Gáo nước lạnh cần thiết cho thị trường Bitcoin
Giá Bitcoin giảm xuống mức 10.000 USD/Bitcoin, nối tiếp đà giảm trong những phiên gần đây.
Vào một số thời điểm trong phiên giao dịch đầu tháng 7, giá Bitcoin xuống dưới ngưỡng 10.000 USD/Bitcoin, giảm gần 30% so với mức đỉnh gần nhất là gần 14.000 USD/Bitcoin đạt được vào ngày 26/6, theo số liệu của CoinDesk.
Theo giới chuyên gia, thị trường tiền điện tử hiện tại mang nặng tính đầu cơ và hầu như không được quản lý. Bởi vậy, các nhà đầu tư đều có sự chuẩn bị tâm lý cho xu hướng đi xuống của giá Bitcoin nói riêng và các đồng tiền ảo nói chung.
Diễn biến giá Bitcoin trong 24h qua
Mati Greenspan, chiến lược gia cao cấp tại nền tảng điện tử eToro nhận định, xu hướng giảm của giá Bitcoin trong những phiên gần đây là sự phát triển tích cực của thị trường.
“Việc giá đi xuống giống như gáo nước lạnh cần thiết tạt vào thị trường vào thời điểm tâm lý nhà đầu tư đang sôi sục bởi giá Bitcoin leo dốc thẳng đứng, nhờ vậy thị trường hạ nhiệt về mức bình thường”, Mati Greenspan nhận định.
Video đang HOT
Cùng chung quan điểm, John Todara, giám đốc nghiên cứu thị trường tiền điện tử tại TradeBlock cho rằng, việc Bitcoin giảm giá là bước lùi cần thiết để nhà đầu tư có cái nhìn tỉnh táo hơn.
Trong khi đó, Joe DiPasquale, CEO quỹ đầu tư tiền điện tử BitBull Capital nhận định, bước lùi này của thị trường là tích cực, ngăn chặn đà tăng vô lý, quá đà của Bitcoin.
Hiện tại, các nhận định tích cực vẫn được đưa ra với quan điểm chung là giá Bitcoin sẽ ổn định trong ngưỡng 10.000 USD – 14.000 USD/Bitcoin trong vài tháng tới và nhiều khả năng đạt đỉnh 20.000 USD cho tới cuối năm 2019.
Lam Phong
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thỏa thuận Mỹ - Trung sẽ thắp sáng thị trường chứng khoán?
Thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và các thị trường khác trên thế giới có thể thở phào sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí dừng áp thuế mới và nối lại đàm phán thương mại. Tuy nhiên, bất cứ cơn hưng phấn nào của giới đầu tư vào tuần tới có thể sẽ nhanh chóng bị dập tắt bởi một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn mờ mịt.
Tổng thống Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung ở Osaka, Nhật Bản hôm 29-6. Ảnh: AP
Hôm 29-6, phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ không áp thuế mới với hàng hóa Trung Quốc "vào thời điểm hiện tại" sau khi Trung Quốc nhất trí mua một lượng lớn hàng hóa nông sản Mỹ.
Ông Trump cũng nói sẽ cho phép hãng thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh (smartphone) Huawei của Trung Quốc tiếp tục một số một sản phẩm của các nhà cung cấp Mỹ. Huawei đang rơi vào tình cảnh khốn đốn vì bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách đen hồi tháng trước vì lý do an ninh quốc gia, khiến các công ty Mỹ không thể bán hàng cho hãng này khi chưa có sự cho phép của chính phủ Mỹ.
Đối với các nhà đầu tư Phố Wall, lễ mừng Quốc khánh Mỹ 4-7 dường như đến sớm trong năm nay khi họ có các thông tin tích cực trên.
Giới phân tích cho rằng một số tài sản, từ các cổ phiếu công nghệ cho đến hàng hóa, có thể phản ứng tích cực với kết quả cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung ở Osaka khi các thị trường mở cửa trở lại vào ngày mai (1-7). Tuy nhiên, sự hồ hởi trên các thị trường tài chính có thể không kéo dài khi giới đầu tư thận trọng mổ xẻ các tác động dài hạn của cuộc gặp này.
Bên thắng lợi rõ ràng nhất sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung sẽ là các công ty công nghệ Mỹ đang có các mối quan hệ kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp với Huawei. Phát biểu sau cuộc gặp với ông Tập, ông Trump nói rằng các công ty công nghệ Mỹ có thể tiếp tục bán các linh kiện cho Huawei miễn là không có vấn đề an ninh quốc gia lớn liên quan đến chúng. Thông tin này có thể giúp cổ phiếu của các công ty cung ứng cho Huawei như Qualcomm , Intel, Nvidia, Advanced Micro Devices, Broadcom... tăng giá mạnh.
