bà nội bé gái bị tạt a-xít xin đôi mắt của tử tù Nguyễn Hữu Tình
Bà Nguyễn Thị Tâm (68 tuổi; ngụ xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) có nguyện vọng xin đôi mắt của tử tù Nguyễn Hữu Tình để ghép cho cháu nội đang mù do bị tạt a-xít.
Sáng 18-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Tâm cho biết: “Tôi đang chuẩn bị bắt xe lên TP HCM để đến tòa án hỏi thông tin của tử tù Nguyễn Hữu Tình sau khi người này bị tuyên tử hình và có ý định hiến tạng. Nguyện vọng của tôi là xin đôi mắt của người này để ghép cho cháu nội là Nguyễn Thị Y.N. (16 tuổi) đang mù lòa do bị tạt a-xít”.
Theo lời bà Tâm, vào năm 2012, Nguyễn Thị Ngọc Linh (SN 1984, ngụ tại địa phương) nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với mẹ cháu N. nên đã dùng a-xít tạt thẳng vào người 2 mẹ con N. Hậu quả làm bé N. bị mù cả 2 mắt, toàn thân biến dạng với tỷ lệ thương tật đến 96%, còn người mẹ mang tỷ lệ thương tật 81% vĩnh viễn. Từ đó đến nay, cháu N. sống trong cảnh mù lòa, tăm tối nên ước mong thấy được ánh sáng là mong mỏi lớn nhất của 2 bà cháu. Hiện nay, N. sống với bà Tâm, mọi chi phí sinh hoạt hằng ngày đều do tiền làm phụ hồ của cha N. gửi về lo liệu. Còn mẹ ruột N. đã bỏ đi xa, lâu nay không về thăm con gái.
Bị Nhiều năm nay N. đều sống trong cảnh mù loà. Ảnh: Lê Khánh
Riêng Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, ngụ An Giang) vừa bị TAND TP HCM tuyên phạt tử hình về tội “ Giết người” và “ Cướp tài sản” vào ngày 9-7. Tình là hung thủ giết 5 người trong một gia đình ở quận Bình Tân, TP HCM. Khi được nói lời sau cùng, Tình xin được hiến tạng cho y học. “Sau khi báo đăng việc Tình xin hiến tạng, tôi liền nghĩ ngay đến ý định xin đôi mắt của người này để ghép cho bé N. nhưng không biết quy định như thế nào. Tôi sẽ lên TAND TP HCM để nhờ họ hướng dẫn”, bà Tâm bày tỏ.
Bà Tâm mong muốn cháu mình tìm lại được ánh sáng. Ảnh: Lê Khánh
Tuy N. bị mù 2 mắt nhưng vẫn còn khỏe mạnh, mọi sinh hoạt hằng ngày đều bình thường. Bà Tâm nghẹn ngào: “Gia cảnh rất khó khăn, nếu được ghép mắt cho cháu nội thì chắc tôi và cha nó phải đi vay mượn thêm. Do bị mù nhiều năm nay nên N. không được đến trường. Thấy cháu mình như vậy, tôi xót lắm”
Video đang HOT
Theo Ca Linh (Người lao động)
Vì sao không thể lấy tạng của tử tù hiến, ghép cho người sống?
Phó chủ tịch Hội ghép tạng cho biết để lấy tạng tử tù ghép được cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là lấy trước khi tiêm thuốc. Điều này có thể phạm tội.
Ngày 9.7, TAND TP.HCM tuyên bản án tử hình đối với Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, quê An Giang) về tội Giết người, 8 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Trước đó, khi được nói lời sau cùng, tử tù này đã xin được hiến tạng cho y học. "Bị cáo xin pháp luật cho bị cáo hiến tạng cho y học để được cảm thấy thanh thản", Tình nói.
Đây không phải lần đầu có tử tù xin hiến tạng. Trước đó, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người trong một gia đình Bình Phước) và Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, thủ phạm sát hại 2 người trong một vụ cướp tại Hà Nội) cũng có mong muốn tương tự.
Vậy nguyện vọng của Tình cũng như những tử tù khác có được chấp nhận?
Bất khả thi
Trao đổi với PV xoay quanh việc tử tù xin hiến tạng, GS. TS. Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội ghép tạng Việt Nam, cho rằng tử tù hay người phạm trọng tội mong muốn hiến tạng để làm việc thiện thì điều đó rất đáng trân trọng và luật pháp cũng không ngăn cấm điều đó.
Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật".Điều 5 luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác".
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Tuy nhiên, giáo sư cho rằng điều này khó thực hiện, nếu không nói là bất khả thi.
"Về nguyên tắc, muốn lấy tạng một người ghép cho người còn sống thì cơ quan đó phải còn nguyên vẹn và đảm bảo các yếu tố như tim ngừng đập hoàn toàn và phải thực hiện lấy tạng gấp rút trong vòng 45 phút. Tuy nhiên, với quy định thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc thì các cơ quan cơ thể (tạng phủ) sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được. Như vậy, khi thi hành án xong thì không lấy được bộ phận nào của cơ thể có thể tái sinh để ghép cho người được", giáo sư Sinh nói.
Phó chủ tịch thường trực Hội ghép tạng cho biết giới y học không ủng hộ việc cho phép tử tù hiến tạng. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới đều không dùng tạng, tức các bộ phận cơ thể người của tử tù để ghép cho người sống.
Nguyễn Hữu Tình có nguyện vọng được hiến tạng sau khi chết. Ảnh: Lê Quân.
"Khoảng 10 năm trước, khi bức xúc về nguồn tạng hiến, tôi trò chuyện với chuyên gia người Bỉ có tay nghề hơn tôi rất nhiều, ông nói mình đừng nghĩ đến chuyện lấy bộ phận cơ thể của tử tù vì gặp rắc rối nhiều vấn đề: Sinh học, pháp lý, đạo đức", giáo sư kể.
Lấy tạng để ghép sẽ phạm tội?
Giáo sư Trần Ngọc Sinh cho hay để lấy được bộ phận cơ thể của tử tù ghép cho người sống thì phải làm sai quy trình thi hành án, tức là phải lấy trước khi tiêm thuốc. Như vậy thì người thực hiện việc lấy tạng, ghép tạng có thể phạm tội.
"Từng có nhiều vụ bị lên án, khó để vượt qua nguyên tắc pháp lý là lấy mô tạng còn tươi, có thể tái sinh; trong khi thi hành án tử thì người đó phải thật sự chết", ông Sinh nói.
Giáo sư cũng nêu vấn đề là sẽ có ý kiến cho rằng tại sao lại bỏ sót nguồn tạng từ tử tù, nhưng ông cho rằng không thể vì sự khan hiếm nguồn tạng mà làm điều không thể. Vì thật sự nguồn tạng từ tử tù không nhiều, trong khi hệ lụy lại quá nhiều.
Ngoài ra, ông cũng cho biết mặc dù bộ phận cơ thể người không ảnh hưởng gì đến gen ác hay thiện khi cho - nhận, nhưng ở một số nước, người nhận tạng bày tỏ quan điểm từ chối tạng của tử tù.
Mong muốn hiến tạng của tử tù pháp luật không cấm nhưng bất khả thi. Ảnh: Lê Quân.
Do đó, ông cho rằng thay vì ngồi băn khoăn việc xin hiến tạng của tử tù thì chúng ta nên vận động người dân có ý nguyện thực hiện việc này sớm. Với con số khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm, Phó chủ tịch Hội ghép tạng hy vọng 1/10 trong số đó tự nguyện hiến tạng thì sẽ có 2.000 quả thận để ghép. Trong khi đó, ông cho biết hơn 10 năm từ khi có luật Hiến tạng chết não nhưng số người hiến chưa tới 200.
"Đây là nguồn rất lớn đang bỏ phí. Chỉ mong các tổ chức xã hội tập trung vào chuyện đó vì hiến tạng là điều tốt. Mình chết đi rồi nhưng những bộ phận cơ thể của mình sẽ tái sinh trong cơ thể người khác. Điều đó thật ý nghĩa", Tổng thư ký Hội ghép tạng bày tỏ.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Chuyện chưa kể về quá trình truy bắt nghi can sát hại 5 người đêm giao thừa Theo lời kể của một trinh sát, trưa 30 Tết, tại căn nhà số 131/48, anh cùng cả trăm đồng nghiệp đứng dưới cái nóng hầm hập để thu thập từng dấu vết nhỏ nhất, ghi những lời khai của các nhân chứng một cách chi tiết, tỉ mỉ. Còn các thành viên là lãnh đạo Ban chuyên án, chuông điện thoại cứ...