Gạo Việt tăng tốc vào EU
Theo Bộ NN&PTNT, chỉ riêng từ ngày 4/9 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm xuất khẩu sang EU. Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19.
Xuất khẩu tăng bất chấp Covid-19
Dự kiến ngày 22/9, tại ấp Sơn Lập, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang sẽ diễn ra Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA).
Lô gạo này của Tập đoàn Lộc Trời có khối lượng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85, được đóng gói theo quy cách 18kg, sẽ lên đường sang thị trường EU vào cuối tháng 9/2020.
Bộ NN&PTNT đánh giá, việc triển khai Hiệp định EVFTA đã tạo xung lực mới cho tăng trưởng và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đặc biết là các mặt hàng nông sản như thủy sản, trái cây, cà phê và gạo.
Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU là 50 nghìn tấn, đạt trị giá 28,5 triệu Euro. Trong khi đó, tổng nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn gạo, trị giá 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10 Myanmar và 1/4 Campuchia.
Video đang HOT
8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo vào EU đạt trên 15,8 nghìn tấn, với trị giá xấp xỉ 8,5 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ riêng từ ngày 4/9 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm xuất khẩu sang EU.
“Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19″, Bộ NN&PTTN dự kiến.
Xung quanh vấn đề tận dụng EVFTA thúc đẩy xuất khẩu nông sản nói chung sang thị trường EU, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Hiệp định EVFTA là “chìa khóa” để các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với hơn 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD.
Với mặt hàng gạo, theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, Tập đoàn ý thức rõ việc hàng hóa muốn xuất khẩu vào các thị trường EU cần đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng.
Trên thực tế, ngay từ năm 2018, Tập đoàn Lộc Trời đã chú trọng đến việc đầu tư tập trung cho việc trồng và kiểm soát chất lượng cho thị trường EU và đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo bao gồm Jasmine 85, Japonica DS1, OM18, OM5451… vào thị trường này với nhiều quy cách đa dạng.
Từ ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, Tập đoàn Lộc Trời có sự chuẩn bị trên các lĩnh vực về giống, vùng trồng, lực lượng cho mùa vụ tiếp theo, chủ động làm việc với các đối tác EU để nắm bắt về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác để đáp ứng phù hợp.
“Tập đoàn đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU trong thời gian tới khi tập trung nhiều nguồn lực vào việc đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của EU, tăng diện tích vùng trồng dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu, đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu của một số loại giống của Việt Nam tại thị trường EU”, ông Huỳnh Văn Thòn nhấn mạnh.
Thời gian tới, để khai thác tốt hơn cơ hội từ thị trường EU, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với bà con nông dân; hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác.
Không chỉ đối với mặt hàng gạo, Bộ NN&PTNT luôn ủng hộ các doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn.
Các địa phương, doanh nghiệp cần xác định nhóm ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, mang tính bổ trợ để tập trung thúc đẩy xuất khẩu vào EU như: Thủy sản, cà phê, hạt điều, tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ, trái cây cả tươi và chế biến, gạo là các sản phẩm xuất khẩu chính sang EU; tăng chế biến để tạo giá trị gia tăng…
“Doanh nghiệp cần cùng Nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu như vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc… nhằm mở rộng thị trường sang EU”, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nói.
Theo Bộ NN&PTNT, hàng năm, Việt Nam xuất khẩu từ 6,4 -7,0 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với trị giá trên 2,8 tỷ USD. 8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 4,6 triệu tấn với trị giá trên 2,25 tỷ USD, tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, các giống OM5451, OM4900, Hương Nhài 85, ST20, RVT, VD20, Nàng Hoa 9, Tài Nguyên Chợ Đào thuộc danh mục gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan chiếm khoảng 43% đến 46% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm với khoảng trên 3,0 triệu tấn.
Dừa tươi, thanh long, bưởi Bến Tre lên đường sang EU theo EVFTA
Chiều 17/9, tại Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ công bố chính thức xuất khẩu lô hàng trái cây sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA). Lô hàng gồm 20.000 quả dừa tươi, 12 tấn bưởi da xanh và 3 tấn thanh long do Tập đoàn Vina T&T xuất khẩu sang EU bằng đường tàu biển và hàng không.
Trái cây của Vina T&T trưng bày tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho hay, do sản phẩm của Việt Nam và EU mang tính bổ trợ, EU có thế mạnh về trái cây ôn đới, trong khi thế mạnh của Việt Nam là trái cây nhiệt đới. DO đó, dư địa xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU rất lớn.
Tuy nhiên, ông Doanh cũng lưu ý, dù mở cửa về thuế quan nhưng hàng rào kỹ thuật của EU rất khắt khe nên các doanh nghiệp, nông dân cần chú ý, tìm hiểu kỹ về yêu cầu của thị trường. Theo đó, doanh nghiệp và nông dân cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T, năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu 6,45 triệu USD trái cây tươi sang EU. Trong năm 2020, với việc EVFTA có hiệu lực, Vina T&T kỳ vọng doanh số xuất khẩu sẽ đạt tăng trưởng 20%.
Ông Tùng cho hay, trước khi có EVFTA, trái cây Việt Nam tại EU có giá khá cao so với các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia... Do đó, khi thuế đã được giảm, các nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên mua hàng của Việt Nam hơn.
Trước đó, ngày 16/9, tại Gia Lai cũng đã diễn ra 2 lễ xuất khẩu lô hàng chanh leo và cà phê đầu tiên sang EU theo EVFTA. Trong đó, lô hàng chanh leo của Công ty Đồng Giao có khối lượng 100 tấn được xuất đi bằng đường tàu biển. Với mặt hàng cà phê, 3 lô hàng của Công ty Vĩnh Hiệp có tổng khối lượng 296 tấn, trong đó có 1 lô cà phê đạt tiêu chuẩn 4C, đạt giá cao hơn 30 USD/tấn so với thị trường thế giới.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết EU là thị trường xuất khẩu lơn thứ 4 của rau quả Việt Nam. Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ. Thống kê sơ bộ, trong tháng 8, sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước, và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhiều lô hàng trái cây chuẩn bị vào EU theo EVFTA Ngay trong tuần này, nhiều lô hàng trái cây của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Sơ chế thanh long xuất khẩu tại nhà máy của Vina T&T. Ảnh: N.H Cụ thể, ngày 16/9, tại trụ sở nhà máy Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh...