Gạo Việt xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại: Mất uy tín nhiều hơn mất tiền
Báo NTNN số ra ngày 7.10 và 12.10 đã phản ánh tình trạng nhiều lô hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị trả lại do tồn dư chất cấm vượt ngưỡng cho phép. Về tình trạng này, trao đổi với phóng viên NTNN – Dân Việt, nhiều nhà khoa học có tâm huyết với cây lúa ở ĐBSCL cho rằng, gốc rễ vấn đề là do doanh nghiệp trong nước…
Mạnh ai nấy làm
GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, chuyên gia về cây lúa cho biết: Thời gian qua, cơ quan chức năng đều “lờ đi”, không muốn cho nói đến tình trạng gạo xuất khẩu không được chấp nhận và yêu cầu phải tiêu hủy do tồn dư chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, không có công ty nào chịu cho tiêu hủy bên nước nhập khẩu vì phải chi thêm một khoản tiền tiêu hủy.
Người dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phun thuốc trừ rầy. Ảnh: H.X
Tại sao người ta lại cấm một số chất tồn dư trong gạo mặc dù một lượng khá nhỏ, là vì họ không muốn gạo đó làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân của họ. Bây giờ Nhật Bản cấm đến 500 hoạt chất, gạo mình qua Nhật thì sẽ bị trả ngay nhưng mà không ai dám nói”. GS Võ Tòng Xuân
“Vừa mất gạo, vừa mất tiền tiêu hủy nên công ty trong nước mới đi xin người ta trả về, rồi phân phối, bán cho dân trong nước ăn. Tình trạng này xảy ra lâu rồi nhưng gần đây vụ việc mới được nêu ra. Nếu để cho các công ty tiếp tục làm ăn thế này thì sẽ bị thế giới chê cười, kéo theo giá bán gạo sẽ luôn thấp, người mua cũng không còn thiện chí” – GS Xuân cảnh báo.
Theo GS Xuân, thực tế, thời gian qua, nông dân ĐBSCL cứ mạnh ai nấy trồng lúa, cơ quan chức năng chưa tổ chức, quản lý tốt. Mặc dù thông báo trồng giống này, cây nọ nhưng dân không nghe bởi cơ quan chức năng không phải là đơn vị thu mua. Còn một số công ty lớn tham gia xuất khẩu cũng không quan tâm lắm về quy trình sản xuất trên đồng ruộng cũng như chất lượng hạt lúa. Tình trạng này kéo dài nhiều năm liền, khi thu hoạch, thương lái đi mua lúa rồi trộn lại nên bị lẫn lộn giữa các giống với nhau. “Đây là lý do phần lớn lúa ĐBSCL chỉ bán được cho miền Trung, phía Trung Quốc và các quốc gia còn khó khăn về kinh tế. Với cách làm như thế thì mình không bao giờ có gạo sạch, tiếp tục thua gạo các nước khác”- ông Xuân nói.
Cũng như GS Xuân, PGS Nguyễn Ngọc Đệ – Trường ĐH Cần Thơ cho rằng: Việc nhiều container gạo thơm xuất khẩu bị Mỹ trả về cần phải được quan tâm nhiều hơn bởi “nó giống như là con gái bị nhà chồng trả về”. Ở đây uy tín thất thoát nhiều hơn là về tiền và làm cho thương hiệu gạo Việt Nam vốn đang tìm mọi cách để xây dựng phát triển lại bị ảnh hưởng. “Khi bị Mỹ trả về, các thị trường cao cấp, khó tính khác cũng sẽ e ngại khi tính đến chuyện nhập gạo Việt Nam” – PGS Đệ nói.
Video đang HOT
Do doanh nghiệp không quản lý tốt?
Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới cũng như xây dựng lại uy tín trên thị trường quốc tế, PGS Nguyễn Ngọc Đệ cho rằng: Các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, truy cứu trách nhiệm và có cơ chế xử lý rõ ràng đối với các công ty tiếp tục để Mỹ và quốc gia khác trả gạo.
Các nhà khoa học cho rằng phải tăng cường quản lý khâu phun thuốc BVTV để đảm bảo có lúa gạo sạch như mong muốn. Ảnh: H.X
Theo PGS Đệ, ở mỗi nước có yêu cầu về độ an toàn sản phẩm gạo khác nhau. Vì vậy, cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu phải làm sao nắm bắt được thông tin này một cách cụ thể và có bước chuẩn bị hàng hóa sao cho phù hợp để không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian tới. “Theo tôi, nếu doanh nghiệp có tâm, có chiến lược lâu dài thì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường khó tính như Mỹ thì vẫn có thể làm được” – PGS Đệ khẳng định.
