Gạo, thủy sản XK bị trả về: Của “thiên hạ chê” tiêu thụ ở đâu?
Những lô hàng nông sản xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả về được doanh nghiệp “phù phép”, “biến hóa” tiêu thụ như thế nào luôn là vấn đề khiến người tiêu dùng quan tâm. Đã có những lô hàng sau khi bị trả về, doanh nghiệp đưa ra thị trường trong nước tiêu thụ.
Cuối năm 2016, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo Việt Nam xôn xao trước thông tin phía Mỹ cảnh báo và trả về nhiều lô hàng gạo xuất khẩu vào thị trường này. Lý do được phía Mỹ đưa ra là có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm. Đến mức Bộ NNPTNT phải ra công văn đề nghị doanh nghiệp cẩn trọng hơn trước khi bị phía Mỹ “cấm cửa” mặt hàng gạo.
Theo giải thích của các doanh nghiệp, những lô hàng bị nước này trả về nhưng vẫn được nước khác chấp nhận.
Đã có 17 doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào Mỹ bị trả về vì lý do tồn dư thuốc BVTV. Số liệu này lớn hơn rất nhiều so với lượng gạo bị trả về trong 2 năm trước đó.
Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho rằng, hầu hết số gạo bị trả về do vi phạm quy cách đóng gói hoặc doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đã ký kết. Chỉ có 6/29 lô hàng bị trả về do chứa dư lượng thuốc BVTV.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là gạo xuất khẩu sang Hoa Kỳ không bảo đảm an toàn thực phẩm. Bởi ở Hoa Kỳ, có một số hoạt chất BVTV chưa xây dựng quy định về mức tồn dư tối đa cho phép là bao nhiêu nên chỉ cần phát hiện hàng nhập khẩu có tồn dư dù ít hay nhiều là họ trả lại.
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, doanh nghiệp có một số lô gạo bị trả về do nhiễm dư lượng Isoprothiolane cho rằng, với những lô hàng bị Mỹ trả về, Lộc Trời chế biến lại và xuất khẩu sang các thị trường khác dễ tính hơn, chấp nhận mức tồn dư hoạt chất này.
Không chỉ gạo, Việt Nam hiện đang nằm trong số 3 quốc gia có số lượng hàng thủy sản bị trả về nhiều nhất tại các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật, EU. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về. Nguyên nhân chủ yếu là do không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư một số kháng sinh…
Đại diện Cục Thú y cũng cho rằng, các lô hàng thủy sản bị trả về có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng quy định ở nước này nhưng nước khác vẫn chấp nhận, do vậy, số hàng trên sẽ được mang về tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang các nước khác.
Ngoài nguyên nhân tồn dư các chất kháng sinh vượt mức cho phép, hàng thủy sản bị trả về còn do một số nguyên nhân khác như tàu đưa nhầm cảng, bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách. Những lô hàng dạng này sẽ được tiêu thụ như bình thường tại thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho rằng, nhiều lô hàng thủy sản chỉ bị trả về do nhiễm vi sinh hoặc đóng gói sai quy cách, dán nhãn sai… Đối với các lô tôm, cá nhiễm vi sinh, chỉ cần… luộc lên là có thể ăn được.
Ngược lại, với những lô hàng nhiễm dư lượng kháng sinh độc hại, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, cơ quan chức năng và doanh nghiệp phải giám sát kiểm tra hoặc tiêu hủy nếu cần thiết, tuyệt đối không được bán ra thị trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, bằng trực quan, dường như không thể nhận biết được thủy sản có nhiễm kháng sinh hay không. Do đó, nếu doanh nghiệp có “tiếc của”, tuồn hàng ra thị trường thì người tiêu dùng cũng không thể nhận biết được.
Video đang HOT
Có lần, Công ty tư nhân Vĩnh Nghiệp (Vĩnh Long) xuất khẩu một lô hàng trứng vịt muối sang Singapore, bị nước này trả về do trứng nhiễm sudan (chất giúp tạo màu cho lòng đỏ trứng nhưng độc hại). Sau khi bị trả về, doanh nghiệp này đã cho công nhân bóc vỏ, lấy lòng đỏ trứng bán lại cho các cơ sở chế biến bánh để làm nhân. Thông tin này khiến người tiêu dùng phẫn nộ.
Thế nhưng, theo đại diện doanh nghiệp này, quy định ở Việt Nam và Singapore khác nhau về tỷ lệ sudan tồn dư trong sản phẩm, dù bị Singapore trả về nhưng xét nghiệm ở Việt Nam cho kết quả phù hợp thì… trứng vẫn có thể tiêu thụ.
Theo Dantri
Nước mắm truyền thống lo phá sản
Các hội nước mắm đang cân nhắc kiến nghị Bộ Công an điều tra làm rõ những thông tin sai lệch về nước mắm truyền thống.