Các cổ phiếu nói chung trên thị trường chứng khoán Mỹ có thể tăng giá nhờ kết quả tương đối tốt đẹp của cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung. Song liệu cơn tăng giá đó có kéo dài hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Các đòn thuế áp lên 250 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc vẫn được giữ nguyên và kế hoạch áp thuế mới lên hơn 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc chỉ tạm hoãn chứ chưa loại bỏ.
Các bất đồng cơ bản nhất giữa Mỹ và Trung Quốc bao gồm vấn đề bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Điều này có nghĩa là các xung đột hiện nay giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và tình trạng bất ổn thương mại nói chung vẫn là cản lực lớn đối với tăng trưởng toàn cầu.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến mức tăng điểm trong tháng 6 tốt nhất trong 60 năm qua chủ yếu nhờ các kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới vì lo ngại tác động của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Mỹ. Song nếu các căng thẳng thương mại hạ nhiệt nhờ Mỹ và Trung Quốc dừng áp thuế mới, điều này chắc chắn sẽ giảm triển vọng Fed cắt giảm lãi suất.
Mansoor Mohi-uddin, nhà chiến lược vĩ mô ở công ty NatWest Markets (Singapore) nói: "Tâm lý nhà đầu tư sẽ lạc quan trong tuần tới nhờ thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung. Các thị trường tài chính sẽ không giảm nhiều kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất dù các căng thẳng thương mại toàn cầu hạ nhiệt. Vậy nên, cổ phiếu, các loại hàng hóa và các thị trường mới nổi sẽ tăng giá trong khi đó các tài sản an toàn như đô la Mỹ, yen Nhật và franc Thụy Sĩ sẽ kém hấp dẫn".
Stephen Innes, công ty Vanguard Markets tại Bangkok, cho rằng nối lại đàm phán thương mại Mỹ-Trung là kịch bản đã được thị trường dự báo nhưng việc hai bên không đặt ra thời hạn để đạt được thỏa thuận thương mại có thể hạn chế triển vọng tăng giá của thị trường chứng khoán. Ông dự báo các thị trường sẽ "bình tĩnh" trong phiên mở cửa sáng 1-7.
Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của chi nhánh ngân hàng ANZ ở Hồng Kông nhận định kết quả cuộc gặp Donald Trump - Tập Cận Bình ở Osaka, cũng tương tự như kết quả của cuộc gặp giữa họ bên lề hội nghị G20 ở Argentina hồi tháng 12 năm ngoái, do đó, không thể thuyết phục giới đầu tư tin rằng các căng thẳng thương mại sắp được giải quyết.
Ông nói: "Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đạt được tiến triển nào về các vấn đề quan trọng, chẳng hạn các yêu cầu của Mỹ buộc Trung Quốc tăng cường bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ và ngưng cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Lập trường mềm hơn của Trump dường như được thúc đẩy bởi lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ khi các hợp đồng hàng tỉ đô la dành cho các nông dân Mỹ và các nhà cung ứng cho Huawei đang bị ảnh hưởng".
Alfonso Esparza, nhà phân tích thị trường cấp cao ở công ty môi giới giao dịch Oanda ở Toronto, Canada cho biết: "Giá dầu thô sẽ tăng sau tin tức thương mại tích cực. Vàng sẽ chịu áp lực, khi tâm lý lạc quan thương mại làm giảm sức hút của kim loại loại quý này với tư cách là nơi trú ẩn tài sản an toàn".
Trong khi đó, Banny Lam, Giám đốc nghiên cứu ở công ty CEB International Investment ở Hồng Kông cho rằng kết quả cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung chính xác giống như những gì thị trường dự báo nên tác động tích cực đối với các thị trường chứng khoán sẽ không nhiều.
Ông nói: "Tôi cho rằng hội nghị cấp cao Mỹ-Trung ở G20 giúp tạm dừng leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước hơn là giải quyết vấn đề. Mỹ và Trung Quốc có thể muốn đạt được một thỏa thuận sớm giữa lúc nền kinh tế của họ đang chịu các sức ép nhưng đây là điều cực kỳ khó".
Theo Wall Street Journal, Bloomberg
Bitcoin đảo ngược đà tăng Bitcoin leo dốc thẳng đứng trong tuần này và mở đầu ngày giao dịch cuối tuần bằng việc lao dốc với tốc độ nhanh không kém. Tăng mạnh, giảm sâu dường như đã trở thành đặc trưng của thế giới tiền điện tử. Điều này một lần nữa chính xác khi giá Bitcoin đã giảm mạnh khi bước sang ngày giao dịch thứ...