TS Trần Ngọc Thạch – Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL thì cho biết, cách mua bán của các doanh nghiệp trong nước chưa ổn bởi “chúng ta bán cái mình đang có chứ không phải cái người ta cần”. Vì vậy, tới đây phải quản lý chặt hơn trong mua bán thuốc bảo vệ thực vật, riêng các công ty xuất khẩu cũng phải tự xem xét lại, tránh tiếp tục bán những lô hàng mà người ta cấm do dư lượng thuốc.
“Các cơ quan chức năng cũng rà soát lại quy trình sản xuất của người dân, xem thực trạng sử dụng thuốc như thế nào và tìm cách hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến mức thấp nhất” – TS Thạch nêu quan điểm.
Khi phóng viên đặt vấn đề, các doanh nghiệp nằm trong danh sách bị Mỹ trả gạo về nói rất khó để hạt gạo được sạch, an toàn như phía Mỹ yêu cầu, GS Võ Tòng Xuân cho rằng doanh nghiệp nói vậy là không đúng vì bản thân doanh nghiệp đó quản lý không tốt. Thực tế, ở trong nước vẫn có doanh nghiệp làm tốt, chưa hề bị phản ánh. Cụ thể nhất là ở Long An, cán bộ doanh nghiệp nọ giữ phân, giữ thuốc rất cẩn thận, đến lúc cần bón hoặc khi có bệnh xuất hiện, cán bộ kỹ thuật sẽ đến hướng dẫn người dân bón, xử lý theo quy trình, người dân không thể tự làm được.
Theo Danviet
Mỹ trả gạo, doanh nghiệp vẫn bám trụ
Dân Việt từng phản ánh việc gần đây, nhiều lô hàng gạo Việt Nam xuất khẩu bị phía Mỹ trả lại do tồn dư các chất cấm. Nhiều người quan tâm, các lô hàng bị trả về này sẽ xử lý như thế nào? Câu trả lời là doanh nghiệp chế biến lại và xuất khẩu sang các thị trường khác dễ tính hơn.
Cùng với đó, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có hoạt chất bị Mỹ cảnh báo cũng được doanh nghiệp cho vào diện kiểm soát chặt, tiến tới loại bỏ ra khỏi danh mục sử dụng.
Gạo bị trả, xuất khẩu sang nước thứ 3?
Trao đổi với NTNN ngày 11.10, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, thời gian vừa qua, trong đợt xuất khẩu gạo đến Mỹ, sản phẩm gạo của Tập đoàn Lộc Trời đã gặp phải trở ngại về việc đáp ứng các chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV đối với hoạt chất Isoprothiolane. Đây là hoạt chất có trong các sản phẩm thuốc trị bệnh đạo ôn cho lúa.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực nâng cao chất lượng gạo để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Cụ thể, tại Mỹ, mức quy định về dư lượng Isoprothiolane là không được phép tồn dư, tuy nhiên, trên mẫu gạo được kiểm tra của Lộc Trời, chỉ số này là 0.014ppm nên đã không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.
Đối với những lô hàng bị Mỹ trả về, ông Dũng cho biết, Lộc Trời chế biến lại và xuất khẩu sang các thị trường khác dễ tính hơn, chấp nhận mức tồn dư hoạt chất Isoprothiolane. Nguyên nhân là do dù lô hàng không được chấp nhận có tồn dư ở Mỹ nhưng ngưỡng cho phép đối với hoạt chất này ở một số thị trường khác vẫn chấp nhận được, cụ thể như ở EU là 5.0ppm, ở Đài Loan là 0.02ppm, Nhật Bản cho phép mức 0.02ppm...
Theo ông Võ Công Thức - Trưởng phòng Quản lý chất lượng ngành lương thực của Tập đoàn Lộc Trời, trong năm 2015, doanh nghiệp này xuất khẩu gạo sang Mỹ với khối lượng 6.892 tấn gạo jasmine và bị phía Mỹ trả về 710 tấn do có dư lượng Isoprothiolane vượt ngưỡng cho phép. Sang năm 2016, tính tới thời điểm hiện tại, Lộc Trời xuất khẩu hơn 6.900 tấn và bị trả về... 4 tấn, cũng vì nguyên nhân là tồn dư Isoprothiolane.