Ngày 20/10, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã có cuộc họp với các doanh nghiệp (DN) kinh doanh, sản xuất nước mắm truyền thống trong cả nước. Tại đây các đại biểu đã bàn thảo xung quanh vụ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố phát hiện hàm lượng asen (thạch tín) tổng của nhiều mẫu nước mắm vượt ngưỡng quy định, gây hiểu nhầm về chất lượng nước mắm truyền thống.
"Xấc bấc xang bang"
Các DN nước mắm bức xúc cho biết đây là lần đầu tiên nước mắm truyền thống của Việt Nam đứng trước một sự việc tai hại như thế này. Theo các DN, thông tin không rõ ràng, thiếu chính xác và thiếu căn cứ của Vinastas đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nước mắm truyền thống. Điều đó tác động rất mạnh đến người tiêu dùng khiến các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống xấc bấc xang bang.
Bên lề cuộc họp, ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nước mắm Phan Thiết - đại diện cho các DN nước mắm truyền thống, cho biết các DN, chuyên gia về nước mắm, an toàn thực phẩm đã chứng minh asen hữu cơ có sẵn trong cá. Asen hữu cơ này an toàn, không gây hại cho sức khỏe con người và trong quy trình làm nước mắm truyền thống hiển nhiên có asen hữu cơ. Hàng ngàn đời nay người Việt vẫn ăn nước mắm mà chẳng có vấn đề gì. Còn asen vô cơ (thạch tín độc hại) hoàn toàn không có trong nước mắm truyền thống.
Việc công bố thông tin của Vinastas là không đúng. Về lâu dài nó gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Ông Tiến khẳng định nước mắm truyền thống chỉ được làm từ hai thành phần là cá và muối; được lên men trong khoảng 8-10 tháng. Theo logic tự nhiên đó, nếu nước mắm nào không có asen hữu cơ thì không phải là loại nước mắm tự nhiên được làm từ cá.
"Cơ quan chức năng nên làm rõ thông tin thế nào là asen vô cơ, thế nào là asen hữu cơ; thế nào là nước mắm và thế nào là nước chấm. Đồng thời, các cơ sở nước mắm truyền thống cũng yêu cầu Vinastas phải đính chính lại thông tin cho rõ ràng, minh bạch để người tiêu dùng được biết" - ông Tiến nói.
Mấy ngày qua, nước mắm truyền thống lao đao.Trong ảnh:Một cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống ở Phú Quốc. Ảnh: TVĐ
Trả lời câu hỏi liệu có hay không đại gia nước mắm công nghiệp đứng sau việc công bố nước mắm nhiễm asen của Vinastas nhằm tiêu diệt ngành nước nắm truyền thống, ông Tiến nói các hội nước mắm truyền thống không bình luận về vấn đề trên.
"Nhưng chúng tôi đã kiến nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ các thông tin có liên quan. Đồng thời các hội nước mắm đang cân nhắc việc kiến nghị các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và có thể là Bộ Công an điều tra làm rõ thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng. Bên cạnh đó các hội đề nghị đánh giá lại cơ sở khoa học và pháp lý, cách tiếp cận, phương pháp sử dụng, cách đánh giá kết quả khảo sát của Vinastas".
Phản bác những công bố mà Vinastas đưa ra về chất lượng nước mắm, bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc, cho biết việc lấy mẫu kiểm tra và công bố thông tin không rõ ràng của Vinastas đang đẩy các DN nước mắm truyền thống tới bờ vực của việc phá sản.
"Thông tin không chuẩn xác về thạch tín của Vinastas đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng trong nước. Đồng thời còn ảnh hưởng đến xuất khẩu nước mắm của Việt Nam ra nước ngoài" - đại diện Hội Nước mắm Phú Quốc nói.
Khách trả lại nước mắm cho doanh nghiệp
Ông Phan Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nước mắm 584 (Nha Trang), cho biết mấy ngày vừa qua niềm tin của người tiêu dùng về nước mắm truyền thống bị lung lay trước thông tin có hàm lượng asen vượt ngưỡng quy định.
Không chỉ người tiêu dùng mà các hệ thống phân phối, đại lý của công ty cũng hoang mang đến nỗi nhiều khách hàng đòi trả lại sản phẩm.
Cụ thê, một siêu thị ở TP.HCM lấy khoảng 700 thùng nước mắm, sau đó yêu cầu công ty phải thu hồi về. Một số siêu thị lớn khác cũng đòi DN phải giải trình liên quan đến thông tin do Vinastas công bố, nếu không họ sẽ không lấy hàng nữa.
"Chưa hết, một siêu thị ngoại vừa lấy 5,8 tấn nước mắm. Nhưng ngay sau khi có thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng, họ yêu cầu chúng tôi giải trình, đồng thời yêu cầu lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm và chúng tôi phải chịu trả chi phí đó. Bây giờ thiệt hại về vật chất chưa thống kê hết được nhưng uy tín thì mất mát quá lớn" - vị đại diện công ty than thở.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Giám đốc Công ty Nước mắm Hạnh Phúc, cho hay công ty cũng đang gặp khó khăn. Siêu thị đòi phải giải trình về chất lượng sản phẩm liên quan thông tin mà Vinastas công bố. Ở kênh truyền thống thì mấy ngày nay nhân viên liên tục phải nghe điện thoại để giải đáp những thắc mắc của khách hàng và nhiều khách hàng đòi trả lại hàng.
"Chúng tôi phải năn nỉ, thuyết phục khách hàng bình tĩnh, chờ ý kiến chính thức từ cơ quan quản lý nhà nước thế nào rồi sẽ giải quyết" - đại diện công ty này chia sẻ.
Ông Nguyễn Duy Thảo, đại diện DN tư nhân nước mắm Phú Hà ở Phú Quốc, cho hay thông tin của Vinastas đưa ra không chính xác gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống.
DN đã giải thích asen hữu cơ có trong cá hay các loại thủy hải sản khác, an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, khách hàng, người tiêu dùng vẫn muốn có thông tin chính thức từ cơ quan nhà nước thì họ mới an tâm. Điều này khiến tình hình tiêu thụ sản phẩm chững lại.
"Nếu Nhà nước không vào cuộc nhanh chóng, công bố làm rõ thông tin cho người dân thì thiệt hại sẽ ngày càng lớn. Chúng tôi nghi ngờ có "đại gia" cạnh tranh không lành mạnh đứng sau hỗ trợ đưa thông tin không chính xác kiểu lập lờ gây hoang mang người tiêu dùng để giết chết nước mắm truyền thống" - ông Thảo nói.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: Vinastas không có quyền công bố
Trả lời báo chí bên lề phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV ngày 20-10, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói: Vinastas không có quyền công bố thông tin về nước mắm nhiễm asen.
"Nếu anh vì quyền lợi người tiêu dùng phát hiện ra vấn đề thì phải đề nghị cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc xử lý việc đó. Ở đây không thể có chuyện anh muốn làm gì thì làm, tự dưng anh lên diễn đàn công bố là không được phép. Việc công bố như vậy là không đúng quy định của Nhà nước, vì người công bố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không là thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Y tế. Tại sao anh lại làm lộn xộn những việc như thế? Muốn công bố thì phải được Bộ Y tế ủy quyền, còn công bố như vậy rất có thể có hiện tượng tiêu cực" - ông Cương bày tỏ quan điểm.
Ông Cương cũng cho rằng việc làm của Vinastas là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc để làm gương. Sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật về hội và ông sẽ tham gia góp ý về vấn đề này, xem thẩm quyền của hội đến đâu. Những hội nào là tham gia vào quản lý nhà nước và phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý thế nào.
Trước câu hỏi nhiều người nghi vấn có hay không thế lực đứng sau việc công bố của Vinastas nhằm tiêu diệt ngành nước mắm truyền thống, làm lợi cho mình, ông Cương nói: "Cái đó thì phải cơ quan điều tra vào cuộc xem có hiện tượng đó hay không. Nhưng rất có thể có hiện tượng tiêu cực để tiêu diệt nước mắm truyền thống".
Ông Cương cũng khuyến cáo khi cơ quan quản lý nhà nước chưa có kết luận chính thức và công bố thì người tiêu dùng không việc gì phải lăn tăn cả. Thông tin đó không có gì đáng tin cậy.
Trọng Phú
Người tiêu dùng bình tĩnh trở lại
Chị Nam Anh (Tân Bình, TP.HCM) đang cầm một tờ báo trên tay đọc, nói: "Ngay sau khi có thông tin nước mắm nhiễm thạch tín, chúng tôi không dám mua vì sợ bị ung thư. Sau đó khi báo chí đăng ý kiến của các nhà khoa học phản bác kết quả kiểm tra của Vinastas thì chúng tôi mới dám dùng".
Chị Nam Anh phân tích thêm, khi Vinastas công bố rằng nước mắm độ đạm cao thì có hàm lượng asen cao, chị và gia đình rất băn khoăn. Chúng tôi cứ nghĩ là nước mắm truyền thống thường có độ đạm cao do đó đều nhiễm asen độc hại nhưng sau đó qua tìm hiểu mới biết asen hữu cơ không độc hại cho cơ thể và tự đào thải trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Dự kiến ngày 22-10 sẽ báo cáo Thủ tướng
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, cho biết từ ngày 12-10 vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành gồm Bộ Y tế, NN&PTNT, Công Thương đã tiến hành kiểm tra thị trường nước mắm tại Hà Nội, TP.HCM. Sắp tới sẽ mở rộng tới một số địa phương khác... Kết quả thanh tra dự kiến sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 22-10.
Theo Quang Huy - Tú Uyên
Pháp luật TPHCM
Chuẩn bị cho mùa XKTS cuối năm: "Chạy nước rút" tới 7 tỷ USD Từ đầu tháng 10, các nhà xuất nhập khẩu thủy sản đã bắt đầu lên kế hoạch cho mùa làm ăn cao điểm dịp cuối năm. Đây là thời điểm quyết định tới mức tăng trưởng cả năm của ngành thủy sản. Liệu mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD thủy sản năm nay có thành hiện thực? Nhu cầu tăng, nguồn cung...