Tăng cường khâu kiểm soát
Dù vướng phải các rào cản về dư lượng thuốc BVTV khi xuất khẩu gạo sang Mỹ, các doanh nghiệp vẫn cho rằng, họ quyết tâm "bám trụ" thị trường này, bằng cách tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua xây dựng vùng nguyên liệu riêng, theo yêu cầu của Mỹ.
Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng nhận định, hiện tại chỉ có một số lượng không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ, do đây là thị trường khó tính, các yêu cầu về chất lượng rất khắt khe.
Để giữ vững và phát triển được thị trường này, ông Đôn cho rằng, doanh nghiệp phải kiểm soát được sản phẩm từ khâu sản xuất. Cụ thể là thông qua các mô hình liên kết với nông dân, có quy trình sản xuất tiên tiến để có thể kiểm soát được chất lượng giống cũng như dư lượng thuốc BVTV sử dụng trong suốt quá trình sản xuất.
Ông Lê Minh Trượng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cho hay, đơn vị này cũng đang hướng tới việc phát triển thị trường Mỹ bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu riêng hơn 7.000ha tại tỉnh Bến Tre. Theo đó, Vinafood 2 đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xuất khẩu qua Mỹ mỗi năm ít nhất 100.000 tấn gạo thơm trong những năm tới.
Còn ông Võ Công Thức thì cho rằng, hiện tại, một số hoạt chất thuốc BVTV không được Mỹ chấp nhận có tồn dư trong gạo nhưng tại Việt Nam lại không có quy định về ngưỡng tồn dư. Do đó, doanh nghiệp khi xây dựng quy trình sản xuất bền vững phải dựa trên tiêu chuẩn của một số nước khác trên thế giới.
Ông Thức cho biết, Lộc Trời đang kiểm soát sản phẩm gạo thông qua 2 giai đoạn. Thứ nhất, khi lúa về kho, Lộc Trời lấy mẫu kiểm tra tầm soát ban đầu với lệ lấy mẫu là 30%. Sau khi mẫu tầm soát đạt các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng... sẽ được đưa vào chế biến. Ở giai đoạn này, việc lấy mẫu kiểm tra với tỉ lệ 100% và phân tích mẫu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Cũng theo ông Thức, phía Mỹ cũng kiểm soát rất chặt đối với hàm lượng asen (thạch tín) tồn dư trong gạo. Do đó, hiện tại, doanh nghiệp này cũng thực hiện kiểm soát chặt hàm lượng asen trong đất và tồn dư trong sản phẩm. Đồng thời, thành lập Hội đồng khoa học kỹ thuật để tư vấn các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm.
"Tập đoàn cũng đang tiến hành thủ tục tái thẩm định sản phẩm gạo xuất khẩu với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ để tiếp tục giao thương trong thời gian tới" - ông Dũng cho biết thêm.
Sẽ loại bỏ các thuốc BVTV bị Mỹ cảnh báo Theo ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Lộc Trời, để tránh tình trạng gạo xuất khẩu tiếp tục bị Mỹ cảnh báo do phát hiện dư lượng hoạt chất Isoprothiolane, doanh nghiệp này sẽ tiến tới việc không sử dụng các thuốc trị đạo ôn có hoạt chất này và thay thế bằng các nhóm hoạt chất khác, có mức tồn dư cho phép cao hơn. Đồng thời, tất cả các sản phẩm trong danh mục thuốc được phép sử dụng trong quá trình sản xuất lúa tại các vùng nguyên liệu phải được phân tích kỹ, từ đó đưa ra thời gian cách ly tốt nhất trước khi thu hoạch.
Theo Danviet
Hoa quả tươi lâu nhờ... thuốc bảo vệ thực vật chỉ 25.000 đồng Hoa quả tươi lâu trong khoảng thời gian dài là do người trồng, người bán sử dụng một loại chất với giá mua rẻ chỉ 25.000 đồng. Trên thị trường thực phẩm hiện nay, hoa quả được bày bán với các chủng loại đa dạng, màu sắc khá bắt mắt. Tuy nhiên, nhiều loại quả lại giữ được vẻ tươi ngon trong khoảng...